Khoai@
Vẫn có nhiều kẻ mồm luôn khoác lác rằng mình là "người yêu nước" nhưng những gì họ làm là phản dân, hại nước. Bản chất của vấn đề là họ chỉ là những kẻ cơ hội khoác danh dân chủ hay tôn giáo mà thôi.
Hãy xem Nguyễn Chí Đức nhận xét, đánh giá về họ như thế nào, qua thư trả lời cái gọi là các nhóm "XHDS".
(Thư mình gửi từ 2014 đến nay hầu như không bao giờ được hồi âm vì toàn nói thẳng, nói thật vì rất ghét nịnh bợ, giả dối. Phải khen ngợi, ca tụng nói lời hoa mỹ thì mới được tung hô => mới thành sao dân chủ. )
*****
Tẩy chay Quốc Hội của nước CHXNCNVN là điều không thực tế mà lật đổ ĐCS thì cũng không tưởng. Thậm chí cổ súy bỏ điều 4 Hiến Pháp còn không được mặn mà hưởng ứng.
Ngay cả ĐCS bất thình lình tự đổ nếu không có một ủy ban đủ uy tín, đủ các thành phần khả kính đề điều phối, liên kết dễ rơi vào tình trạng bạo loạn vì khoảng trống quyền lực. Người Việt Nam tiềm ẩn tính bạo lực rất mạnh, tính vị kỷ cao cho nên không hề tương nhượng nhau.
Tôi không bàn đến mấy nhóm hội cụ thể vì nói thật đã ít người tham gia mà hay thích kêu to. Tôi chỉ lấy ví dụ như thế này để mọi người hình dung:
1) Những cái nan hoa xe đạp/xe máy vốn mỏng có thể bẻ gãy bằng tay được nhưng biết đan kết vào một cái trục (bánh xe) thì lại chịu lực để chở người/chở hàng rất lớn.
2) Những cái ống tre/ống nứa cụ thể thì tính hữu dụng thấp nhưng nếu được buộc lạt theo một trật tự thì lại trở thành cái bè chuyên chở người/hàng trên sông.
Các nan hoa, ống tre cụ thể chưa chắc đã dính với nhau (hoạt động chung) mà xen kẽ hoặc đối nghịch nhau nhưng được điều hòa/điều phối bởi một sợi dây gắn kết hoặc trục quay
****
Ảnh bên: Một con quạ?
Bản thân các hội đoàn, thậm chí đảng phái (nếu có), tôn giáo về chủ trương chưa chắc đã đồng thuận, thậm chí còn kình địch nhau nhưng nếu có một nhóm/ủy ban biết hóa giải thì không những không có cơ hội chống nhau mà vô tình phối hợp để tạo ra sức mạnh chung như ví dụ số 1 tôi trình bày ở trên. Dĩ nhiên đó là cái lý tưởng, cái khung mà chúng ta hướng tới là tự do lập hội, tự do lập đảng, tam quyền phân lập. Cố nhiên cái việc lập hội, lập đảng là phải có trách nhiệm chứ không phải mang tính đầu cơ, "giang hồ nhất thống" mà phải xuất phát từ thực tiễn, từ khả năng của mỗi người, mỗi nhóm người chứ không phải ghi danh kiểu "đánh trống ghi tên" nhằm mua vui hoặc ủng hộ nhau là chính.
Bản thân các hội đoàn, thậm chí đảng phái (nếu có), tôn giáo về chủ trương chưa chắc đã đồng thuận, thậm chí còn kình địch nhau nhưng nếu có một nhóm/ủy ban biết hóa giải thì không những không có cơ hội chống nhau mà vô tình phối hợp để tạo ra sức mạnh chung như ví dụ số 1 tôi trình bày ở trên. Dĩ nhiên đó là cái lý tưởng, cái khung mà chúng ta hướng tới là tự do lập hội, tự do lập đảng, tam quyền phân lập. Cố nhiên cái việc lập hội, lập đảng là phải có trách nhiệm chứ không phải mang tính đầu cơ, "giang hồ nhất thống" mà phải xuất phát từ thực tiễn, từ khả năng của mỗi người, mỗi nhóm người chứ không phải ghi danh kiểu "đánh trống ghi tên" nhằm mua vui hoặc ủng hộ nhau là chính.
Nhìn chung về chiều sâu, tính tư duy lô gic của các hội đoàn còn thấp và mang nặng cảm tính yêu/ghét. Cho nên khi có sự phản biện, chỉ trích thì giãy nảy như đỉa phải vôi hoặc từ mặt nhau không nhìn. Nói thật còn thua trẻ con, giận nhau đấy rồi lại chơi với nhau ngay.
Hiện nay, chưa có không gian để tạo sự tranh luận, phản biện kịch liệt giữa các nhóm mà mới chỉ gắn kết trên tinh thần thân hữu, đồng cảm vì ghét/hận/chán Cộng Sản là chính. Thì nói chi đến cái chuyện lập hội, lập đảng có tính chuyên nghiệp có hữu ích thực tế ngoài xã hội. Vì nếu không thu hút được đám đông hưởng ứng có nói gì cũng chỉ là lý thuyết suông mà thôi.
Nguyễn Chí Đức kính cáo!
https://www.facebook.com/profile.php?id=100007322505082#
P/s: Những bức ảnh trên nói lên bản chất của những con người này. Ảnh được lấy từ stt của Nguyễn Chí Đức
0 nhận xét:
Đăng nhận xét