TRUYỀN THÔNG BẤT LƯƠNG VÀ TRUYỀN THÔNG GIẢI CỨU

Bài chỉ để giải trí, nhưng không cấm mọi người suy ngẫm.

*****************

Cách đây chưa lâu, chị Mượt có viết một bài về truyền thông bất lương, nó có thể coi là một dạng khủng bố bởi ảnh hưởng tiêu cực của nó đối với xã hội và cộng đồng. Nhưng vừa rồi, qua vụ con ruồi của Tân Hiệp Phát, chị phát hiện ra có một dạng còn kinh khủng hơn truyền thông bất lương. Đó là truyền thông giải cứu.

Để các quý cô tiện theo dõi, chị nhắc lại một chút về truyền thông bất lương.

Như thế nào là truyền thông bất lương? Trước khi nói về điều thú vị và cay đắng này, chị định nghĩa lại một vấn đề.

Chắc các quý cô đái ra quần khi nghe đến những cái tên như Binladen, Taliban, hồi giáo cực đoan IS... Chúng được thế giới đặt cho cái tên "Phần tử khủng bố".

Tuy nhiên, khủng bố không chỉ đơn thuần trong việc đánh bom, giết người như bọn Taliaban, IS..., đó là khủng bố chính trị và tôn giáo. Thực tế khủng bố còn bao hàm những hoạt động khác, cho các mục đích khác.

Mặc dù còn nhiều tranh cãi nhưng khủng bố được tạm định nghĩa "là hoạt động phá hoại, đe dọa bằng lời nói, truyền đi các hình ảnh hoặc video giết người do cá nhân hoặc tổ chức thực hiện, gây hoang mang khiếp sợ hoặc tổn thất cho xã hội và cộng đồng."

Hay nói gọn lại đó là những hành động đẩy cộng đồng rơi vào nỗi sợ hãi. Càng sợ hãi càng tốt. Đặc biệt là những hành động hướng tới những mục tiêu không có khả năng tự vệ.

Hàng trăm lời đồn không kiểm chứng được các cơ quan truyền thông vô trách nhiệm đều đặn tung lên hàng ngày khiến xã hội sống trong cảm giác bất an, lo sợ. Ăn đéo dám ăn, mặc đéo dám mặc. Từ mục tiêu tốt đẹp ban đầu là cảnh báo, các cơ quan truyền thông chuyển mục tiêu thành tung tin giật gân, câu khách, bất chấp hậu quả mà xã hội phải gánh chịu.

Quay lại chuyện ngôn ngữ. Danh từ khủng bố "terrorism"trong tiếng Anh và "terreur" tiếng Pháp hoá ra được bắt nguồn từ "terreō" là một động từ trong tiếng Latin, có nghĩa là "sợ hãi". Đẩy nỗi sợ hãi lên cao, đó là một hành động khủng bố.

Đã đến lúc phải coi những thông tin không kiểm chứng gây bất an lo sợ cho xã hội là một dạng khủng bố thông tin. Càng đẩy nỗi sợ hãi cho cộng đồng lên cao, càng phải coi đó là một kẻ khủng bố nguy hiểm.

Tân Hiệp Phát bị truyền thông có lương và bất lương tẩn cho lên bờ xuống ruộng, trả giá bằng hàng trăm tỉ doanh số so với cùng kì, tuy nhiên, trong lúc nước sôi lửa bỏng, hàng chục nhà nghĩa hiệp nhảy vào giải cứu với những bản kế hoạch kinh hồn. "Truyền thông giải cứu" có lẽ cần phải được định nghĩa lại và Việt hoá để dễ hiểu hơn là dùng cái tên cũ "Xử lí khủng hoảng".

Trong số các đơn vị Truyền thông giải cứu, người đứng ngoài không khó nhận ra đâu là dân chuyên và đâu là kẻ cơ hội. Bằng những giải pháp chắp vá, khá nhiều đơn vị truyền thông giải cứu giống kẻ "gặp cháy nhà vác xô không có nước vào hôi của".

Không thể hiểu nổi, khi cơn thịnh nộ của xã hội đối với Tân Hiệp Phát đã qua đi, vậy mà, thỉnh thoảng lại thấy xuất hiện một phương pháp giải cứu ngớ ngẩn khiến sự việc lại tiềm ẩn bùng nổ trở lại. Một số bài ca ngợi thô thiển hay trang suthattanhiepphat là một dạng như vậy.

Kẻ dựng lên trang suthattanhiepphat với mục đích giải cứu THP phải nói là một kẻ hoang tưởng điên rồ khi gắn sự việc thuần tuý thương mại với một hành động chính trị. Đặc biệt là thời điểm khi khủng hoảng đã dần đi vào quên lãng. Hành vi này không khác đổ dầu vào đốm lửa sắp tắt khiến những hành động giải cứu khác trở thành vô nghĩa.

Có bệnh thì vái tứ phương, nhưng rõ ràng Đông, Tây y không thể kết hợp với cúng. Tiền mất tật vẫn mang. Đó cũng là điều đau xót cho một doanh nghiệp.

Còn nếu trang bỏ mẹ kia được dựng lên với mục đích khen cho mày chết thì đối thủ của THP quả là cao tay, chứng tỏ truyền thông bất lương nguy hiểm gấp cả triệu con ruồi.

Xuất phát từ mối quan hệ tốt đẹp xa xưa, lời khuyên chân tình nhất của chị Mượt đến với những người của THP là hãy quên cmn xử lí bằng truyền thông đi. Giờ tập trung sốc lại những đại lí đã mất trong khủng hoảng vừa qua mới là điều quan trọng nhất. Bán hàng được hay không đôi khi không phải do khách hàng mà là lời tư vấn trực tiếp của đại lí. Phỏng ạ.

Bài này là một dạng mẫu của truyền thông giải cứu, anh của truyền thông bất lương, tin thì tin đéo tin thì thôi. Hehe.

Nguồn: Chị Mượt
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét