Khoai@
Sáng 7/5/15, Hội Nghiên cứu và giảng dạy văn học TPHCM cùng Tập đoàn truyền thông Thanh Niên và NXB Trẻ đã tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề "Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Học giả - Nhà văn Nguyễn Đổng Chi" với góc nhìn đa diện.
GS Nguyễn Đổng Chi sinh ngày 6/1/1915 và mất ngày 20/7/1984. Ông quê ở Hà Tĩnh, sinh tại Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận), là con nhà giáo có đức độ và uy vọng Nguyễn Hiệt Chi, từng là đồng sáng lập trường Trường Dục Thanh. Sau ngày đất nước thống nhất, ông Nguyễn Đổng Chi làm chuyên viên Ban Sử học của Viện KHXH TP.HCM, Trưởng ban Hán Nôm thuộc Ủy ban KHXH VN. Năm 1979, ban này trở thành Viện Nghiên cứu Hán Nôm và Nguyễn Đổng Chi được bổ nhiệm quyền Viện trưởng.
Sáng 7/5/15, Hội Nghiên cứu và giảng dạy văn học TPHCM cùng Tập đoàn truyền thông Thanh Niên và NXB Trẻ đã tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề "Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Học giả - Nhà văn Nguyễn Đổng Chi" với góc nhìn đa diện.
GS Nguyễn Đổng Chi sinh ngày 6/1/1915 và mất ngày 20/7/1984. Ông quê ở Hà Tĩnh, sinh tại Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận), là con nhà giáo có đức độ và uy vọng Nguyễn Hiệt Chi, từng là đồng sáng lập trường Trường Dục Thanh. Sau ngày đất nước thống nhất, ông Nguyễn Đổng Chi làm chuyên viên Ban Sử học của Viện KHXH TP.HCM, Trưởng ban Hán Nôm thuộc Ủy ban KHXH VN. Năm 1979, ban này trở thành Viện Nghiên cứu Hán Nôm và Nguyễn Đổng Chi được bổ nhiệm quyền Viện trưởng.
Ông được truy tặng Huân chương Độc lập hạng nhì và tại nhiều tỉnh, thành như Hà Tĩnh, Hải Dương, Đà Nẵng, Hà Nội, TP.HCM, Kiên Giang có đường phố mang tên ông.
Phạm vi hoạt động của GS Nguyễn Đổng Chi rất đa dạng: sáng tác văn học, nghiên cứu văn học viết, nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu Hán - Nôm…Cống hiến nổi bật hơn cả của ông là ở lĩnh vực sưu tầm, nghiên cứu văn học, văn hóa dân gian. Ông được coi là một trong những nhà văn hóa dân gian hàng đầu, nhất là những kiến giải mới mẻ về loại hình chuyện cổ tích Việt Nam trong tương quan với cổ tích thế giới. GS Nguyễn Đổng Chi đã sưu tầm và viết lại gần 2.000 chuyện cổ tích Việt Nam, soạn thành bộ sách “Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam” gồm 5 tập. Đây cũng là bộ sách nghiên cứu được biên soạn và in xong lâu nhất: 25 năm (1957-1982), rải rác với tổng cộng 5 lần in lẻ.
Với gia tài đồ sộ về văn hóa, GS Nguyễn Đổng Chi tiếp bước thành công các thế hệ học giả danh tiếng như Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Nguyễn Văn Ngọc, Vũ Ngọc Phan… và là nhà nghiên cứu hiện đại đầu tiên khẳng định những tác phẩm chữ Hán của người Việt xưa - một bộ phận quan trọng của văn học dân tộc.
Rõ ràng, đây là cuộc Hội thảo rất thành công về một nhà văn hóa, nó thể hiện sự quan tâm của nhà nước tới những người có cống hiến to lớn cho nước nhà.
Rất tiếc, sau hội thảo này, ông Nguyễn Quang A đã có entry đăng trên blog của Nguyễn Xuân Diện với tựa đề cực kỳ thô bỉ và không hề liên quan gì đến việc tổ chức Hội thảo: Nguyễn Quang A: BÓP NGHẸT TỰ DO HỌC THUẬT ĐẾN THẾ LÀ CÙNG!
Theo ông Nguyễn Quang A, "Đại học Sài Gòn đã dự định tổ chức một hội thảo khoa học về Cụ. Công việc chuẩn bị cũng đã xong, nhưng đột xuất (chắc tại lệnh miệng của ai đó) Đại học Sài Gòn phải bó tay. Công ty Truyền Thông Thanh Niên tiếp sức. Với rất nhiều khó khăn nhưng hôm nay 7-5-2015 hội nghị đã diễn ra". Và: "Nhà văn Nguyên Ngọc có một bài tham luận hết sức hay và sâu sắc về Cụ Nguyễn Đổng Chi, nhưng ông không được đến hội thảo, bài của ông không được đưa vào kỷ yếu. Còn trớ trêu hơn, Gs. Nguyễn Huệ Chi, con đẻ của Cụ Nguyễn Đổng Chi có vào dự, nhưng không được phát biểu.
Rõ ràng, đây là cuộc Hội thảo rất thành công về một nhà văn hóa, nó thể hiện sự quan tâm của nhà nước tới những người có cống hiến to lớn cho nước nhà.
Rất tiếc, sau hội thảo này, ông Nguyễn Quang A đã có entry đăng trên blog của Nguyễn Xuân Diện với tựa đề cực kỳ thô bỉ và không hề liên quan gì đến việc tổ chức Hội thảo: Nguyễn Quang A: BÓP NGHẸT TỰ DO HỌC THUẬT ĐẾN THẾ LÀ CÙNG!
Theo ông Nguyễn Quang A, "Đại học Sài Gòn đã dự định tổ chức một hội thảo khoa học về Cụ. Công việc chuẩn bị cũng đã xong, nhưng đột xuất (chắc tại lệnh miệng của ai đó) Đại học Sài Gòn phải bó tay. Công ty Truyền Thông Thanh Niên tiếp sức. Với rất nhiều khó khăn nhưng hôm nay 7-5-2015 hội nghị đã diễn ra". Và: "Nhà văn Nguyên Ngọc có một bài tham luận hết sức hay và sâu sắc về Cụ Nguyễn Đổng Chi, nhưng ông không được đến hội thảo, bài của ông không được đưa vào kỷ yếu. Còn trớ trêu hơn, Gs. Nguyễn Huệ Chi, con đẻ của Cụ Nguyễn Đổng Chi có vào dự, nhưng không được phát biểu.
Sự bóp nghẹt tự do học thuật đến thế là cùng! Phải chăng việc này là do cả nhà văn Nguyên Ngọc lẫn Gs. Nguyễn Huệ Chi đều là thành viên của (Ban Vận động) Văn Đoàn Độc Lập. Người ta sợ lời văn, câu nói, chữ ký đến thế nào! Những ai vẫn nghĩ họ mạnh nên nghĩ lại: họ yếu đến mức nào và hãy đừng sợ, hãy hành động".
Thiết nghĩ, tiếng nói lạc lõng của TS Nguyễn Quang A không cần phải bàn thêm, bởi chính con đẻ của ông là GS Nguyễn Huệ Chi đã có đánh giá: "Hội thảo đã thành công vượt cả mong đợi. Cả ngày hội thảo mọi người đến rất đông và ngồi lại đến tận phút chót, chăm chú lắng nghe các bản tham luận của các nhà khoa học".
Thực tế, đã có hàng trăm bản tham luận đạt chất lượng, tuy nhiên, do thời gian có hạn nên chỉ những bản tham luận tiêu biểu mới có cơ hội được trình bày, dàn đều cho các lĩnh vực mà GS Nguyễn Đổng Chi đã cống hiến.
Đã không hề có sự can thiệp nào từ phía chính quyền và không có bất kỳ bản tham luận nào bị "định hướng" hay cắt xén. Điều này nói lên cái gì thưa ông TS rởm Nguyễn Quang A?
Nói thêm với ông Nguyễn Quang A, nhân dân biết rõ ông, và cơ quan an ninh cũng quá rõ về bản chất cơ hội và tráo trở của ông và họ không hề "sợ" gì ông cũng như cái gọi là Ban vận động "Văn đoàn độc lập Việt Nam" như ông nói đâu.
Cách tốt nhất lúc này, là ông Nguyễn Quang A hãy tỏ ra là một người được giáo dục tử tế bằng cách đừng lợi dụng những sự kiện như thế này để quậy phá cho người dân được nhờ.
Thiết nghĩ, tiếng nói lạc lõng của TS Nguyễn Quang A không cần phải bàn thêm, bởi chính con đẻ của ông là GS Nguyễn Huệ Chi đã có đánh giá: "Hội thảo đã thành công vượt cả mong đợi. Cả ngày hội thảo mọi người đến rất đông và ngồi lại đến tận phút chót, chăm chú lắng nghe các bản tham luận của các nhà khoa học".
Thực tế, đã có hàng trăm bản tham luận đạt chất lượng, tuy nhiên, do thời gian có hạn nên chỉ những bản tham luận tiêu biểu mới có cơ hội được trình bày, dàn đều cho các lĩnh vực mà GS Nguyễn Đổng Chi đã cống hiến.
Đã không hề có sự can thiệp nào từ phía chính quyền và không có bất kỳ bản tham luận nào bị "định hướng" hay cắt xén. Điều này nói lên cái gì thưa ông TS rởm Nguyễn Quang A?
Nói thêm với ông Nguyễn Quang A, nhân dân biết rõ ông, và cơ quan an ninh cũng quá rõ về bản chất cơ hội và tráo trở của ông và họ không hề "sợ" gì ông cũng như cái gọi là Ban vận động "Văn đoàn độc lập Việt Nam" như ông nói đâu.
Cách tốt nhất lúc này, là ông Nguyễn Quang A hãy tỏ ra là một người được giáo dục tử tế bằng cách đừng lợi dụng những sự kiện như thế này để quậy phá cho người dân được nhờ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét