TRUYỀN THÔNG MỸ

Truyền thông Mỹ!

I. Giới thiệu

Chúng ta nghe nói nhiều đến truyền thông Mỹ. Tuy nhiên, khó hình dung cỗ máy khổng lồ và phức tạp này có cấu trúc ra sao. Đó là đề cập đến Truyền thông đại chúng (Mainstream media-MSM hay Mass media) – sau đây gọi là MSM.

Trong truyền thông Mỹ, có cả truyền thông nhà nước, chính phủ và truyền thông tư nhân. Sẽ là sai lầm khi cho rằng truyền thông tư nhân là khách quan, là trung thực, v, v. Đơn giản nhất, bất cứ ai đều có những ràng buộc và ít nhất, hãng tin tư nhân phải nuôi sống bộ máy của họ, phóng viên phải có tiền trang trải đời sống… Do vậy, không phân biệt tư nhân hay nhà nước, bên cạnh việc đưa tin thông thường, tất cả truyền thông Mỹ đều là công cụ truyền bá ý tưởng, phục vụ lợi ích Mỹ, nuôi dưỡng ý tướng nhân quyền dân chủ Mỹ, định hình lối sống Mỹ: TV, phim Hollywood, nhạc jazz, blue, rock và rap, xe hơi, đồ ăn nhanh, gà rán, fast-food, Coca-Cola, thẻ tín dụng, quần jeans và internet – đó là tất cả trào lưu văn hóa hiện đại. Có vô vàn ví dụ về việc truyền thông tư nhân Mỹ hợp tác để phổ biến chính sách xâm lược Mỹ, hay nhào nặn, xuyên tạc và bịa đặt tin tức để vừa thuận chính sách Mỹ.

Người Mỹ có nhiều nét đặc biệt, quần chúng Mỹ sẵn sàng tin tưởng vào bất cứ thứ gì được đưa ra trên MSM, ngay cả khi điều đó vỡ lở họ cũng chẳng quan tâm. Họ tự hào là quốc gia tiên tiến, xuất xứ đa dạng. Bất cứ ai, thuộc chủng tộc nào, văn hóa nào được ném vào cái lò này cũng đều biến thành công dân tự do, bình đẳng của quốc gia vĩ đại, thịnh vượng và đầy năng động và sức mạnh.

Tuy nhiên, niềm tự hào “được Chúa chọn” này chẳng qua là tự trào. Trong tất cả các đánh giá theo tiêu chuẩn phương Tây, Mỹ lại không đứng đầu rất nhiều tiêu chí quan trọng, kể cả tự do dân chủ. Kể từ sau vụ khủng bố 911, hầu hết người Mỹ đều sẵn sàng đánh đổi tự do dân chủ lấy an ninh an toàn. Ngân sách an ninh quốc phòng tăng vù vù kể từ đó.

Quyền lực Mỹ vẫn tiếp tục vẽ ra hình ảnh nước Mỹ và thế giới theo cách “biệt lệ” của họ. Để làm được điều này, dĩ nhiên, vai trò chính vẫn là truyền thông.

2. Truyền thông Mỹ

Truyền thông Mỹ là 1 cấu trúc đồ sộ, độc nhất trên thế giới về số lượng, tính đã dạng hay khả năng kỹ thuật. Nhưng chỉ có 3 hãng tin lớn là Associated Press (AP), United Press International (UPI) và Bloomberg Business News (BBN) và vài chục hãng nhỏ ít biết khác.

Phim ảnh: Gần như cả thế giới xem phim Mỹ và đủ các thể loại: phiêu lưu, hài hước, ca nhạc, hoạt hình hay kịch nghệ “xà phòng”. Họ hầu như chiếm vị trí quan trọng khắp mọi nơi trên các chương trình TV toàn thế giới hay địa phương.

Truyền hình: ABC, CBS, NBC, Fox, CNN, MTV, HBO; Ba hãng truyền hình phổ biến nhất và có ảnh hưởng nhất gồm 3 kênh quốc gia: ABC, CBS và NBC, 3 ông lớn này đã thống trị vài thập kỷ. Sau đó xuất hiện mạng lưới truyền hình cáp "Fox" cạnh tranh với hàng trăm kênh. Hầu hết các hãng truyền hình Mỹ đều sống bằng quảng cáo cho nên cũng thường xuyên có nhiều kênh ra đời và chết phụ thuộc vào lượng khán giả.

Phát thanh: Trái với nhận định TV sẽ giết chết loại hình radio cổ lỗ. Mạng lưới phát thanh Mỹ vẫn đồ sộ gồm 10 nghìn trạm phát thanh radio. Trong các thành phố lớn, họ đua tranh phục vụ lượng khán giả bình dân, phát sóng tin tức thời sự, thể thao và âm nhạc đủ các thể loại.

Viện dẫn tự do ngôn luận, nhiều đài radio phát các chương trình cực đoan quá khích và nặng quan điểm tôn giáo.

Không như TV phải tự kinh doanh và sống bằng quảng cáo, radio Mỹ một phần được cấp kinh phí từ chính phủ các bang. Nhưng cũng rất nhiều đài có tài trợ tư nhân. Hãng radio lớn nhất nhì Mỹ là đài National Public Radio có 600 trạm phát sóng khắp cả nước nhằm vào giới khán giả trẻ, nhưng chương trình của đài rất ít quảng cáo thương mại hóa.

- National Public Radio – đài phi lợi nhuận phát sóng tin tức, âm nhạc, chương trình văn hóa.

- Clear Channel- đài thương mại lớn nhất có 1200 trạm phát sóng.

- Infinity – 180 trạm.

- NBC có số lượng lớn các trạm radio dọc 2 bờ biển Atlantic và Pacific.

- VOA hay Voice of America là cơ quan phát thanh quốc tế của chính phủ Mỹ.

- Đài Liberty hay nhóm Châu Âu tự do, châu Á tự do (RFE, RFA) chủ yếu nhằm vào các nước cựu XHCN và Trung Đông. Đài này được cấp tiền từ Quốc hội Mỹ.

Báo chí: Không như châu Âu, Mỹ hầu như không có báo quốc gia. Mặc dù 1 số tờ như New York Times và Washington Post được biết đến trên toàn thế giới thì hầu hết trong số hơn 3500 tờ báo ngày chỉ phục vụ đọc giả ở 1 số bang và thành phố lớn, trong đó riêng AP đã là 1550 tờ.

Khi Internet trở thành phổ biến, hầu hết các tờ báo lớn cũng sớm tham gia loại hình truyền thông mạng, đó cũng là lúc nhiều hãng tin chuyển sang đa phương tiện. Cho đến năm 2003, 60% các báo lớn đã phổ biến trên World Wide Web và hiện nay là hơn 5000 trang mạng tin tức.

Có thể điểm tên các tờ báo nhiều đọc giả nhất: Washington Post, New York Times, USA Today, Christian Science Monitor, Wall Street Journal, Los Angeles Times, Boston Globe, New York Post, Philadelphia Inquirer, Baltimore Sun, Newsweek, Time magazine (tập san chính trị tuần).

3. VOA ra đời và sứ mệnh

VOA ra đời năm 1942 với mục đích ban đầu là chống tuyên truyền Đức quốc xã, sau WW-II, họ phát sóng đến 40 thứ tiếng và phủ sóng trên nhiều quốc gia.

Trong thời kỳ chiến tranh lạnh cũng như ngày nay, VOA chủ yếu tuyên truyền nhằm vào Liên Xô và khối XHCN, lúc này, nó bị cấm phát sóng trên đất Mỹ, là bởi người ta sợ công dân Mỹ bị ảnh hưởng bởi chính những tin tức méo mó, lệch lạc của VOA. Đó là năm 1948, khi QH Mỹ đưa ra đạo luật Smith-Mundta cấm VOA, đài “tự do” và một số đài phát thanh khác phát sóng cho công dân Mỹ. Mãi đến năm 2003, đạo luật này mới bị bãi bỏ.

Trái với niềm tin phổ biến rằng VOA là tự do, đài này công khai phục vụ giới cầm quyền Mỹ và phổ chiến chính sách Mỹ. Hơn 70 năm tồn tại, dù có nhiều thay đổi nhưng VOA chưa bao giờ thay đổi chính sách thông tin của họ, đó là:

- Cung cấp các tin tức hoạt động có chủ đề trong thế giới thứ 3.

- Định hình quan điểm công chúng phù hợp với quan điểm Mỹ.

- Giới thiệu Mỹ như quốc gia mẫu mực về đời sống xã hội, quyền công dân và các giá trị tự do dân chủ và nhân quyền.

- Gây ảnh hướng đến chính phủ và xã hội các quốc gia nhằm chuyển đổi họ thành ‘xã hội mở’.

Tuy nhiên, chương trình nghị sự VOA được che đậy khéo léo dưới nhiều hình thức. Tin tức của họ có vẻ vô hại, không thù địch nhưng tất cả đều nhằm phục vụ lợi ích Mỹ bởi đơn giản VOA nằm dưới sự cai quản của USIA. Nói cách khác, VOA không phải là tiếng nói độc lập và bản chất là 1 cơ quan của chính phủ Mỹ thực hiện 1 số nhiệm vụ.

USIA là Cơ quan thông tin truyền thông Mỹ (United States Information Agency). USIA có tiền thân là Ủy ban thông tin công chúng (Committee on Public Information) từ thời WW-I. Nó là tổ chức đầu tiên có công lao phổ biến tin tức của chính phủ Mỹ ra nước ngoài. Cùng với sự hợp tác của Ủy ban khoa học, năm 1942 VOA ra đời, muộn hơn USIA được lập năm 1953 dưới thời Eisenhower.

Với luật Trao đổi văn hóa giáo dục, sau đó USIA bị đổi tên thành Cơ quan quan hệ quốc tế Mỹ USIS. Năm 1982, Reagan đổi lại tên cũ USIA. USIA hiện có khoảng 4200 nhân viên, giám đốc điều hành do TT Mỹ bổ nhiệm. Nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động rất rộng:

- Thiết lập và phát triển quan hệ hợp tác Mỹ với các quốc gia, gồm cả dưới góc độ cá nhân và tổ chức chính phủ, phi chính phủ. Giữ gìn ổn định các quan hệ và hiểu biết song phương.

- Trợ giúp xây dựng dân chủ, thị trường tự do, xã hội mở.

- Giải thích chính sách Mỹ theo lối dễ hiểu để VOA phổ biến cho khán giả.

- Làm đại diện cho xã hội Mỹ đóng góp cho sự hiểu biết của thế giới về Mỹ cũng như chính sách đối ngoại Mỹ.

- Làm cố vấn cho TT Mỹ, bộ trưởng Ngoại giao, các thành viên Hội đồng an ninh quốc gia và các quan chức chính phủ khác về quan điểm đối ngoại để phát triển chính sách Mỹ.

- Xúc tiến trao đổi văn hóa, giáo dục vì lợi ích quốc gia.

- Đối thoại trao đổi thông tin, văn hóa giáo dục với các chính phủ.

International Broadcasting Bureau; Năm 1994 có sự thay đổi lớn khi Cơ quan phát thanh quốc tế ra đời (International Broadcasting Bureau-IBB) dưới quyền USIA, họ tập trung tất cả các tổ chức phát thanh của chính phủ về mình và lập ra Ủy ban phát thanh chính phủ để điều phối hoạt động (Broadcasting Board of Governors-BBG). Tám thành viên chủ chốt USIA, cũng như giám đốc IBB và BBG đều do tổng thống bổ nhiệm.

IBB giờ có trong tay đài Voice of America, đài Marty và TV Marti World Network, một số cơ sở làm phim, dịch vụ kỹ thuật phát sóng. RFE và RFA tuy không thuộc quyền IBB nhưng cũng hợp tác chặt chẽ và hoạt động dưới sự giám sát của BBG. Ủy ban BBG đảm bảo chu cấp ngân sách hàng năm và do Quốc hội Mỹ phân bổ cho các đài này.

VOA bắt đầu phát sóng vào Liên Xô bằng tiếng Nga năm 1947, sau đó là các thứ tiếng khác trong khối XHCN và muộn hơn là tiếng Việt.

Thời John Kennedy nắm quyền, phương pháp hoạt động của VOA bị Kennedy cho là tuyên truyền không hiệu quả. Lý do là VOA tuyên truyền thù địch thái quá nên bị hầu hết các nước XHCN tẩy chay, đặc biệt trong sự kiện Tên lửa Liên Xô ở Cuba. Kennedy ra lệnh VOA phải có giọng “bình tĩnh và thuyết phục”, phải lành mạnh và tình cảm để lôi kéo khán giả hơn là hoạt động theo bản năng.

Đọc thêm »
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét