BÀNH TRƯỚNG, BÁ QUYỀN - HÀNH ĐỘNG CỦA VIỆT NAM

KhanhKim@

Bành trướng, bá quyền - Hành động của Việt Nam

Lịch sử bang giao giữa Việt Nam với Trung Quốc là một trường hợp có một không hai trong lịch sử nhân loại, nó đã được minh chứng từ thế kỷ thứ 10 cho đến tận ngày nay, Việt nam luôn là nạn nhân của các cuộc xâm lăng và âm mưu Hán hóa người Việt của TQ, không dưới 10 lần với 1000 năm người Việt nam phải chịu đựng áp bức và đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc. Lịch sử đã từng ghi rõ chiến công hiển hách của người Việt chống giặc ngoại xâm: Năm 938 Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Cho đến năm 981, Lê Hoàn phá tan quân Tống. Sang thế kỷ thứ 11, Lý Thường Kiệt mang quân đại phá Ung Châu và lui về đắp lũy, dựng thành trên sông Như Nguyệt. Chiến thắng vang dội này của nhà Lý đã giúp mang lại hoà bình lâu dài cho Việt Nam đến tận thế kỷ thứ 13. Thế nhưng từ năm 1258 đến 1288, một thời gian quá ngắn ngủi so với chiều dài lịch sử của dân tộc chỉ có 30 năm mà dân tộc Việt Nam phải hứng chịu ba cuộc xâm lăng và đô hộ tàn bạo tiếp theo đến từ Trung Quốc. Đạo quân xâm lược từ phương Bắc năm 1404 lại hướng Nam và lần này phải mất 23 năm, đến năm 1427 người Việt nam dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi mới giành lại được độc lập và đây cũng là lần xâm lược để lại hậu quả đau thương, tàn phá nhất cho văn minh người Việt, khi người Trung hoa thực hiện việc đốt phá kinh sách, đập phá văn bia, miếu mạo, chùa chiền, xóa bỏ tập tục của văn hóa người Việt cổ đã có hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, nhằm đồng hoá Việt Nam. Sang thế kỷ thứ 18, triều đình Mãn Thanh lại đưa 20 vạn quân sang xâm lược VN Chỉ trong vòng 5 ngày đêm (từ ngày 30 tháng 12 đến 5 tháng 1 năm Kỷ Dậu tức từ ngày 25 đến 30 tháng 1 năm 1789), dân tộc ta dưới sự lãnh đạo tài tình của Quang Trung – Nguyễn Huệ đã vùng lên quét sạch 20 vạn quân xâm lược Mãn Thanh ra khỏi đất nước, giải phóng kinh thành Thăng Long, giải phóng tổ quốc – Đó là một trong những chiến công vĩ đại và hiển hách vào bậc nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Chỉ đến khi Thực dân Pháp xâm lược VN năm 1858 đến 1955 và từ 1956 đến năm 1975 Đế quốc Mỹ hất cẳng thực dân pháp xâm lược VN khiến các đạo quân xâm lăng phương Bắc không có cơ hội nhòm ngó và bành trướng về phương Nam. Thế nhưng năm 1972 cái bắt tay của Mao trạch Đông với Ních Xơn đã làm chảy máu người Việt, bởi cơ hội ngàn năm sau cái bắt tay bẩn thỉu này là TQ đã cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa của VN năm 1974. Năm 1979 Trung Quốc với 60 vạn quân tràn xuống 6 tỉnh biên giới phía Bắc với cái cớ “Dạy cho VN một bài học”, nhưng quân xâm lược TQ đã nhận được một bài học nhớ đời, bị đánh cho tơi tả và phải ôm đầu máu tháo chạy, nhưng chúng vẫn không quyên được giấc mộng Đại Hán, bành trướng, bá quyền. Năm 1988, Trung Quốc xua hải quân chiếm đóng đảo Gạc ma một phần của Trường Sa thuộc chủ quyền của VN và cái gì đến nó đã đến, tháng 5/ 2014, Trung Quốc một lần nữa đưa giàn khoan cắm sâu vào lãnh hải Việt Nam, trong một mưu đồ xâm lăng không hề che dấu với tham vọng bá quyền, giấc mơ Trung hoa Đại Hán của mình.

Sự kiện Hoàng sa năm 1974, Gac ma 1988,“Biến cố giàn khoan HD981”2014 và hiện nay TQ đang tiến hành xây dựng trái phép các chuỗi đảo chìm của VN ở Trường sa, Dư luận Việt Nam đang bức xúc, phẫn nộ với những hành động cải tạo bãi đá, đảo với qui mô lớn. thì mới đây, chính quyền Thành phố Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam đưa ra lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông bao gồm các vùng biển thuộc vịnh Bắc Bộ và quanh quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam thật sự đã khiến cho mọi người dân Việt Nam yêu nước lo ngại. Rõ ràng đây tiếp tục là một hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, những vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, đó là Hoàng sa, Trường sa là những Ngư trường truyền thống hàng trăm năm nay Ngư dân Việt thường xuyên đánh bắt cá ở Ngư trường này. Nay Ngư dân Việt hoàn toàn có quyền đánh bắt cá đó là công việc làm ăn bình thường của nhân dân VN. Vậy TQ lấy tư cách gì tự cho mình cái quyền cấm đoán.

Vì thế Việt Nam đã kiên quyết phản đối cách hành xử và những yêu sách, những đòi hỏi vô cùng phi lý của Trung Quốc. Ngày 16/5, người phát ngôn của Việt Nam Lê Hải Bình nói: “Chúng tôi kiên quyết phản đối quyết định vô giá trị này.” Bởi“Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình, phù hợp với các quy định trong Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.”

Hành động ngang ngược, ăn cướp của chính quyền TQ, nó nằm trong một chuỗi các hành động ngang ngược, có tính toán vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 của Trung Quốc. Những hành động trên của Trung Quốc chỉ càng khiến tình hình Biển Đông thêm phức tạp và càng khiến dư luận thế giới thấy được bộ mặt thật của quốc gia này.

Trắng trợn và kèm theo đó là một thách thức khi thông báo trên của Trung Quốc được đưa ra đúng lúc Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đang có chuyến thăm và có cuộc gặp riêng với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị. Tại cuộc gặp này, vấn đề Biển Đông được đưa ra bàn thảo. Trong khi Ngoại trưởng Kerry cho biết Mỹ rất lo ngại về quy mô cũng như tốc độ của hoạt động cải tạo mà Trung Quốc đang ráo riết thực hiện trên Biển Đông. Đồng thời nhấn mạnh luật pháp quốc tế không cho phép hay công nhận việc "tạo ra" chủ quyền bằng cách xây dựng trên những rạn san hô. Trong khi đó Theo Reuters dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter ngày 30 tháng 5 năm 2015 phát biểu tại diễn đàn an ninh Đối thoại Shangri-La ở Singapore rằng“Chỉ trong vòng 18 tháng"Trung Quốc đã cải tạo hơn 8 km2, nhiều hơn tất cả những nước khác gộp lại, "Hiện chưa rõ Trung Quốc còn định tiến xa bao nhiêu". Và ông Carter cho biết Mỹ "quan ngại sâu sắc" về quy mô cải tạo đất và khả năng Trung Quốc quân sự hóa chúng các đảo đang bồi đắp. Những động thái này chỉ làm "gia tăng tính toán sai lầm hoặc xung đột".

Sự vi phạm luật pháp quốc tế của TQ đã rõ ràng, cướp đất, cướp biển đã quá rõ ràng đã bị nhân dân VN và cộng đồng quốc tế lên án. Đáp lại các chỉ trích của Mỹ Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị lại già mồm khi khẳng định "Việc xây dựng trên quần đảo Nam Sa (Trường sa) và cải tạo các bãi đá hoàn toàn nằm trong phạm vi chủ quyền của Trung Quốc". Điều đó cho thấy, Trung Quốc đang phớt lờ tất cả để thực hiện mưu đồ “độc chiếm Biển Đông” của mình."Ban hành lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông là hoàn toàn vô giá trị. Họ không có quyền ra thông báo phi pháp này. Quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, Ngư trường Hoàng Sa là Ngư trường truyền thống của Việt Nam. Đó là sự thật lịch sử không thể chối cãi.

Hơn lúc nào hết, các lực lượng chức năng thực thi hành nhiệm vụ trên biển (Kiểm Ngư, Cảnh sát biển) cần phải có biện pháp để bảo vệ và hỗ trợ ngư dân khi tiến hành đánh bắt cá trên Biển Đông, nhất là khu vực quần đảo Hoàng Sa. Nhà cầm quyền Trung Quốc sẽ làm mọi cách để thực hiện tuyên bố nói trên, không loại trừ họ sẽ bắt giữ trái phép các tàu cá, ngư dân Việt Nam, thậm chí dùng vũ lực để tấn công Ngư dân. Bởi vậy, các lực lượng chức năng cần phải tăng cường bảo vệ ngư dân để ngăn chặn các hành động ngang ngược của Trung Quốc và sẵn sàng đối phó trong tình huống xấu nhất có thể xảy ra.

Đọc thêm »
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét