Bphone, Văn miếu Vĩnh Phúc
và 'cuộc chơi' toàn cầu của VN
VietNamnet
VietNamnet
Lâu nay trên các phương tiện truyền thông dường như thường chỉ hay đề cập đến các lợi thế của chúng ta khi tham gia ngôi làng toàn cầu. Thực tế, mọi chuyện có thể phức tạp hơn một chút.
Trong 'ngôi làng toàn cầu'
Toàn cầu hóa được hiểu là quá trình gia tăng hội nhập quốc tế thông qua việc trao đổi hàng hóa, ý tưởng và các sản phẩm văn hóa. Quá trình này đang ngày một xảy ra nhanh hơn, do sự phát triển của giao thông cơ sở hạ tầng viễn thông, và đặc biệt là Internet. Hệ quả của quá trình này khiến cho các nước ngày càng phụ thuộc lẫn nhau vào các hoạt động kinh tế và văn hóa. Trên phương diện kinh tế, đó chính là tiến trình tự do hóa thương mại.
Theo Martin Albrow & Elizabeth King thì toàn cầu hóa là những quá trình khiến mọi người trên thế giới được hợp nhau lại thành một xã hội đơn lẻ. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sự hình thành của một “ngôi làng toàn cầu”, khiến cho diễn biến tại một địa phương này có thể được hình thành bởi sự kiện xảy ra ở một địa phương xa xôi và ngược lại (David Held).
Toàn cầu hóa được hiểu là quá trình gia tăng hội nhập quốc tế thông qua việc trao đổi hàng hóa, ý tưởng và các sản phẩm văn hóa. Quá trình này đang ngày một xảy ra nhanh hơn, do sự phát triển của giao thông cơ sở hạ tầng viễn thông, và đặc biệt là Internet. Hệ quả của quá trình này khiến cho các nước ngày càng phụ thuộc lẫn nhau vào các hoạt động kinh tế và văn hóa. Trên phương diện kinh tế, đó chính là tiến trình tự do hóa thương mại.
Theo Martin Albrow & Elizabeth King thì toàn cầu hóa là những quá trình khiến mọi người trên thế giới được hợp nhau lại thành một xã hội đơn lẻ. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sự hình thành của một “ngôi làng toàn cầu”, khiến cho diễn biến tại một địa phương này có thể được hình thành bởi sự kiện xảy ra ở một địa phương xa xôi và ngược lại (David Held).
Hình ảnh tại Văn Miếu Vĩnh Phú. Ảnh: Hoàng Sang
Như vậy tương lai của mỗi người trong chúng ta đó là sẽ trở thành một “công dân toàn cầu” trong một “nền văn minh toàn cầu”.
Bên cạnh những những lợi thế do toàn cầu hóa mang lại, quá trình này cũng đã chứng minh là sẽ tạo nên nhiều tác động mang tính tiêu cực đến từng quốc gia trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và chính trị. Xu thế của các bất cập này vốn đang hiện hữu rất rõ xung quanh chúng ta, ví dụ bất bình đẳng, sự phụ thuộc và bị kiểm soát bởi những người mạnh hơn, giàu có hơn.
Lâu nay trên các phương tiện truyền thông dường như thường chỉ hay đề cập đến các lợi thế của chúng ta khi tham gia ngôi làng toàn cầu. Thực tế, mọi chuyện có thể phức tạp hơn một chút.
Trên khía cạnh kinh tế: Tự do hóa thương mại đang diễn ra quyết liệt; đồng nghĩa với việc tiến tới hủy bỏ các rào cản thuế quan vốn được các nước sử dụng như một công cụ bảo hộ một sản phẩm nào đó.
Các hiệp định thương mại tự do song phương hoặc đa phương mà Việt Nam đã ký kết trong những năm qua – vốn được xem là có lợi cho nền sản xuất của đất nước, không phải lúc nào cũng giống như chúng ta mong đợi.
Khác với thế kỷ trước, ngày nay hàm lượng khoa học và bí quyết công nghệ đóng một vai trò then chốt, cùng với tiềm lực tài chính quyết định sự hùng mạnh của bất kỳ nền kinh tế nào. Như vậy, sự thua thiệt của những nước nghèo như VN trong cuộc chơi này là rất hiển nhiên.
Chúng ta thường ảo tưởng rằng tự do thương mại mang lại các cơ hội bình đẳng hơn cho các nước nghèo và sự thịnh vượng của đất nước phụ thuộc vào chính khả năng và hiệu quả của nền sản xuất trong nước.
Trong thực tế, các bài học về con tôm và cá basa ở Mỹ hay những chiếc bật lửa ga ở Châu Âu trong những năm qua cho thấy rằng các nước giàu luôn có rất nhiều biện pháp (mềm có, rắn có) hòng ép buộc các nước nghèo như VN phải cắt giảm mạnh các rào cản thuế quan lẫn phi thuế quan, nhưng bản thân họ vẫn có muôn vàn khe cửa để có thể tận hưởng các biện pháp bảo hộ của mình.
Về cơ bản họ vẫn ngăn chặn rất hiệu quả sự xâm nhập mang tính quy mô của các nhà sản xuất sơ cấp đến từ các nước đang phát triển. Với nguồn lực hạn hẹp của mình, VN cần xác định rõ ưu tiên cấp thiết nhất của quốc gia hiện tại chính là nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền sản xuất trong nước trước ngưỡng cửa TPP và AFTA trước khi quá muộn.
Đường sắt cao tốc bắc nam có thể xây muộn vài chục năm vẫn ổn, nhưng một khi các sản phẩm nông nghiệp VN bị lép vế ngay trên sân nhà thì giấc mơ đường sắt kia chắc sẽ mãi chỉ là mơ ước.
Toàn cầu hóa bóp chết nỗ lực của các nước nghèo
Trên khía cạnh công nghệ: Cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin và viễn thông, kết nối toàn cầu đang diễn ra sâu rộng hơn bao giờ hết. Hình tượng chiếc đĩa CD, điện thoại di động, xe máy, những tấn thóc trong mối tương quan giá trị trao đổi toàn cầu phần nào phản ảnh thực trạng và hàm lượng tri thức, công nghệ trong các sản phẩm do người Việt sản xuất.
Khi nền kinh tế tri thức đang ngày một trở nên quan trọng hơn thì rất khó cho những nước nghèo với ngân sách đầu tư cho khoa học công nghệ thấp như VN (khoảng 0.9% GDP) có thể cạnh tranh một cách bình đẳng với các nước tiên tiến.
Tiến trình toàn cầu hóa đang bóp chết những nỗ lực của những nước nghèo trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ. Cho dù một chiếc Bphone có tốt đến cỡ nào đi nữa, thì sự thành công cũng sẽ rất khó đến khi nó chưa thể chứng minh được hàm lượng tri thức Việt đóng vai trò chủ chốt trong việc làm nên sản phẩm này để giúp cho nó rẻ hơn và khác biệt hơn những sản phẩm của các hãng có tên tuổi khác như Iphone hay Galaxy, v, v,.
Trên khía cạnh văn hóa: Song hành với tiến trình toàn cầu hóa, lối sống và khát vọng của nhiều cộng đồng đang bị đồng nhất hóa thông qua truyền thông và internet.
Các làn sóng thời trang, ca nhạc và điện ảnh như K Pop đang làm mưa, làm gió trong việc chi phối lối sống và nhân sinh quan của giới trẻ. Tính đa dạng về văn hóa và những kiến thức bản địa – vốn làm nên những nét đẹp của văn hóa Việt đang ngày một mất dần.
Có thể nói sự bùng nổ của các lễ hội nghèo nàn triết lý sống và đôi khi lạc điệu với các giá trị thời hiện đại chính là sự phản kháng có phần bất lực của văn hóa truyền thống vốn đã bị xói mòn nghiêm trọng trước xu thế tất yếu của thời đại.
Thay vì xây thêm nhiều đền thờ, miếu mạo như tỉnh Vĩnh Phúc đã làm, chúng ta cần có những đánh giá một cách khoa học xem đâu mới thực sự là các giá trị Việt truyền thống cần phải giữ gìn, phát huy và đâu là những gì dân tộc ta cần dũng cảm vứt bỏ. Có như vậy mới mong được các thế hệ sau tôn trọng và gìn giữ.
Trên hết, chính trị là yếu tố then chốt đảm bảo cho kinh tế và xã hội được phát triển và ổn định. Khi các quyết sách kịp thời cho phát triển đất nước thì việc tập trung quyền lực vào tay Nhà nước có thể được coi là cần thiết.
Khi quy mô của nền kinh tế đã lớn hơn nhiều khiến cho Nhà nước khó tự kiểm soát chính mình; có thể bị ảnh hưởng bởi các nhóm lợi ích; hoặc có thể bị các chủ nợ chi phối về chính sách, khiến cho quyền lợi của người dân bị xâm phạm.
Phân quyền nhiều hơn cho các địa phương, trao quyền lực giám sát thực sự về cho người dân thông qua việc tạo dựng một môi trường thể chế. Các chính sách được thực thi dựa trên các ưu tiên lựa chọn của đa số người dân có thể là một mô hình đáng để VN tham khảo.
Trần Văn Tuấn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét