Tôi
thích thú với bài thơ sau đây của nhà thơ Ba Lan Wisława Szymborska (1923 -
2012) trước tiên là bởi nó nói tớí sự hạn chế của
con người.
Tuổi
trẻ thường nghĩ mình có thể làm mọi thứ. Chỉ khi trưởng thành, người ta mới
hiểu rằng mỗi con người luôn luôn bất lực trong việc tổ chức cuộc sống
của bản thân; luôn luôn có những việc cần làm mà bị bỏ lỡ; trong khi mải sống
theo một cách này, người ta buộc phải từ bỏ những cách sống khác.
Bài thơ cũng nói rằng sống là
phải sai lầm, phải làm phiền người này hoặc làm người khác thất vọng. Nếu cứ
ngồi tính hết những điều gọi là lỗi lầm, thì ta sẽ hối hận mà chết. Nếu cứ sống
theo lời khuyên của người khác thì người ta không còn là mình.
Đây là mấy câu gần cuối, chúng
thuộc loại hay nhất của cả bài
Xin lỗi mọi điều vì em không có mặt
khắp nơi.
Xin lỗi tất cả mọi người vì em không
thể là ai cũng được.
Em biết mình chẳng có gì biện minh
chừng nào em còn sống,
vì chính em là trở ngại
của mình.
Lời xin lỗi được lặp đi lặp
lại. Nhưng trong những lời xin lỗi rất thành thực ta vẫn cảm nghe một
điều tự nhủ giống như một bằng chứng của sự kiên cường. Con người ở đây sẽ tiếp
tục đi theo cái lối mà con người cũ của mình trước đó đã mở
ra.
Một sự ương bướng rất dịu dàng đã
được xây dựng trên cơ sở của sự từng trải, của nhận thức sáng suốt, kể cả tự
nhận thức.
Nhờ sự ương bướng ấy, những
lời lẽ của con người tưởng như đã già, đã đi hết mọi phía sáng
tối của cuộc đời, ở đây càng có sức thuyết phục với người đọc. Cả hai
cảm thấy mình có quyền tự coi như đã trưởng thành.
Dưới
một vì sao Wisława
Szymborska Thái Linh dịch
Xin
lỗi sự ngẫu nhiên
vì
em gọi nó là điều tất yếu.
Xin
lỗi điều tất yếu
nếu
dù sao em cũng đã nhầm.
Hạnh
phúc xin đừng giận dữ réo gầm,
vì
em chiếm như của riêng mình vậy.
Người
đã khuất hãy quên đi điều ấy,
rằng
trong ký ức mơ hồ họ leo lét lắt lay.
Xin
lỗi thời gian vì em đã không hay,
bao
lần lỡ những trần gian khoảnh khắc.
Xin
lỗi mối tình xưa,
vì
tình mới em xem như tình yêu thứ nhất.
Những
cuộc chiến xa xôi xin hãy thứ tha,
khi
em đem hoa thắm về nhà.
Những
vết thương hoác miệng hãy bỏ qua,
khi
em bị kim đâm vào ngón.
Xin
lỗi những người từ vực sâu đang gọi khóc,
vì
đĩa nhạc kia với vũ khúc nhịp nhàng.
Xin
lỗi những người sân ga lang thang,
vì
giấc ngủ lúc năm giờ sáng.
Hi
vọng hãy bỏ qua đừng chấp,
vì
đôi khi em cũng mỉm cười.
Đừng
chấp em, sa mạc kia ơi,
vì
em chẳng chạy nhanh cầm thìa nước.
Cả
mi nữa cú ơi,
vẫn
trong chiếc lồng này bao năm không gì khác trước,
bất
động đăm đăm nhìn một điểm không rời,
hãy
buông tha cho ta, ngay cả khi mi là một chim nhồi.
Vì
bốn chân bàn xin thứ lỗi cho em,
cây
bị đốn kia ơi.
Xin
lỗi những câu hỏi lớn lao
vì
những câu trả lời nhỏ bé.
Sự
thật ơi, đừng để ý tới em sít sao đến thế.
Hỡi
trang nghiêm, hãy rộng lượng hải hà.
Nhẫn
nại đi sự sống bí ẩn à,
từ
gấu áo người em rút từng sợi chỉ.
Tâm
hồn đừng lên án em như thế,
khi
lâu lâu em mới gặp người.
Xin
lỗi mọi điều vì em không có mặt khắp nơi.
Xin
lỗi tất cả mọi người vì em không thể là ai cũng được.
Em
biết mình chẳng có gì biện minh chừng nào em còn sống,
vì
chính em là trở ngại của mình.
Xin
đừng chỉ trích em lời nói hỡi, em xin,
khi
em mượn những ngôn từ thống thiết,
rồi
sau đó thêm vào bao khó nhọc,
để
chúng dường như thanh thoát nhẹ nhàng.
Theo
mạng Lilia
***
Phụ
lục
Trong
khi phát triển cùng một ý toát ra bài trước, bài thơ sau đây cũng của
Szymborska không hay bằng. Tuy nhiên tôi thích nhất hai câu cuối -- nhấn mạnh
đến sự bất lực -- nên đưa thêm vào đây để các bạn cùng thưởng thức.
Ghi
chép Wisława
Szymborska Thái Linh dịch
Sống
– là cách duy nhất
để
phủ đầy lá quanh mình,
thở
hổn hển trên cát,
hay
cất cánh bay;
để
làm một chú chó
hoặc
vuốt ve bộ lông ấm của nó;
để
phân biệt cơn đau
với
tất cả những gì không phải là cơn đau;
để
có mặt trong các sự kiện
xuất hiện trong những cảnh tượng,
tìm
kiếm sai lầm nhỏ nhất trong số các sai lầm.
Là
cơ hội đặc biệt
để
nhớ trong chốc lát
những
điều đã trò chuyện
bên
ngọn đèn leo lét;
và
để ít nhất một lần
vấp
phải hòn đá,
bị
ướt dưới mưa,
đánh
mất chìa khóa trên bãi cỏ;
để
nhìn theo tia chớp trong gió;
và
để luôn luôn không rõ
về
một điều quan trọng nào đó.
Cả
hai bài đều lấy từ mạng Lilia,
một
trang mạng mà theo tôi,
chủ
nhân của nó thực sự có cốt cách và ngôn ngữ của môt nhà thơ.
Xin
gửi tới bạn Thái Linh lời cảm ơn của một người
bắt
đầu hiểu rằng
tới
tuổi bảy mươi
thì
tốt nhất là nên trở lại với thơ.
Tôi
thích thú với bài thơ sau đây của nhà thơ Ba Lan Wisława Szymborska (1923 -
2012) trước tiên là bởi nó nói tớí sự hạn chế của
con người.
Tuổi
trẻ thường nghĩ mình có thể làm mọi thứ. Chỉ khi trưởng thành, người ta mới
hiểu rằng mỗi con người luôn luôn bất lực trong việc tổ chức cuộc sống
của bản thân; luôn luôn có những việc cần làm mà bị bỏ lỡ; trong khi mải sống
theo một cách này, người ta buộc phải từ bỏ những cách sống khác.
Bài thơ cũng nói rằng sống là
phải sai lầm, phải làm phiền người này hoặc làm người khác thất vọng. Nếu cứ
ngồi tính hết những điều gọi là lỗi lầm, thì ta sẽ hối hận mà chết. Nếu cứ sống
theo lời khuyên của người khác thì người ta không còn là mình.
Đây là mấy câu gần cuối, chúng
thuộc loại hay nhất của cả bài
Xin lỗi mọi điều vì em không có mặt
khắp nơi.
Xin lỗi tất cả mọi người vì em không
thể là ai cũng được.
Em biết mình chẳng có gì biện minh
chừng nào em còn sống,
vì chính em là trở ngại
của mình.
Lời xin lỗi được lặp đi lặp
lại. Nhưng trong những lời xin lỗi rất thành thực ta vẫn cảm nghe một
điều tự nhủ giống như một bằng chứng của sự kiên cường. Con người ở đây sẽ tiếp
tục đi theo cái lối mà con người cũ của mình trước đó đã mở
ra.
Một sự ương bướng rất dịu dàng đã
được xây dựng trên cơ sở của sự từng trải, của nhận thức sáng suốt, kể cả tự
nhận thức.
Nhờ sự ương bướng ấy, những
lời lẽ của con người tưởng như đã già, đã đi hết mọi phía sáng
tối của cuộc đời, ở đây càng có sức thuyết phục với người đọc. Cả hai
cảm thấy mình có quyền tự coi như đã trưởng thành.
Dưới
một vì sao Wisława
Szymborska Thái Linh dịch
Xin
lỗi sự ngẫu nhiên
vì
em gọi nó là điều tất yếu.
Xin
lỗi điều tất yếu
nếu
dù sao em cũng đã nhầm.
Hạnh
phúc xin đừng giận dữ réo gầm,
vì
em chiếm như của riêng mình vậy.
Người
đã khuất hãy quên đi điều ấy,
rằng
trong ký ức mơ hồ họ leo lét lắt lay.
Xin
lỗi thời gian vì em đã không hay,
bao
lần lỡ những trần gian khoảnh khắc.
Xin
lỗi mối tình xưa,
vì
tình mới em xem như tình yêu thứ nhất.
Những
cuộc chiến xa xôi xin hãy thứ tha,
khi
em đem hoa thắm về nhà.
Những
vết thương hoác miệng hãy bỏ qua,
khi
em bị kim đâm vào ngón.
Xin
lỗi những người từ vực sâu đang gọi khóc,
vì
đĩa nhạc kia với vũ khúc nhịp nhàng.
Xin
lỗi những người sân ga lang thang,
vì
giấc ngủ lúc năm giờ sáng.
Hi
vọng hãy bỏ qua đừng chấp,
vì
đôi khi em cũng mỉm cười.
Đừng
chấp em, sa mạc kia ơi,
vì
em chẳng chạy nhanh cầm thìa nước.
Cả
mi nữa cú ơi,
vẫn
trong chiếc lồng này bao năm không gì khác trước,
bất
động đăm đăm nhìn một điểm không rời,
hãy
buông tha cho ta, ngay cả khi mi là một chim nhồi.
Vì
bốn chân bàn xin thứ lỗi cho em,
cây
bị đốn kia ơi.
Xin
lỗi những câu hỏi lớn lao
vì
những câu trả lời nhỏ bé.
Sự
thật ơi, đừng để ý tới em sít sao đến thế.
Hỡi
trang nghiêm, hãy rộng lượng hải hà.
Nhẫn
nại đi sự sống bí ẩn à,
từ
gấu áo người em rút từng sợi chỉ.
Tâm
hồn đừng lên án em như thế,
khi
lâu lâu em mới gặp người.
Xin
lỗi mọi điều vì em không có mặt khắp nơi.
Xin
lỗi tất cả mọi người vì em không thể là ai cũng được.
Em
biết mình chẳng có gì biện minh chừng nào em còn sống,
vì
chính em là trở ngại của mình.
Xin
đừng chỉ trích em lời nói hỡi, em xin,
khi
em mượn những ngôn từ thống thiết,
rồi
sau đó thêm vào bao khó nhọc,
để
chúng dường như thanh thoát nhẹ nhàng.
Theo
mạng Lilia
***
Phụ
lục
Trong
khi phát triển cùng một ý toát ra bài trước, bài thơ sau đây cũng của
Szymborska không hay bằng. Tuy nhiên tôi thích nhất hai câu cuối -- nhấn mạnh
đến sự bất lực -- nên đưa thêm vào đây để các bạn cùng thưởng thức.
Ghi
chép Wisława
Szymborska Thái Linh dịch
Sống
– là cách duy nhất
để
phủ đầy lá quanh mình,
thở
hổn hển trên cát,
hay
cất cánh bay;
để
làm một chú chó
hoặc
vuốt ve bộ lông ấm của nó;
để
phân biệt cơn đau
với
tất cả những gì không phải là cơn đau;
để
có mặt trong các sự kiện
xuất hiện trong những cảnh tượng,
tìm
kiếm sai lầm nhỏ nhất trong số các sai lầm.
Là
cơ hội đặc biệt
để
nhớ trong chốc lát
những
điều đã trò chuyện
bên
ngọn đèn leo lét;
và
để ít nhất một lần
vấp
phải hòn đá,
bị
ướt dưới mưa,
đánh
mất chìa khóa trên bãi cỏ;
để
nhìn theo tia chớp trong gió;
và
để luôn luôn không rõ
về
một điều quan trọng nào đó.
Cả
hai bài đều lấy từ mạng Lilia,
một
trang mạng mà theo tôi,
chủ
nhân của nó thực sự có cốt cách và ngôn ngữ của môt nhà thơ.
Xin
gửi tới bạn Thái Linh lời cảm ơn của một người
bắt
đầu hiểu rằng
tới
tuổi bảy mươi
thì
tốt nhất là nên trở lại với thơ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét