TS khoa học Nguyễn Quang A.
về bằng cấp của GS Trần Văn Nhung
VietNamnet
22/06/2015 07:34 GMT+7
Tễu Blog: Tiến sĩ khoa học Nguyễn Quang A khẳng định ông Trần Văn Nhung có theo học nghiên cứu sinh tại Hungary, đã bảo vệ luận án Tiến sĩ khoa học và đã được cấp văn bằng Tiến sĩ khoa học (việc cấp văn bằng này do Viện Hàn Lâm Khoa học Hungary chuẩn y). Vậy là đã rõ, xin chúc mừng Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Trần Văn Nhung!
Nên hiểu về học vị tiến sĩ mà GS Trần Văn Nhung nhận được ở Hungary như thế nào? VietNamNet đã tham khảo ý kiến của ông Nguyễn Quang A, người đã tốt nghiệp ở Hungary với học vị tiến sĩ và có thời gian làm việc trong một nhóm nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học Hungary.
1) Ở Hungary cho đến 1987 (và có thể sau đó mấy năm nữa) có các loại bằng cấp sau:
1.1. Bằng doktor (ngành nào đó) do một trường đại học cấp (tương đương với PhD ở bên Mỹ hay ở ta gọi bây giờ là tiến sĩ). Lưu ý ở đây không có từ "của khoa học X".
1.2. Bằng Kandidatus (của khoa học nào đấy) (giống như bên Liên Xô thời đó) được cấp bởi Ủy ban Đánh giá chất lượng Khoa học (Tudományos Minosito Bizottsag-TMB) bên cạnh Viện Hàn Lâm Khoa học Hungary MTA(mà trước đây ở ta vẫn gọi là Phó Tiến sĩ (khoa học nào đấy).
1.3. Bằng Doktor (của khoa học nào đấy) (giống như bên Liên Xô thời đó) được cấp bởi Ủy Ban Đánh giá chất lượng bên cạnh Viện Hàn LâmKhoa học Hungary (thời đó Việt Nam gọi là Tiến sĩ, sau khi phó tiến sĩ được gọi chung là tiến sĩ thì họ thêm từ khoa học thành TSKH)
Ai có bằng Kandidátus có thể nộp đơn cho trường có ngành tương ứng thì sẽ được cấp bằng doktor (và khi đó có thể đề chữ dr. trước tên mình).
Muốn có bằng Dr (tức là Doktorcủa khoa học X) thì phải có bằngkandidatus trước và phải có luận văn, bảo vệ thành công,... (nhưng không có các thủ tục thi cử như với khi làm kandidátus).
3) GS Trần Văn Nhung là Doktor khoa học toán học do TMB cấp (tương đương với TSKH ở Việt Nam).
GS Trần Văn Nhung cho biết, năm 1982, ông được Viện Hàn lâm Khoa học Hungary cấp bằng Phó Tiến sĩ (PTS) - Kandidátus, sau này Việt Nam quy tương đương là “Tiến sĩ” Việt Nam. Năm 1990, ông được Viện Hàn lâm Khoa học Hungary cấp bằng Tiến sĩ (TS) - Matematikai Tudomány Doktora/ Akademiai Doktor, tương đương “Tiến sĩ Khoa học” Việt Nam.
4) GS Trần Văn Nhung có là Doktor của MTA (MTA Doktora) không?
Tôi kiểm tra hồ sơ lưu trữ online của MTA thì không có tên Trần Văn Nhung (và tôi cũng chẳng thấy tên của mấy người bạn mà tôi biết chắc họ là Doktor của khoa học XYZ như các GS. TSKH Trần Văn Đắc, GS. TSKH Đỗ Trung Phấn) trong danh sách các tiến sĩ của TMA.
Trong danh sách MTA Doktorai, tôi thấy có vài tên của mấy người Việt Nam (như anh Kỷ học sau tôi một năm, GS-TSKH Đỗ Văn Tiến đang dạy ở trường tôi ở Budapest và một ông Nguyen Quang (năm sinh thì đúng là năm sinh của tôi - nhưng tôi không chắc cái ông Nguyen Quang đấy có phải là tôi hay không).Vì tôi, Nguyễn Quang A, cũng chỉ có bằngDoktorkhoa học kỹ thuật do TMB cấp (mà hình như sứ quán còn chưa gửi cho tôi, hay tôi để đâu mất) tương tự như bằng Doktor khoa học toán học của GS. Nhung.
5) Giả thuyết: Nếu đúng cái ông Nguyen Quang có thể tra được online đó là tôi (rất có thể vì năm sinh trùng với năm sinh của tôi và trong năm 1987 chẳng có ai có tên gần giống với tên tôi đã bảo vệ TSKH ở đó cả), thì có lẽ là do tôi đã làm cho MTA như một nhà nghiên cứu trong một nhóm nghiên cứu của MTA (tức là tôi có thể coi mình là người của MTA). Như thế, có thể đưa ra giả thuyết rằng người của MTA và có bằng Tiến sĩ do TMB cấp thì được gọi là Doktor của MTA (hay là một cái danh(cím) đặcbiệt cũng chưa biết).
Giả thuyết này lý giải cho GS. Đỗ Văn Tiến ở trường tôi ở Budapest làDoktor của TMA (thuộc Phòng 4 -VI. osztály của MTA) trong năm nào đó từ 2010 đến 2014. Còn các GS Đỗ Trung Phấn, Trần Văn Đắc, Trần Văn Nhung vì không phải là người thuộc MTA nên không phải là các tiến sĩ của MTA.
Và tôi hỏi bạn bè ở Hungary thì được biết sau khi thay đổi chế độ và có luật mới thì Tiến sĩ của TMA chỉ là danh và danh sách do TMA quản lý chỉ phục vụ mục đích nội bộ để báo cáo cho Quốc hội củng cố giả thuyết của tôi.
6) Còn có một sự hiểu lầm nữa có thể dẫn đến những sự nhận xét không thống nhất nhau: TMB là cơ quan bên cạnh TMA, và chính TMB đã cấp các bằng kandidatus của khoa học X hay Doktor của khoa học Y(sau khi có luật mới về TMA thì Doktori Tanács là một cơ quan của TMA lo việc cấp danh (cím) Doktorthay cho TMB không còn tồn tại nữa) cho nên ở Hungary người ta phân biệt TMA-Doktor với doktor do trường đại học cấp.
Nhiều người đã làm phó tiến sĩ và tiến sĩ khoa học ở Hungary cũng nhầm TMB (là cơ quan bên cạnh TMA chứ không phải thuộc TMA tuy ở cùng một nơi và rất gắn bó với TMA) cho nên nói rằng mình bảo vệ tiến sĩ khoa họctại Viện Hàn Lâm Khoa học Hungary (sự nhầm lẫn này là rất bình thường và không thể coi là một lỗi).
7) Bằng cấp phải nêu rõ ngành gì, nơi nào cấp và thường chỉ (chưa chắc) chứng tỏ người có bằng đã có bằng.
Các cụ nhà ta quá coi trọng bằng cấp, lại còn làm bia đá để lại ngàn năm cho đời sau nữa mà không thấy cách tư duy ấy có cái hay của nó nhưng vô cùng tai hại - tạo ra một tâm lý dân tộc (rất đáng tiếc với thói háo danh và khuyến khích sai hoàn toàn - đã biến thành một căn bệnh rất nguy hiểm): sính bằng cấp.
Để chữa căn bệnh dân tộc sính bằng cấp, cần nhiều việclàm: Hãy trả lại bằng cấp cho giới học thuật và không nên dùng ngoài giới học thuật; buộc đương sự nói rõ bằng cấp của mình thuộc lĩnh vực chuyên môn nào, cơsở nào cấp; và công bố công khai (thí dụ scan luận văn, nhận xét của thầy, củaphản biện và đưa lên mạng cho bàn dân thiên hạ xem) thì chắc chắn hàng loạt ôngthầy và phản biện phải thấy xấu hổ và không tiếp tay sản xuất ra các tiến sĩ giấyvà khả năng các ông tiến sĩ giấy bị vạch mặt sẽ tăng lên và như thế làm trong sạch môi trường; báo giới không nên gắn GS, hay TS vào tên ai cả (trừ khi đương sự yêu cầu thì phải nêu tiến sĩ gì, ai cấp bằng) để cho bạn đọc không lầm khi nghe và dễ phân biệt phải trái; bằng cấp, học vị chỉ nên hạn chế cho giới hàn lâm; cấm dùng tiền nhà nước để đào tạo tiến sĩ cho quan chức nhà nước (nghề củahọ không phải hàn lâm và trong chính quyền càng nhiều tiến sĩ càng hỏng);...
Nguyễn Quang A
0 nhận xét:
Đăng nhận xét