LÀM THẾ NÀO ĐỂ ỨNG PHÓ VỚI "CON ĐƯỜNG TƠ LỤA" CỦA TQ?

ĐỊNH CHẾ HÓA ĐỂ ỨNG PHÓ VỚI SREB

TS. Đinh Hoàng Thắng


Căng thẳng trên Biển Đông gia tăng cùng lúc với việc Trung Quốc triển khai “Vành đai Kinh tế Con đường tơ lụa” (SREB). Điều này đòi hỏi phải sớm định chế hóa cả 5 biện pháp trong mô thức P&DOWN[1]. Kiến nghị đưa ra nhằm xây dựng giải pháp tổng thể để ứng phó lâu dài với SREB. Chúng ta có Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị, có chính sách hội nhập toàn diện, có cả chủ trương nhất quán đối với việc tham gia TPP, RCEP, AFTA-PA. Từ nay, cần tiếp tục đẩy mạnh dân chủ hóa, gấp rút điều chỉnh triết lý “an ninh mới” và chủ trương nhất quán hơn về các cấp độ triển khai cuộc chiến  pháp lý, cuộc chiến truyền thông.

SREB (Silk Road Economic Belt) = “Vành đai Kinh tế Con đường Tơ lụa” là một sáng kiến đúp, hay còn gọi là sáng kiến kép, bao gồm “Con đường Tơ lụa mới” (NSR) và “Con đường Tơ lụa trên biển của Thế kỷ 21” (MSR). Các nhà hoạch định chính sách của nhiều nước đều đang đứng trước các nan đề không dễ dàng tìm lời giải. Một mặt, họ thấy khó cưỡng lại sức hút của “đại dự án” này, vì nó được quảng bá như một kế hoạch kinh tế-thương mại. Mặt khác, không thể không nhận ra ý đồ “chính trị hóa” của Trung Quốc thông qua hệ thống NSR&MSR. Độc chiếm Biển Đông và SREB có liên quan chặt chẽ với nhau. Để đối phó cùng lúc với việc Trung Quốc vừa gây hấn trên biển đảo, vừa triển khai dự án “Con đường tơ lụa”, Việt Nam cần tiếp tục định chế hóa các nỗ lực được khuyến cáo cách đây mấy năm, thông qua pe-rơ-đam[2]P&DOWN. Cụ thể là: 1) Củng cố/tăng cường hệ thống đối tác với bên ngoài (Partnership); 2) Đẩy mạnh tiến trình dân chủ hóa trong nước (Democratisation); 3) Kết hợp cuộc chiến pháp lý với cuộc chiến truyền thông (COC); 4) Xây dựng cách tiếp cận minh triết để “định chế hóa” mọi nỗ lực (Wisdom) và 5) Tận dụng tối đa mạng lưới tự do hóa thương mại khu vực lẫn toàn cầu (Networking) để ra với thế giới. 

1) Bồi đắp hệ thống đối tác (P) để “trị bình”


Trung Quốc hiện đang theo đuổi một chiến lược dựa trên những nguyên tắc rất khác biệt so với tư duy thông thường. Triết lý cơ bản đằng sau chiến lược này có thể được tìm thấy trong Binh pháp Tôn Tử. Đó là ý tưởng “không đánh mà thắng”[3]. Trước mắt, căn cứ vào những hình ảnh vệ tinh mới chụp được vào hôm 10/6/2015, các tàu hút cát của Trung Quốc tiếp tục tăng cường hoạt động, chuyển từ bồi lấp khu vực vành đai đảo nhân tạo sang san lấp những “lỗ hổng” bên trong để tạo thành những hòn đảo hoàn chỉnh. Động thái này khiến các nước lo ngại rằng chương trình xây đảo lớn nhất thế giới của Trung Quốc – với hơn 800 hecta đất đá đã được bồi lấp trên các bãi đá ngầm suốt cả năm qua – cuối cùng sẽ có kích thước lớn gấp 5 lần hiện nay. Theo TS. Patrick M. Cronin, Giám đốc Cấp cao tại Tổ chức Tư vấn Trung tâm An ninh mới của Mỹ (CNAS), Trung Quốc đang hành động với tốc độ khủng khiếp để tạo bàn đạp mở rộng ảnh hưởng trên khắp Biển Đông. Với những đảo nhân tạo này, Trung Quốc đang dịch chuyển phạm vi kiểm soát của mình từ 12 độ vĩ bắc xuống 10 độ vĩ bắc.

Trước tình hình khu vực và quốc tế phức tạp như vậy, cần phải tính đến các chủ trương an ninh mang tính linh hoạt cao. Để đối phó với việc Trung Quốc đã ngang nhiên thay đổi hiện trạng cả về địa lý lẫn an ninh trên Biển Đông, giờ đây, Việt Nam chỉ còn cách phòng thủ, ngăn chặn, vận động dư luận không cho Trung Quốc lấn chiếm tiếp tục và không để Trung Quốc dùng các căn cứ trá hình vừa mới bồi đắp để kiểm soát và khống chế các đảo của Việt Nam. Không một nhiệm vụ nào trong các nhiệm vụ cấp bách này Việt Nam có thể thực thi đơn độc, hay tiến hành làm một mình. Trước đây, Việt Nam cũng từng có các triết lý an ninh nổi tiếng như “hai phe bốn mâu thuẫn” hay “ba dòng thác cách mạng”… Nhưng rồi tất cả triết lý ấy do những đảo lộn nhanh chóng của tình hình khu vực đã buộc phải thay thế bằng đường lối “đa dạng hóa, đa phương hóa” và “hội nhập toàn diện” (Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị). Tuyên bố tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng Việt – Mỹ, các hệ thống “đối tác chiến lược” hay “đối tác toàn diện” với P5 và nhiều nước lớn khác thực chất phản ánh xu thế tiến tới các hình thức liên minh “mềm” trong kỷ nguyên “toàn cầu hóa” và “khu vực hóa”. 

Sau Tuyên bố giữa hai Bộ Quốc phòng, theo tiết lộ từ phía Mỹ, “Hoa Kỳ và Việt Nam cùng làm việc với nhau để bảo đảm hòa bình cũng như ổn định trong khu vực và xa hơn nữa (and beyond)”. Xem vậy, bồi đắp và nâng cấp các quan hệ đối tác ở đây không phải là để theo ai, chống ai, mà là nhằm mục tiêu để đạt được trạng thái “trị bình”, vì mục tiêu an ninh và phát triển của đất nước trong hoàn cảnh mới. Thịnh trị và thái bình chính là tiền đề để Việt Nam giải quyết căng thẳng biển đảo hiện nay cũng như ứng phó lâu dài với cái gọi là “con đường tơ lụa” của Trung Quốc.

2) Thúc đẩy dân chủ hóa (D) để tái cấu trúc kinh tế-xã hội

Lần đầu tiên trong lịch sử Đảng CSVN, Tổng Bí thư sẽ có chuyến thăm quan trọng  đến Hoa Kỳ vào tháng 7/2015 (?) Cùng với chuyến thăm Bắc Kinh trước đó (vào tháng 4/2015), mỗi chuyến công du đều có các yêu cầu khác nhau nhưng cả hai có chung một mục tiêu bao trùm “chồng lấn”, đó là bảo đảm môi trường hòa bình và nền độc lập dân tộc, chủ quyền lãnh thổ, biển đảo của đất nước. Chuyến thăm của Tổng Bí thư tại Washington sẽ là biểu tượng về sự thể nghiệm chính thức từ cả phía Mỹ lẫn Việt Nam, thúc đẩy quan hệ “đối tác toàn diện” trên căn bản phi ý thức hệ các quan hệ quốc tế của thời kỳ “hậu chiến tranh lạnh”.

Trong tình thế lưỡng nan hiện nay, Việt Nam rất cần lượng định được một cách chính xác tình hình nội trị và các mối quan hệ quốc tế của mình. Làm thế nào để đánh giá được mức độ rủi ro của đất nước trên phương diện chính trị nội bộ và môi trường an ninh bên ngoài? Điều này sẽ là bất khả thi nếu như không có dân chủ hóa. Không có dân chủ hóa thì trong nước không thể tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của chính phủ; trên trường quốc tế, không tạo ra được “thang giá trị chung” với các đối tác, đặc biệt là các đối tác chiến lược; khi đất nước bị đe dọa về an ninh, khó có thể có được sự ủng hộ kịp thời và rộng rãi của thế giới (So sánh phản ứng quốc tế đối với hai vụ HD981 và bồi lắp/thổ hóa các đảo đá hiện nay). Đặc biệt phải chú ý đến hiện trạng “nhờn thuốc” ngay đối với dư luận trong nước lẫn dư luận quốc tế. 

Giờ đây là lúc mặt trận ngoại giao phải phát huy hơn nữa vai trò chủ động của mình để thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa. Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ II (tháng 2/1951) đã ghi rõ: “Chính sách ngoại giao của ta là chính sách ngoại giao có tính dân tộc và dân chủ. Nguyên tắc cơ bản của chính sách đó là: bảo vệ toàn vẹn độc lập, dân chủ, chủ quyền lãnh thổ và thống nhất quốc gia”. Nghị quyết 22 ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế[4]đã nhấn mạnh 5 định hướng, trong đó định hướng thứ ba khẳng định: Đy mnh và làm sâu sc hơn quan hvi các đi tác, nht là các đi tác có tm quan trng chiến lược đi vi sphát trin và an ninh ca đt nước; đưa khuôn khquan hđã xác lp đi vào thc cht, to sđan xen gn kết li ích gia nước ta vi các đi tác. Chđng và tích cc tham gia các thchếđa phương, góp phn xây dng trt tchính trvà kinh tếcông bng, dân ch, ngăn nga chiến tranh, xung đt, cng chòa bình, đy mnh hp tác cùng có li. 

Muốn tái cấu trúc đời sống kinh tế lẫn chính trị thành công, không thể không dân chủ hóa. Vừa phải dân chủ hóa các sinh hoạt quốc nội lẫn dân chủ hóa các quan hệ quốc tế, vì đây là hai tiến trình cùng tạo tiền đề và bổ sung cho nhau. Quốc hội Việt Nam vừa qua đã thảo luận và điều chỉnh một số bộ luật cho thấy xu hướng dân chủ hóa là một đòi hỏi khách quan của tình hình, nếu chủ động, các xu thế tích cực sẽ thắng thế. Và để các xu thế này trở nên bền vững, tất yếu phải định chế hóa đồng bộ các biện pháp như đã khuyến nghị.

3) Phải kết hợp cuộc chiến pháp lý (COC) với cuộc chiến truyền thông

Philippines kêu gọi Việt Nam cần hành động mạnh mẽ hơn nữa trên mặt trận pháp lý. Việt Nam và Philippines đang cùng xây dựng các quan hệ “đối tác chiến lược” là một cách đáp ứng lời kêu gọi của Manila. Tới đây, Philippines sẽ bo vch quyn Bin Đông ti Tòa quc tế. Tòa án Trng tài Liên Hip Quc ti La Haye snhóm hp tngày 7/7 đnghe trình bày vđơn kin ca Philippines, t cáo Trung Quc ln chiếm bin đo. Đơn kin đã được đnp hi tháng 1/2013. Phái đoàn chính phvà lut sưbin hcho Philippines st Manila và Washington đến Hà Lan đúng hn. Chính ph Philippines đã nh lut sư Mtr lý cho phái đoàn chính ph và ngoi giao Philippines ti tòa án Liên Hip Quc.

Việt Nam đã đệ trình quan điểm của mình lên LHQ, đã gián tiếp hoan nghênh thái độ dùng luật pháp quốc tế giải quyết các tranh chấp biển đảo của Philippines. Nhân dịp này, truyền thông Việt Nam nên cập nhật một cách hệ thống và thường xuyên hơn vụ về kiện này. Ở đây, chúng ta chưa đề cập đến vấn đề thắng hay thua. Bản thân việc nếu Tòa Trọng tài ra tuyên bố: Trung Quốc giải thích một cách tùy tiện và mạo danh Luật Biển (UNCLOS-1982) vì những mục tiêu phi pháp thì đó sẽ là một thắng lợi. Tuyên bố về Ứng xử trên Biển Đông (DOC) đã không được Trung Quốc tuân thủ. Bộ Quy tắc Ứng xử (COC) đang bị đẩy lùi gần như vô thời hạn. Tham gia kiện Trung Quốc trực tiếp như Philippines thì đáng tiếc, chúng ta chưa làm được. Nhưng ngay từ bây giờ, chúng ta cần để cho truyền thông trong nước chuyển tải đầy đủ và thật chi tiết các thông tin liên quan đến khía cạnh pháp lý mà Trung Quốc đã vi phạm một cách tùy tiện và có hệ thống. Cho dù chúng ta là một trong các thành viên sáng lập AIIB, nhưng ngay từ đầu, đối với “Con đường tơ lụa”, chúng ta phải chuẩn bị các phương án ứng phó, nếu Trung Quốc dùng “Con đường tơ lụa trên biển” (MSR) để hợp thức hóa đường lưỡi bò hay còn gọi là đường đứt khúc nhiều đoạn. Phải có quan điểm rõ ràng từ bây giờ đối với việc Bắc Kinh đã nạp hồ sơ lên UNESCO để đòi công nhận MSR là di sản văn hóa của Trung Quốc.

Những gì Trung Quốc đang làm hiện nay là thiết lập nhiều vị trí khác nhau trên Biển Đông và xây dựng chúng thành những căn cứ được kiểm soát vững chắc. Trung Quốc muốn tạo ra một tình huống mà khi mọi người nhìn vào, họ sẽ phải nghĩ rằng Trung Quốc cuối cùng sẽ là kẻ thắng thế. Từ đó, các quốc gia khác sẽ thấy tốt nhất là không nên “dây” với Trung Quốc, nên từ bỏ cuộc đua để tránh đụng độ với kẻ quen “lấy thịt đề người”. Đây chính là cái triết lý (cùn) cơ bản của Trung Quốc. Triết lý này vừa là “khúc dạo đầu” cho tiến trình xây dựng hệ thống NSR&MSR, vừa là công cụ hiệu quả trực tiếp để triển khai SREB.

4) Phối hợp minh triết các biện pháp (Wisdom)

Việt Nam đã/đang kín đáo hiện đại hóa lực lượng không quân và hải quân. Sức mạnh cứng là để răn đe. Nhưng phải có cách tiếp cận minh triết, đó là định chế hóa 5 nhân tố trong pe-rơ-đam P&DOWN để làm cơ sở cho sức mạnh mềm và sức mạnh thông minh. Nếu SREB là thử thách lâu dài tính bền vững của học thuyết đối ngoại lẫn tiềm năng ngoại giao của Trung Quốc thì việc định chế hóa 5 nhân tố của pe-rơ-đam P&DOWN sẽ là thước đo khả năng của Việt Nam kiến tạo thế quân bình trong quan hệ với các nước lớn. “Chính sách cân bằng” từ nay cần chủ động hơn và phải được thực thi khác với các động thái “đi dây” trên nhiều phương diện (Xem bài “Thế quân bình khác với đi dây” trong Kỷ yếu Nghiên cứu Lý luận số tháng 5/2015).

Sức mạnh hợp trội trong hệ thống toàn cầu chính là sự nổi lên của các cấu trúc và sự cố kết trong quá trình tự tổ chức của hệ thống. P&DOWN là mô thức tổng quát, nếu được khẳng định và áp dụng rộng rãi, có thể sẽ phù hợp với chủ nghĩa khu vực mở ở châu Á-Thái Bình Dương. Các lợi thế do sức mạnh hợp trội này mang lại (đấy là tính minh triết) cụ thể là: i) Hệ thống các đối tác chiến lược/toàn diệnsẽ trở thành sức mạnh chế ngự mọi tham vọng quá khích, hiếu chiến; sẽ là quyền lực bao quát cái toàn thể, chưa có điều kiện hội đủ trong từng đơn vị quốc gia hợp thành), ii) Dân chủ hóa sẽ đoàn kết được bên trong và tạo ra sự cố kết giữa bên trong với bên ngoài, bảo đảm độ bền vững của tiến trình phát triển kinh tế-xã hội, iii) Kết hợp truyền thông với quảng bá Luật quốc tế sẽ tạo cơ sở và gây sức ép để Trung Quốc phải đi vào Bộ Quy tắc ứng xử. COC sau này có thể hòa nhập với các cấu trúc khác đang định hình trong khu vực, như Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS), hay TPP, RCEP… iv) Tư duy minh triết sẽ hội tụ, liên kết và mở rộng mạng lưới như một quá trình tiến hóa, chứ không gây ra các đột biến cách mạng (gây sốc/đổ vỡ) và v) Kết nối kinh tế trong nước với kinh tế khu vực/toàn cầu mang lại tính đại diện cao nên dễ được cộng đồng quốc tế và khu vực chấp thuận. 

Căng thẳng trên Biển Đông gia tăng cùng lúc với việc Trung Quốc triển khai “Vành đai Kinh tế Con đường tơ lụa” (SREB). Điều này đòi hỏi phải sớm định chế hóa cả 5 biện pháp trong mô thức P&DOWN để tạo thành một “giải pháp cả gói” (package deal) nhằm ứng phó lâu dài với SREB.Chúng ta đã có Nghị Quyết 22 của Bộ Chính trị, có chính sách hội nhập toàn diện, có chủ trương nhất quán đối với việc tham gia TPP, RCEP, AFTA-PA. Từ nay, cần gấp rút điều chỉnh triết lý “an ninh mới” và chủ trương rõ ràng/nhất quán hơn về các mức độ triển khai cuộc chiến  pháp lý, cuộc chiến truyền thông trong đó có việc thúc đẩy COC và tiếp cận Tòa Trọng tài quốc tế.

5) Nối vòng tay lớn (Networking): TPP, RCEP và AFTA-AP

Năm 2006, 21 nn kinh tếAPEC nht trí s xem xét trin vng dài hn ca FTA-AP và năm 2010, các nhà lãnh đo APEC đã cùng nhau đưa ra “L trình hướng ti FTA-AP” (Pathway to FTA-AP). Các thành viên nêu rõ: các nn kinh tế thành viên ca APEC s theo đui mt hip đnh t do thương mi toàn din trong khu vc, thông qua vic phát trin các hip đnh hin có hoc đang trong tiến trình đàm phán như ASEAN+3, ASEAN+6 (RCEP) và TPP. Sự ra đời của Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á (AIIB), Quỹ Con đường Tơ lụa và tương lai của hệ thống thương mại tự do châu Á-TBD (FTA-AP) đang có xu hướng đặt Trung Quốc vào vị trí trung tâm địa chính trị-kinh tế toàn cầu. Điều này buộc Mỹ phải chủ động hơn nữa trong việc duy trì/thúc đẩy vai trò lãnh đạo trong cả khu vực lẫn trên toàn cầu. SREB được cho là để thách thức vị thế vượt trội của Mỹ, nhất là vào lúc Mỹ tuyên bố việc triển khai chính sách “xoay trục” sẽ bước sang giai đoạn mới và Hiệp định TPP sẽ hoàn tất nay mai.

Việt Nam hiện đang tham gia đàm phán trong cả hai tổ chức thương mại: Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định Đối tác Toàn diện Khu vực (RCEP). Các nước không chỉ nhận thức được mức độ cạnh tranh trong việc giành ảnh hưởng tại châu Á của hai nước lớn Trung Quốc và Hoa Kỳ, mà còn thấy rõ sự khác biệt trong cách tiếp cận của mỗi tổ chức[5]. Bên này là mô hình thị trường tự do kiểu Hoa Kỳ (ưu đãi chất lượng cao, đòi hỏi tiêu chuẩn cao về luật lao động, bảo vệ môi trường và quyền sở hữu trí tuệ), bên kia là mô hình chỉ huy tập trung kiểu Trung Quốc (quy định tiêu chuẩn thấp hơn để giảm hàng rào thương mại đối với từng quốc gia, đặc biệt là giữa các nước thành viên kém phát triển với nhau và cũng hạn chế nhu cầu cho hài hòa hóa). Các nguyên tắc của RCEP thừa nhận sự khác biệt, đặc biệt ở các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam và sẽ có sự linh động trong chính sách đối với các nước này. Điều kiện ấy cho phép thu hút các nền kinh tế kém phát triển vào khối và đảm bảo số thành viên đông đảo ở RCEP. Tuy nhiên, chính sách khác nhau sẽ là cản trở cho hội nhập sâu hơn về kinh tế.

Nếu đàm phán về Hiệp định TPP kết thúc theo đúng kế hoạch thì TPP sẽ có nhiều khả năng đặt nền móng cho sự hình thành của FTA-AP hơn là RCEP, hiện mới đang trong giai đoạn đầu của quá trình đàm phán. Tổng thống Barack Obama đã nhấn mạnh trong một thông điệp gần đây: “TPP đảm bảo Mỹ, chứ không phải Trung Quốc, là nước viết ra các quy tắc kinh tế thế giới”. Cho dù, sau đó, ông Obama cho biết các quan chức Trung Quốc cũng đã bày tỏ ý định tham gia TPP trong thời gian tới với Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jack Lew. Đứng trước TPP và RCEP, Việt Nam cần phải có những thay đổi nhanh chóng cho phù hợp với tình hình mới, thích ứng với từng tổ chức để tận dụng được những lợi ích thiết thực và ổn định nhất để phát triển kinh tế-xã hội, nhằm đối phó lâu dài với SREB.

Kết luận:

Để năm biện pháp trong mô hình hợp nhất P&DOWN đạt tới một “giải pháp cả gói” (package deal) thì rất cần có sự đồng thuận từ cả lãnh đạo lẫn người dân. Giàn khoan HD981 cách đây một năm từng là phép thử về tính khả thi đối với pe-rơ-đam tổng quát này. Năm 2013, “P&DOWN—1”đã được đề cập lần đầu tiên. Câu chuyện “hậu giàn khoan” vào năm 2014 là thử nghiệm của “P&DOWN—2”. Từ nay, mỗi khi có các sự kiện hay biến cố lớn, như đối với “Vành đai Kinh tế Con đường tơ lụa” chẳng hạn, chúng ta đều có thể dùng đến “P&DOWN—3… n” như một hệ quy chiếu để lượng định tình hình, gia cố và thậm chí, nay là lúc cần sớm “định chế hóa” thành “gói giải pháp” đồng bộ. Muốn mô thức “P&DOWN” thành công, điều tiên quyết là phải vượt qua trở lực do các “ma-sát xấu” của tư duy ý thức hệ rơi rớt lại từ thời chiến tranh lạnh. Nếu mô hình này được thực thi, không chỉ sẽ có thêm nhiều phiến đá góp phần xây dựng con đường cũng như cách thức bảo vệ phần chủ quyền thuộc về Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mà chúng ta sẽ tìm ra được các phương thức hữu hiệu khác để ứng phó lâu dài với SREB./.

Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét