CHIẾC TÚI ĐƯA DI CỐT THIẾU TÁ NGUYỄN ANH TÚ VỀ QUÊ

Khoai@

Chỉ là chiếc túi!

Trên mạng đang ầm ầm phản đối việc đưa di cốt của thiếu tá phi công Nguyễn Anh Tú về quê bằng chiếc túi sách màu đen. Kẻ ác miệng cho là nhà nước không tôn trọng người đã khuất, nhất là khi anh ấy hi sinh khi đang làm nhiệm vụ cao cả.

Nhưng sự thật lại khác xa những đồn đoán của báo chí và dư luận.

Sự kiện hai chiếc máy bay của quân đội bị rơi, làm hai phi công là Thiếu tá Nguyễn Anh Tú và thượng tá Lê Văn Nghĩa hi sinh vào ngày 16/4 trên vùng biển gần đảo Phú Quý. Sau nhiều ngày tìm kiếm, các anh đã được tìm thấy và một lễ Truy điệu cực kỳ trang trọng đã được tổ chức tại nhà tang lễ Bộ Quốc Phòng hôm 3/5/15.

Điều làm dư luận quan tâm là vì sao di cốt của anh lại được để trong chiếc túi sách du lịch màu đen. Nhiều người cho rằng, cách làm này chưa trang trọng, thiếu trang nghiêm của quân đội đối với người đã hi sinh.

Sự thật, thì không phải như vậy.

Không đề cập đến nỗ lực tìm kiếm trong 16 ngày đêm với tất cả phương tiện tối tân, khi tìm được thi thể hai phi công, Bộ Quốc phòng đã điều ngay hai trực thăng ra Phú Quý để đưa các anh về. Thi hài anh Tú còn được đưa về Phan Rang, cho xe chở qua chào gia đình rồi mới đưa vào bệnh viện Quân Y 175 ở TP.HCM.

Vấn đề cần nói rõ ở đây, Lễ tang chính thức hai phi công Nguyễn Anh Tú và Lê Văn Nghĩa do Bộ Quốc phòng tổ chức đã được diễn ra tại nhà tang lễ Bộ Quốc phòng ở TP.HCM. Với đầy đủ nghi thức trang trọng nhất của quân đội, có mặt đông đủ đại diện của Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu, Quân chủng Phòng không - Không quân. Sau đó, di hài hai phi công đã được đưa hỏa táng.

Khi hỏa táng, nghĩa là lễ tang chính thức do Bộ Quốc phòng tổ chức đã kết thúc. Đại diện gia đình sẽ nhận tro cốt và tùy theo nguyện vọng gia đình, Bộ Quốc phòng sẽ cấp kinh phí và phương tiện để gia đình đưa tro cốt đi an táng. Và kể từ thời điểm hỏa táng xong, các anh đã được trao gửi lại cho gia đình để cử hành các nghi lễ an táng theo ý nguyện gia đình.

Được biết, gia đình anh Tú đã được Bộ Quốc phòng mua 12 vé máy bay từ TP.HCM đi Cát Bi (Hải Phòng) để đưa tro cốt của anh về quê. Đây hoàn toàn là một chuyến bay dân sự, nghi lễ dân sự. 

Điều cần nhấn mạnh là việc để tro cốt vào trong túi xách là cách làm của gia đình. Quân đội hoàn toàn không liên quan đến nghi lễ này. 

Khi rời khỏi đài hóa thân ở Bình Hưng Hòa, TP.HCM gia đình hoàn toàn có thể đem tro cốt đến bất cứ đâu bằng nghi lễ dân sự bình thường. Vì lễ tang theo nghi thức quân sự đã kết thúc trước đó!

Còn vì sao có cảnh những người lính mang cái túi xách đựng hài cốt ở sân bay, đi theo nghi thức nhà binh, phía sau là lố nhố hành khách. Việc đón này không nằm trong nghi thức lễ tang của quân đội mà đây là nghĩa cử của đồng chí, đồng đội, được các đơn vị Quân chủng Phòng không - Không quân ở Hải Phòng ra đón.

Mình đồng ý rằng, hình ảnh ở sân bay Cát Bi là hơi tréo ngoe, và có phần phản cảm nếu chúng ta không nắm hết sự việc và đem so sánh. Đồng thời vẫn có thể có cách làm trang trọng, kỹ lưỡng hơn. Nhưng nếu lấy hình ảnh đó để phê phán thì đó là sự phê phán chưa chính xác, phủ nhận những nỗ lực và sự trân trọng của các đơn vị Quân đội trong việc tìm kiếm thi thể và tổ chức lễ tang của hai phi công.

Nguồn cơn làm dư luận bức xúc về câu chuyện này thực tế có phần yếu kém của báo chí. Khi đưa tin, PV chỉ đưa duy nhất một bức ảnh các quân nhân ôm túi sách du lịch màu đen, trong khi không đưa tin về lễ tang trang trọng đã được tổ chức trước đó. Chính điều này đã làm dư luận hiểu nhầm.

Đến đây hẳn mọi người đã rõ bản chất của vấn đề. Xin trích một câu của bạn Hoàng Thị Nhật Lệ về câu chuyện này thay cho lời kết: "Báo chí là công cụ để truyền tải thông tin, định hướng dư luận, vì vậy cần lắm những nhà báo có đủ cả đức lẫn tài để dư luận không phải nhiều phen hú vía".
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét