Phải chăng họ muốn đi ngược lại các nguyên tắc đã cam kết?
Năm 2013, Tuyên bố chung giữa Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam và Tổng thống Mỹ có đoạn viết: "Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh các nguyên tắc trong quan hệ Ðối tác toàn diện Hoa Kỳ - Việt Nam, trong đó có tôn trọng Hiến chương LHQ, luật pháp quốc tế, tôn trọng thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau". Song, căn cứ vào một số sự kiện diễn ra thời gian gần đây, thì dường như một bộ phận trong chính giới Mỹ đang muốn đi ngược lại các nguyên tắc đã cam kết?
Ngày 16-5, một bản tin trên RFA cho biết: Trong ba ngày từ 15 đến 17-5 tại Singapore, Ðài châu Á tự do (RFA) kết hợp tổ chức khủng bố "Việt tân" và tổ chức "hiến chương 19" (Article 19) đã tiến hành khóa huấn luyện về một công cụ truyền thông mới; đồng thời tổ chức cho người tham gia gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với các tổ chức nhân quyền. Tham dự huấn luyện có hơn 30 người đến từ Việt Nam và các tổ chức quốc tế. Ðáng chú ý là các cá nhân trực tiếp đứng ra huấn luyện gồm: giám đốc Ban tiếng Việt RFA, giám đốc chương trình của SBTN, chuyên viên kỹ thuật của tổ chức khủng bố "Việt tân", đặc trách châu Á của Article 19, đặc trách châu Á của Tổ chức phóng viên không biên giới (RSF) - đây là các tổ chức, cá nhân vốn có thái độ thù địch, hoặc rất thiếu thiện chí với Việt Nam, thường xuyên vu cáo, xuyên tạc, bịa đặt về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam. Sự kiện này cho thấy RFA, SBTN, RSF,... đã không chỉ ngang nhiên thách thức dư luận, mà còn công khai bắt tay với tổ chức khủng bố "Việt tân" tổ chức các hoạt động chống phá Việt Nam. Người ta không thể không đặt câu hỏi: với tiền thân là "đài phát thanh tuyên truyền của chính phủ Mỹ" và hiện nay "được tài trợ bởi một quỹ hàng năm của liên bang do Hội đồng quản trị phát thanh điều hành", liệu những người ở RFA có dám "tự tung, tự tác" đi ra ngoài phạm vi yêu cầu của nơi tài trợ cho họ hoạt động?
Nhìn trên diện rộng và trong tính quá trình, việc tổ chức huấn luyện của RFA là không đơn lẻ, đó là sự nối dài chuỗi các hoạt động mà một bộ phận trong chính giới Mỹ, cùng một số tổ chức, cá nhân có thái độ thù địch, thiếu thiện chí với Việt Nam đã tiến hành trong dịp cuối tháng 4-2015 và đầu tháng 5-2015, trong đó nổi lên là cố gắng biến một số người viết blog đã lợi dụng internet để hoạt động vi phạm pháp luật thành "nhà báo", từ đó vu cáo Việt Nam. Sơ bộ liệt kê: cuối tháng 4-2015, đề cập tới Việt Nam, Phúc trình năm 2015 của Ủy ban tự do tôn giáo quốc tế Mỹ (USCIRF) đưa ra các đánh giá xuyên tạc quan điểm, chính sách của Nhà nước Việt Nam về tự do tôn giáo và khuyến cáo Bộ Ngoại giao Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách "các nước đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo" (CPC); nhân Ngày tự do báo chí thế giới, ngày 1-5 tại Nhà trắng, Tổng thống B.Obama tiếp ba nhà báo đến từ ba nước được gọi là "vi phạm tự do báo chí", trong đó có một người Việt Nam từng phải nhận bản án 12 năm tù vì vi phạm pháp luật; cũng dịp này, Bộ Ngoại giao Mỹ mở chiến dịch đòi "trả tự do cho báo chí" và trong Thông cáo ngày 5-5, Bộ trưởng Ngoại giao J.Kerry đã kêu gọi "trả tự do ngay lập tức cho các phóng viên bị cầm tù" trong đó có Tạ Phong Tần - người viết blog đang thi hành án với tội danh "Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam"; ngày 30-4, dân biểu C.Smith (C.Xmít) thay mặt các dân biểu bảo trợ trình Tiểu ban nhân quyền (Ủy ban Ðối ngoại - Hạ viện Mỹ) cái gọi là "dự luật nhân quyền Việt Nam" (HR. 2140), và ngày 14-5, Tiểu ban nhân quyền đã thông qua "dự luật", tiếp tục trình Ủy ban Ðối ngoại. Ðáng nói là dù đã năm lần đề xuất và không được thông qua ở cấp cao hơn, nhưng các dân biểu bảo trợ HR. 2140 vẫn không từ bỏ ý định. Thậm chí, qua cái gọi là HR. 2140, họ còn đưa ra một số đòi hỏi vô lý và phản nhân quyền, như: coi nhân quyền là một điều kiện để Mỹ bán thiết bị quân sự cho Việt Nam; chương trình trao đổi giáo dục, văn hóa giữa Mỹ với Việt Nam cần thúc đẩy tự do, dân chủ; Việt Nam cần được coi là một nước phải đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo...
Về nhân quyền ở Việt Nam, trả lời phỏng vấn VOA nhân 40 năm kết thúc chiến tranh, cựu Ðại sứ P.Peterson (P.Pi-tơ-xôn) đã khẳng định: "Tôi cho điểm Việt Nam khá cao trong những thay đổi về nhân quyền và quyền tự do tôn giáo trong những năm qua. Tôi theo dõi rất chặt chẽ và nhận thấy những cải thiện lớn trong hai lĩnh vực này ở Việt Nam. Tôi nghĩ cần phải cho điểm Việt Nam vì các bước đi đó". Dù coi "nhân quyền vẫn còn là trở ngại cho quan hệ Việt Nam đối với Mỹ", thì cựu đại sứ P.Peterson cũng thừa nhận: "không mấy nước đạt được 100 điểm tuyệt đối. Sự hoàn thiện về nhân quyền là điều mong muốn nhưng không hẳn là mục tiêu. Cam kết về "nhân quyền hoàn thiện" là điều không thể, khó nước nào làm được". Ý kiến của ông P.Peterson cho thấy sự hoàn thiện về nhân quyền luôn là cái đích để các quốc gia phấn đấu đạt tới chứ không phải là thực tế hiển nhiên để quốc gia nào cũng có thể tự coi là hình mẫu để soi chiếu, áp đặt lên quốc gia khác. Ngay ở Mỹ cũng vậy, khó có thể coi đây là hình mẫu "hoàn thiện nhân quyền" khi hằng ngày ở nước này vẫn xuất hiện các tin như: "Một số cơ sở kinh doanh của người Mỹ gốc Việt ở thành phố Baltimore (Ban-ti-mo), thuộc tiểu bang Maryland (Ma-ri-len) của Hoa Kỳ, đã bị ảnh hưởng vì tình trạng bạo loạn. Tuần trước, thành phố này đã bị chìm trong hỗn loạn sau tang lễ của Freddie Gray (P.Grây). Người thanh niên 25 tuổi này đã thiệt mạng hồi tháng trước trong lúc bị cảnh sát câu lưu" (nguoi-viet, 5-5), "San Jose Mercury News cho hay, trong năm ngoái, các số liệu cho thấy cảnh sát San Jose thường chặn xe lại, lục soát, rồi còng tay hoặc bắt giữ những người da mầu và Latino với một tỷ lệ cao hơn bất cứ sắc dân nào trong thành phố" (nguoi-viet, 12-5)...
Đọc thêm »
0 nhận xét:
Đăng nhận xét