Giới thiệu sách "Hoàng Sa, Trường Sa – Nghiên cứu từ sử liệu Trung Quốc”,
Tác giả: Phạm Hoàng Quân. Nxb. Văn hóa – Văn nghệ Tp HCM.
Ông Phạm Hoàng Quân là một học giả quen biết của làng học thuật Hán Nôm từ nhiều năm nay. Ông đặc biệt được chú ý và đánh giá cao trong tư cách là một học giả chuyên sâu về thư tịch cổ về Biển Đông và chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông.
Là một học giả không có nhiều bằng cấp, Phạm Hoàng Quân sinh ra và theo đuổi nghiệp khảo cứu như một định mệnh tại một vùng đất xa xôi, cách xa trung tâm Sài Gòn. Thực ra, ông cũng từng có thời gian ngắn ngủi mưu sinh tại Sài Gòn nhưng cho dù tinh thông nghề nghiệp, được học giới nể trọng ông cũng không trụ lại được lâu ở đây vì nghiệp nghiên cứu không phải lúc nào cũng nuôi sống được nhà khảo cứu. Lui về quê nhà, xa các thư viện lớn, xa các hiệu sách và xa cộng đồng nghiên cứu, tất cả những điều đó đã tạo cho Phạm Hoàng Quân làm một khách độc hành trên con đường nghiên cứu đòi hỏi sự dấn thân và độc lập.
Từ năm 2009 đến nay, khi những chữ Hoàng Sa – Trường Sa và hai cuộc hải chiến đầy bi tráng của những người lính Việt hai miền được nhắc đến trên báo chí ngày một nhiều thì Phạm Hoàng Quân đã góp mặt bằng các bài viết, bài khảo cứu công phu, nghiêm túc, cẩn trọng. 14 bài nghiên cứu của ông đã được tập hợp trong cuốn sách dày dặn 391 trang “Hoàng Sa, Trường Sa – Nghiên cứu từ sử liệu Trung Quốc”, do nhà xuất bản Văn hóa – Văn nghệ Tp Hồ Chí Minh xuất bản quý IV năm 2014 là chùm quả đầu mùa ông gửi tặng học giới.
“Từ phân tích tổng quan đến khảo cứu những sử liệu tiêu biểu trong chính sử, phương chí, địa đồ …tác giả đã chứng minh rằng từ thời nhà Hán đến thời nhà Thanh Trung Quốc chưa từng quản lý và xác lập chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và vùng Biển Đông Việt Nam”(Bìa 4).
Nhờ sự am hiểu sâu sắc cổ ngữ Hán Nôm, bao quát được nhiều sử liệu của Trung Quốc, kết hợp với nhiều chuyến khảo sát thực địa ở hầu khắp các tỉnh duyên hải miền Trung, đọc rộng các công trình nghiên cứu của người đi trước, không bị ràng buộc bởi thời gian và những e dè của “công chức nghiên cứu”, Phạm Hoàng Quân đã cống hiến cho học giới và đông đảo bạn đọc những chuyên khảo khúc triết, thẳng thắn, rốt ráo và phân minh, giàu sức thuyết phục. “Nhà Nghiên cứu Phạm Hoàng Quân đã góp phần phản bác những quan điểm sai trái, xuyên tạc về chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển, hải đảo của Việt Nam trên Biển Đông”(Bìa 4)
Vừa qua, ông Phạm Hoàng Quân đã được trao tặng Giải thưởng Văn hóa Phan Chu Trinh cao quý với hạng mục “Giải Nghiên cứu” vì các công trình nghiên cứu về Biển Đông của ông.
Tác giả: Phạm Hoàng Quân. Nxb. Văn hóa – Văn nghệ Tp HCM.
Xuất bản quý IV năm 2014.
Ông Phạm Hoàng Quân là một học giả quen biết của làng học thuật Hán Nôm từ nhiều năm nay. Ông đặc biệt được chú ý và đánh giá cao trong tư cách là một học giả chuyên sâu về thư tịch cổ về Biển Đông và chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông.
Là một học giả không có nhiều bằng cấp, Phạm Hoàng Quân sinh ra và theo đuổi nghiệp khảo cứu như một định mệnh tại một vùng đất xa xôi, cách xa trung tâm Sài Gòn. Thực ra, ông cũng từng có thời gian ngắn ngủi mưu sinh tại Sài Gòn nhưng cho dù tinh thông nghề nghiệp, được học giới nể trọng ông cũng không trụ lại được lâu ở đây vì nghiệp nghiên cứu không phải lúc nào cũng nuôi sống được nhà khảo cứu. Lui về quê nhà, xa các thư viện lớn, xa các hiệu sách và xa cộng đồng nghiên cứu, tất cả những điều đó đã tạo cho Phạm Hoàng Quân làm một khách độc hành trên con đường nghiên cứu đòi hỏi sự dấn thân và độc lập.
Từ năm 2009 đến nay, khi những chữ Hoàng Sa – Trường Sa và hai cuộc hải chiến đầy bi tráng của những người lính Việt hai miền được nhắc đến trên báo chí ngày một nhiều thì Phạm Hoàng Quân đã góp mặt bằng các bài viết, bài khảo cứu công phu, nghiêm túc, cẩn trọng. 14 bài nghiên cứu của ông đã được tập hợp trong cuốn sách dày dặn 391 trang “Hoàng Sa, Trường Sa – Nghiên cứu từ sử liệu Trung Quốc”, do nhà xuất bản Văn hóa – Văn nghệ Tp Hồ Chí Minh xuất bản quý IV năm 2014 là chùm quả đầu mùa ông gửi tặng học giới.
“Từ phân tích tổng quan đến khảo cứu những sử liệu tiêu biểu trong chính sử, phương chí, địa đồ …tác giả đã chứng minh rằng từ thời nhà Hán đến thời nhà Thanh Trung Quốc chưa từng quản lý và xác lập chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và vùng Biển Đông Việt Nam”(Bìa 4).
Nhờ sự am hiểu sâu sắc cổ ngữ Hán Nôm, bao quát được nhiều sử liệu của Trung Quốc, kết hợp với nhiều chuyến khảo sát thực địa ở hầu khắp các tỉnh duyên hải miền Trung, đọc rộng các công trình nghiên cứu của người đi trước, không bị ràng buộc bởi thời gian và những e dè của “công chức nghiên cứu”, Phạm Hoàng Quân đã cống hiến cho học giới và đông đảo bạn đọc những chuyên khảo khúc triết, thẳng thắn, rốt ráo và phân minh, giàu sức thuyết phục. “Nhà Nghiên cứu Phạm Hoàng Quân đã góp phần phản bác những quan điểm sai trái, xuyên tạc về chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển, hải đảo của Việt Nam trên Biển Đông”(Bìa 4)
Vừa qua, ông Phạm Hoàng Quân đã được trao tặng Giải thưởng Văn hóa Phan Chu Trinh cao quý với hạng mục “Giải Nghiên cứu” vì các công trình nghiên cứu về Biển Đông của ông.
Giải thưởng này có thể xem là một khích lệ rất ý nghĩa đối với các học giả độc lập đang miệt mài dành hết tâm huyết cho sự phát triển học thuật nói chung, cho sự nghiệp đấu tranh về chủ quyền nói riêng.
Hà Nội ngày 27 tháng 2 năm 2015
0 nhận xét:
Đăng nhận xét