TỰ DO BÁO CHÍ KIỂU MỸ…THẾ NÀY Đ… PHẢI TỰ DO!!!

Xứ Thanh

Trong các cuộc bút chiến về tự do báo chí, một số người viện dẫn tự do báo chí ở Mỹ như là một mẫu hình, thậm chí là hình tượng duy nhất có. Gần đây, một số sách và tài liệu của một số tổ chức nước ngoài xuất bản ở nước ta cũng một mực ca ngợi tự do báo chí ở Mỹ như một hình mẫu có một không hai. Thậm chí, một số đối tượng hoạt động chống Đảng, Nhà nước Việt Nam vẫn thường lấy tự do báo chí ở Mỹ; mang Hiến pháp Mỹ ra để “răn dạy”, để bôi nhọ, và xuyên tạc Việt Nam không có tự do, dân chủ, đặc biệt là tự do báo chí.

Thế nên, tác giả muốn thông qua bài viết này để người đọc có sự tham khảo khách quan về tự do báo chí ở Mỹ, và nhất là qua đó để xem xét rõ các luận điệu xuyên tạc của các đối tượng thù địch với Việt Nam:

Lịch sử nước Mỹ thời kỳ thuộc Anh, báo chí phải được cấp phép và chịu sự kiểm duyệt gắt gao trước khi xuất bản. Hiến pháp Mỹ được ban hành năm 1787 không bao gồm điều khoản về tự do báo chí.

Năm 1791, Quốc hội Mỹ ban hành “Đạo luật về quyền con người” (Bill of Rights) bao gồm 10 điều khoản bổ sung, sửa đổi của Hiến pháp 1787 (còn gọi là 10 Tu chính án).

Trong 10 điều khoản bổ sung đó, Tu chính án thứ nhất quy định quyền TDBC của người dân Mỹ như sau: “Quốc hội sẽ không ban hành một luật nào giới hạn quyền tự do ngôn luận hay quyền TDBC của công dân…”.

Mỹ là quốc gia không có luật báo chí, những gì liên quan đến báo chí chỉ vẻn vẹn được ghi một câu trong Tu chính án lần thứ nhất (Điều bổ sung, sửa đổi) như vậy. Cho nên, không ít người cứ viện dẫn vào điều bổ sung này mà nói rằng, TDBC ở Mỹ là không giới hạn.

Năm 1787, Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson, người soạn thảo chính bản tuyên ngôn độc lập Mỹ, đã viết: “Nếu tôi buộc phải quyết định xem chúng ta có cần một chính phủ không có báo chí hay có nền báo chí mà không cần chính phủ, tôi sẽ không ngần ngại lựa chọn giải pháp thứ hai”.

Tự do báo chí Mỹ bị chi phối bởi quyền lực chính trị.

Cùng với kinh tế, quyền lực chính trị càng chi phối, kìm chế quyền tự do báo chí của công dân ngày càng quyết liệt hơn.

Rõ ràng là ở Mỹ có TDBC, nhưng sự tự do ấy không dành cho số đông và phải phục vu lợi ích chính trị của Mỹ, trước hết là lợi ích của nhà cầm quyền – chính phủ Mỹ.

Ở Mỹ, chính nhiều người Mỹ cho rằng, hai công cụ chủ yếu được dùng để điều phối tự do thông tin báo chí là sức mạnh quyền lực chính trị và tài chính.

Hai gọng kìm này được coi là công cụ mềm dùng để điều chỉnh các chủ báo. “Chúng ta bị lừa gạt bởi giới cầm quyền, thông tin bị cắt xén, và các cuộc tranh luận bị cản trở. Họ cho rằng như thế là cần thiết để duy trì một nền dân chủ thực sự… Hệ thống báo chí của chúng ta đang trở thành thiên đường của những kẻ lừa dối, ở đó, giá của sự xuyên tạc, bóp méo đã xuống quá thấp.”

Bản báo cáo Xu thế năm 2005 cho thấy, gần 1/2 những người tham gia trả lời phiếu thăm dò nói “Tin tưởng ít hoặc không tin tưởng chút nào” vào báo chí hàng ngày, trong khi năm 1985 chỉ có 16% số người được hỏi có câu trả lời như vậy. Đa số người cho rằng, càng ngày báo chí hàng ngày ở Mỹ bị chính trị chi phối, cho nên họ không tin.

Theo John Nichols và Robert McChesney, dưới sự chỉ đạo của chính quyền Bush, 20 cơ quan liên bang đã sản xuất và phát sóng hàng trăm mẩu tin với số tiền đầu tư khoảng 254 triệu đô la Mỹ. Nội dung các mẩu tin đề cập đến vấn đề cải cách chương trình chăm sóc người cao tuổi vốn đang gây tranh cãi trong xã hội và dựng lên hình ảnh người dân Mỹ “biết ơn” Tổng thống Bush.

Những mẩu tin hư cấu này được phát sóng trên truyền hình mà không thông báo cho khán giả rằng chúng được sản xuất bởi chính phủ chứ không phải các đài truyền hình.

Ngoài ra, chính quyền Bush đã thuê một số bình luận viên lên truyền hình để ca ngợi chính sách của chính phủ. Một trong số đó là Amstrong Williams. Ông này đã nhận 240.000 đô la từ Bộ Giáo dục để ca ngợi Đạo luật Không bỏ rơi trẻ em.

Đầu năm 2003, Bộ Quốc phòng Mỹ cũng đã đầu tư huấn luyện các nhà báo và chi tiền đưa họ đi theo quân đội ra chiến trường chuẩn bị cho cuộc tấn công vào Iraq, mặc dù trước đó, báo chí hoặc bị cấm đưa tin về chiến trường hoặc được đưa tin nhưng phải theo định hướng của quân đội. Nhà báo kỳ cựu Peter Arnett chỉ vì trả lời phỏng vấn trên đài truyền hình Al-Jazeera không có lợi cho ý đồ của Mỹ trong cuộc chiến này đã bị hãng NBC đột ngột chấm dứt hợp đồng.

Peter Arnett từng giật giải báo chí Pulitzer khi đưa tin về cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam cho hãng thông tấn AP. Ông cũng được đánh giá rất cao vì tác nghiệp xuất sắc trong chiến tranh vùng Vịnh 1991 khi còn là phóng viên của CNN.

Trong một phóng sự năm 1998, Arnett đã cáo buộc quân Mỹ sử dụng khí độc sarin để giết những người phản bội tại một ngôi làng ở Lào năm 1970. Sau đó, ông bị khiển trách và rời CNN. Ông nói: “Tôi bị sa thải vì đã nói lên sự thật”. Và trong các lần ông bị sa thải khỏi các hang truyền thông, nguyên nhân duy nhất là nói lên sự thật.

Hơn nữa, ở Mỹ, không phải mọi vấn đề đều được công khai với báo chí, ví dụ như chuyện Mỹ tài trợ cho bọn phản động người Việt tiến hành các hoạt động chống phá ta, kích động bạo loạn ở Tây Nguyên năm 2001, 2003.

Ở nước mình, báo chí nói nhiều đến những vấn đề này, còn báo chí Mỹ không dám đề cập. Hàng năm CIA điều phối hàng chục tỷ USD thông qua các quỹ, các tổ chức phi chính phủ để “điều phối tự do thông tin báo chí” nhằm mục đích chính trị thông qua các phương thức “tài trợ”, nhưng báo chí Mỹ cũng không hề đụng chạm đến nguồn tiền và đường đi của những đồng đô-la này.

Nhà sử học Mỹ Howard Zinn mới đây viết trên báo Pháp Le Monde cho rằng, ở nước Mỹ, có 1% số dân nắm gần một nửa của cải của đất nước. Thể chế của chính quyền và nền báo chí Mỹ phục vụ những người giàu nhất và quyền lực cao nhất ở Mỹ.

Nhà báo, giáo sư Mỹ William F. Vu (Đại học tổng hợp Stanford) viết: “Một nền báo chí mà đã trở thành con tin của các tỷ phú, thì không còn là một nền báo chí tự do, cũng như khi nó là con tin trong tay chính phủ” .

Mặt khác, cũng cần phải khẳng định rằng, ở Mỹ cũng có báo chí tiến bộ và nhiều nhà báo tiến bộ, có tâm trong sáng và trách nhiệm xã hội trước công chúng và lịch sử. Không ít nhà báo Mỹ có tài năng và lương tâm nghề nghiệp. Chúng ta trân trọng những bài báo đã nói lên sự thật mà nhiều nhà báo Mỹ đã viết về những điều tốt đẹp mà nhiều nguời Mỹ đã làm để chống lại chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam và góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai quốc gia, hai dân tộc Việt Nam và Mỹ. Họ chính là những người đã thực hiện được ý tưởng của nhà báo Mỹ nổi tiếng J.Pulitzer cách đây hơn một trăm năm khi ông viết (năm 1892): “Một nền báo chí có năng lực, không vụ lợi và có tinh thần hướng về công chúng với những hiểu biết có được từ đào tạo để biết bảo vệ lẽ phải, thì sẽ gìn giữ được sự tốt đẹp của công chúng mà thiếu nó thì chỉ là điều giả dối và là trò hề”.

Hơn một thế kỷ sau, tuyên bố của J.Pulitzer, nhà báo danh tiếng Ben Bardikian viết trong cuốn sách Độc quyền thông tin đại chúng rằng “Phần lớn những gì mà những người Mỹ đọc trong các tờ báo của họ và nhìn thấy trên màn hình đều là sản phẩm của một nhóm những công ty khổng lồ.”

Theo báo cáo điều tra của trường Đại học Sô-nô-ma, vấn đề TDBC ở Mỹ đang bị khủng hoảng. Khi nổ ra cuộc chiến tranh Iraq, các phóng viên Mỹ đã phải ký thỏa thuận với Bộ Quốc phòng Mỹ viết bài, đưa tin theo sự điều khiển của Lầu Năm góc.

Các phóng viên hầu hết ở phía sau chiến tuyến, viết bài, viết tin dựa vào các tin và tài liệu do trung tâm chỉ huy quân đội Mỹ ở Quartar cung cấp. Chính quyền Mỹ dùng mọi cách ngăn cấm báo chí đưa tin kịp thời và đúng sự thật về chiến tranh Iraq.

Dư luận thế giới cho rằng, trong chiến tranh Iraq, nhiều hãng tin và tờ báo lớn của Mỹ, vì giả dối và chậm trễ, đã thua kém báo chí các nước khác, nhất là kênh truyền hình Al-Jazeera của Qatar.

Từ thực tế trên đây có thể nêu ra một số nhận xét bước đầu về TDBC ở Mỹ như sau.

Một là, luồng ý kiến thứ nhất cho rằng ở Mỹ có TDBC khá hoàn hảo. Cũng như nhiều nước khác, Mỹ đã có hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, nhất là Tu chính án thứ nhất, bảo đảm cho TDBC hoạt động. Nếu chỉ căn cứ vào Tu chính án thứ nhất thì có thể cho rằng TDBC ở nước này là vô hạn độ; nhưng trong thực tế thì hoàn toàn không như vậy.

Ngoài Tu chính án thứ nhất, quốc hội Mỹ, Tòa án tối cao liên bang và chính quyền các bang đã ban hành hàng trăm văn bản làm công cụ điều chỉnh và hạn chế TDBC, chứ không như một số người lầm tưởng.

Đọc thêm »
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét