THỜI BÁO HOÀN CẦU CAY CÚ BÌNH LUẬN XUYÊN TẠC QUAN HỆ VIỆT - MỸ VÀ VIỆT - TRUNG

Thời báo Hoàn Cầu cay cú bình luận xuyên tạc quan hệ Việt-Mỹ, Việt-Trung

HỒNG THỦY

(GDVN) - Người Việt Nam không quên quá khứ, nhưng không ôm lấy quá khứ để tiếp tục gieo mầm thù hận và khổ đau, người Mỹ cũng vậy. Đó chính là nền tảng để quan hệ...

Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter. Ảnh: Reuters.

Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc ngày 2/6 có bài xã luận sặc mùi cay cú xuyên tạc quan hệ hợp tác quốc phòng Việt - Mỹ, Việt - Trung với tiêu đề khiêu khích: "Việt Nam không thể toàn tâm toàn ý ngả vào vòng tay Mỹ" xung quanh sự kiện Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter thăm chính thức Việt Nam.

Những chi tiết khiến tờ báo này tức tối bao gồm việc Mỹ cam kết giúp Việt Nam 18 triệu USD để mua tàu tuần tra cho Cảnh sát biển, nâng cao năng lực phòng thủ trên Biển Đông sau khi ông Carter ghé thăm tàu Cảnh sát biển Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm va trong vụ hạ đặt bất hợp pháp giàn khoan 981 năm ngoái.

Việc Việt - Mỹ ký kết Tầm nhìn Hà Nội về quan hệ quốc phòng bị Thời báo Hoàn Cầu mỉa mai xuyên tạc rằng: "Tuy nó phần lớn chỉ mang ý nghĩa tượng trưng, nhưng tất cả động thái này đã đi khá xa so với thời điểm bình thường hóa quan hệ của 2 cựu thù 40 năm trước".

Tờ báo đảng Trung Quốc rêu rao: "Năm 2010 bà Hilary Clinton thăm Hà Nội bắt đầu chiến dịch lôi kéo Việt Nam, một mắt xích quan trọng trong chiến lược ngoại giao sức mạnh mềm" xung quanh Trung Quốc. Kể từ đây không ít người xem hợp tác Việt - Mỹ để đối phó với Trung Quốc (bành trướng) trên Biển Đông là một xu thế mới. Nhưng người hoài nghi khả năng Mỹ có thể hoàn toàn kéo Việt Nam vào vòng tay của mình luôn luôn nhiều hơn những người tin tưởng điều này sẽ thành sự thật".

Lý do được Thời báo Hoàn Cầu đưa ra là: "Việt Nam và Mỹ đánh nhau mười mấy năm, cả hai phía đều tổn thất nghiêm trọng. Mỹ thương vong mấy trăm ngàn quân, Việt Nam cũng mất đi 3 triệu sinh mạng. Những trận oanh tạc của máy bay ném bom B-52 trở thành ký ức không bao giờ quên của người Việt Nam. Ngày nay, Việt Nam là một quốc gia chủ nghĩa xã hội, Mỹ bỗng nhiên xuất hiện vừa tặng vũ khí, vừa chống lưng, xã hội Việt Nam không thể không đặt câu hỏi, Hoa Kỳ không ngây thơ như thế!"

Đúng là Hoa Kỳ không ngây thơ, và người Việt Nam cũng không ngây thơ. Người Việt Nam không quên quá khứ, nhưng quá khứ ấy không chỉ có 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, mà còn cả ngàn năm Bắc thuộc, gần nhất cũng là những cuộc chiến như năm 1979 Trung Quốc xua quân xâm lược tàn sát hàng ngàn đồng bào mình và xâm lược, thôn tính Hoàng Sa năm 1974, 6 bãi đá Trường Sa năm 1988 - PV.

Người Việt Nam không quên quá khứ, nhưng không ôm lấy quá khứ để tiếp tục gieo mầm thù hận và khổ đau, người Mỹ cũng vậy. Đó chính là nền tảng để quan hệ hai nước phát triển mạnh mẽ như ngày hôm nay, mang lại lợi ích thiết thức cho người dân hai nước. Trân trọng quá khứ để hiểu, ghi nhớ và trân quý hòa bình.

Còn Trung Quốc thì sao? Bề ngoài Bắc Kinh luôn miệng muốn "gác lại quá khứ, hướng tới tương lai" nhưng thực bụng lại chỉ muốn láng giềng xóa sạch quá khứ bị phương Bắc xâm lược để tiếp tục bành trướng, "xâm lược mềm" lãnh thổ trong hiện tại và tương lai. Thời báo Hoàn Cầu hãy nhớ, dù Pháp và Mỹ từng có chiến tranh với Việt Nam nhưng không phải để "dạy cho đồng chí một bài học", và cũng không phải để gặm nhấm lãnh thổ, lấn chiếm biển đảo như những gì Bắc Kinh đã và đang ứng xử với láng giềng trên Biển Đông - PV.

"Washington muốn lợi dụng Việt Nam để tăng cường sức mạnh kiềm chế Trung Quốc ở Biển Đông, người Việt Nam rất rõ điều này. Mỹ không thích chế độ chính trị của Việt Nam, một số lượng lớn con cháu Việt kiều tại Mỹ bất mãn với nhà nước Việt Nam (?!), mũi kiếm diễn biến hòa bình lúc nào cũng chỉ chực nhằm vào Hà Nội. Nếu Việt Nam xà vào vòng tay Mỹ sẽ xảy ra chuyện gì, vấn đề này đích thực là ABC trong chính trị học", Thời báo Hoàn Cầu buông lời kích động hận thù, ly gián.

Người Mỹ không rảnh để đi kiềm chế Trung Quốc, và Việt Nam thì càng không. Nhưng cả hai đều có chung lợi ích sát sườn là bảo vệ hòa bình, an ninh, ổn định và luật pháp quốc tế trong khu vực, đặc biệt là Biển Đông. Chính trong Tầm nhìn Hà Nội mà Thời báo Hoàn Cầu vừa "điểm" cũng đã xác định rõ, Việt Nam và Mỹ tôn trọng thể chế chính trị của nhau, tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp công việc nội bộ của nhau, có như vậy hợp tác mới có thể lâu dài.
Đọc thêm »
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét