Mãi cho đến hôm nay tôi mới hiểu câu: Lầm lừ (Hay lừ đừ) như ôngTừ vào đền.
Đại để ý của câu ấy là: chẳng có việc gì khẩn cấp hay quan trọng, nhưng cái bản mặt của ông Từ coi đền vẫn làm ra vẻ quan trọng lầm lỳ. Và cái tài, cái thú vị của câu thơ âý lại được lột tả rất chính sác ở hai câu đầu; “Lầm lừ” Ta thấy ngay dù có làm ra vẻ mặt quan trọng, nhưng phải làm một công việc cứ lặp đi lặp lại đến chán chường nên dáng đi cùng chán chường, cũng lầm lừ hay lừ đừ.
Còn bây giờ làm thủ nhang, làm ông Từ có nhiều thay đổi bởi cái tiêu chí đặt ra là: Hết sức năng động. Phải biết niền nở tiếp khách, chăm sóc khách (nhằm vận động khách thập phương công đức góp tiền, góp của vào đền) Phải biết cúng Phật, cúng ông Thánh khi khách yêu cầu và nhất là phải mặc quần áo nâu để khách thập phương dễ nhận biết, được tôn trọng khi giao tiếp.
Riêng về mặt mặc quần áo nâu. Tôi phản đối vì ông Từ không phải là một nhà sư. Các “Lớp” ông từ khác mặc quần áo nâu một phần là do họ thích và tự nguyện (tự nguyện để không bị thiệt thòi khi hầu đồng các “Bóng, các giá” biếu tiền không lầm với người khác) còn sự tôn trọng: Nếu không lịch lãm thì bộ quần áo nâu phỏng có ích gì.
Tôi không nặng về cái lộc “Tự nguyện” ấy mà chỉ xin được “Sáng con mắt, được chặt đầu gối” để xin lộc đi chơi.
Với cái lý lẻ rõ ràng ấy, thủ nhang Tô Quang tôi đước đặc cách giống như Táo Quân: Chỉ mặc áo nâu chứ không phải mặc quần.
Và đây là thủ nhang (Ông Từ) Tô Quang:
Làng Mo 30/5/2015
0 nhận xét:
Đăng nhận xét