Chuyên gia nói về vụ ca sỹ Lệ Quyên
bị phạt vì cho con tè vào túi nôn
Pháp Luật TPHCM
Liên quan đến việc Cục Hàng không xử phạt ca sỹ Lệ Quyên và chồng (ông Lê Đức Huy) mỗi người 4 triệu đồng về hành vi cho con tè vào túi nôn trên tàu bay, một số chuyên gia cho rằng quyết định xử phạt này "có điều chưa ổn".
Tiếp viên VNA đang hướng dẫn du khách cách sử dụng bàn ăn.
Ảnh: Quang Huy/Pháp Luật TPHCM.
Trả lời báo Pháp luật TP.HCM, ThS Cao Vũ Minh, giảng viên khoa Luật hành chính Trường ĐH Luật TP.HCM, cho rằng quyết định xử phạt của Cục Hàng không trong trường hợp này là không đúng luật.
ThS Cao Vũ Minh phân tích: "Hai vợ chồng ca sĩ Lệ Quyên bị xử phạt mỗi người 4 triệu đồng về hành vi vi phạm trật tự, kỷ luật trong tàu bay theo điểm d khoản 4 Điều 24 Nghị định số 147/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng có đôi điều chưa ổn.
1. Theo Từ điển Tiếng Việt thì “trật tự là duy trì tình trạng ổn định”, còn “kỷ luật là phép tắc do tổ chức đề ra, cần phải noi theo”. Hành vi vi phạm trật tự, kỷ luật trong tàu bay nằm tại điểm d khoản 4 Điều 24 Nghị định số 147/2013 tức là được bao trùm trong Điều 24. Tên gọi của Điều 24 là “Vi phạm quy định về an ninh hàng không đối với cảng hàng không, sân bay, chuyến bay, quản lý hoạt động bay”. Như vậy, các điều khoản nằm trong Điều 24 phải hướng đến việc duy trì trật tự, kỷ luật liên quan đến an ninh hàng không. Do đó nếu người có thẩm quyền xác định hành vi vi phạm trật tự, kỷ luật trong tàu bay thì hành vi đó phải liên quan đến an ninh hàng không. Thiết nghĩ hành vi cho con tiểu vào túi nôn mà không có bắn ra ngoài lấy nửa giọt như Lệ Quyên đã nói thì không đe dọa đến an ninh hàng không. Do đó, tiếp viên trưởng chuyến bay của VNA rất có lý khi sau đó đã nhận định rằng “hành vi này không gây uy hiếp an ninh, an toàn trên chuyến bay nên không lập biên bản mà báo cáo sự việc sau chuyến bay”.
Hành vi của Lệ Quyên có thể không đúng và có thể ít nhiều gây ra sự phản cảm. Tuy nhiên, xét dưới góc độ lý lẽ thì việccho con tiểu vào túi nôn khi con có nhu cầu cần thiết trong tình trạng nhà vệ sinh bị hạn chế sử dụng vẫn có thể cảm thông được. Tuy nhiên, hành vi này - dù không đẹp - thì cũngkhông phải là vi phạm trật tự, kỷ luật trong tàu bay dẫn đến đe dọa an ninh hàng không.
2. Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định: “Đối với những vi phạm hành chính mà hình thức xử phạt là cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân thì không cần phải lập biên bản mà có thể ra quyết định xử phạt luôn. Trong trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì bắt buộc phải lập biên bản”. Hành vi vi phạm của ca sĩ Lệ Quyên có mức phạt 3-5 triệu đồng thì phải lập biên bản mới xử phạt được.
Cần chú ý rằng theo Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì đối với vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay thì người chỉ huy tàu bay có trách nhiệm tổ chức lập biên bản và chuyển ngay cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi tàu bay đến sân bay. Trong trường hợp này, người có thẩm quyền không thể “hợp thức hóa” bằng cách lập lại biên bản vì pháp luật đã quy định phải lập biên bản và “chuyển ngay” vào thời điểm xảy ra vi phạm.
Việc lập biên bản vi phạm hành chính trên tàu bay khác với các phương tiện giao thông khác. Đó là: Chỉ huy tàu bay là người duy nhất có thẩm quyền tổ chức lập biên bản và việc này chỉ được phép diễn ra trong khoảng thời gian người đó chỉ huy hành trình bay. Khi hành trình bay kết thúc, hành khách bước ra khỏi máy bay thì người chỉ huy không còn thẩm quyền tổ chức lập biên bản nữa. Do vậy, việc ra quyết định xử phạt trong trường hợp này là không đúng luật".
Cũng trên báo Pháp luật TP.HCM, luật sư Nguyễn Thế Tân, Đoàn Luật sư tỉnh Tây Ninh nhận định rằng hành vi của vợ chồng ca sỹ Lệ Quyên "không thể coi là vi phạm kỷ luật tàu bay".
"Về nguyên tắc, chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi được quy định cụ thể là hành vi vi phạm hành chính. Ví dụ như hành vi xâm nhập trái phép vào khu vực hạn chế của sân bay hoặc hành vi hành hung hành khách trên tàu bay… Tôi chưa thấy có quy định nào gọi hành vi đi tiểu vào túi nôn là hành vi vi phạm trật tự, kỷ luật trong tàu bay.
Việc cho con đi tiểu vào túi nôn trong tình huống hạn chế vào nhà vệ sinh mà không đe dọa gì đến an ninh hàng không trong chuyến bay thì không thể coi là hành vi vi phạm trật tự, kỷ luật trong tàu bay", Luật sưNguyễn Thế Tân nói.
___________
Luật sư Nguyễn Tấn Thi
Trưởng Văn phòng luật sư Hoa Sen:
Việc phạt ca sĩ Lệ Quyên là chưa đủ cơ sở
Những phân tích của tác giả bài viết chỉ ra rằng việc ca sỹ Lệ Quyên cho con tè vào túi nôn trên máy bay là “hợp tình hợp lý”. Vì vậy, việc xử phạt hành chính ca sỹ này là chưa đủ cơ sở
Vấn đề pháp lý
Chánh thanh tra Cục Hàng không đã ra quyết định xử phạt hành chính ca sĩ Lệ Quyên 4 triệu đồng vì hành vi cho con đi tiểu vào túi nôn trên máy bay của Vietnam Airlines. Nội dung vi phạm trật tự, kỷ luật trong tàu bay được quy định tại điểm d, khoản 4, Điều 24 Nghị định số 147/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng.
Việc xử phạt hành chính phải dựa trên hành vi vi phạm hành chính. Ai thực hiện hành vi vi phạm thì phạt người đó. Cô ca sĩ lấy túi nôn để hứng nước tiểu của con, tức cô ta đã ngăn chặn con tè làm bẩn sàn tàu bay. Như vậy cô ta đã có hành vi tích cực chứ không có lỗi, hành vi này không phải là hành vi vi phạm hành chính để xử phạt.
Vậy thì còn lại là hành vi tè của con cô ca sĩ mà không vô nhà vệ sinh. Chúng ta biết việc tè của trẻ con là việc hết sức tự nhiên, không thể cản được. Hơn nữa chỉ là đứa trẻ, chưa đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi, chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hành chính. Nói về mặt pháp luật điều này là không thể xử lý được.
Theo thông tin từ báo chí thì thời điểm sự việc xảy ra tiếp viên đã có phát đi thông báo "Máy bay đang giảm độ cao để hạ cánh, quý khách vui lòng trở về chỗ ngồi. Quý khách lưu ý hạn chế sử dụng phòng vệ sinh vào lúc này".
Ngoài ra tiếp viên trưởng chuyến bay của VNA cũng đã xác định hành vi cho con tiểu vào túi không gây mất an ninh, an toàn cho chuyến bay.
Theo quy định tại điểm d khoản1, Điều 31 Nghị định số 147 thì việc vi phạm phải được lập biên bản nhưng tiếp viên trưởng đã cho biết rằng họ không làm thế, tức về thủ tục xử phạt thiếu Biên bản vi phạm hành chính. Theo nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính quy định: “Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính” (theo điểm đ, khoản 1, Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012).
Do đó xét về nội dung thì hành vi của Lệ Quyên không vi phạm quy định về an toàn, an ninh cho chuyến bay. Về mặt thủ tục thì trình tự thủ tục chưa đầy đủ. Do đó Cục hàng không dân dụng ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Lệ Quyên là chưa đủ cơ sở.
.
Vấn đề ý thức
Về phương diện văn hóa, ứng xử. Chúng ta thấy thời điểm này là phải thắt dây an toàn, máy bay đang trong tình trạng hạ cánh (quy định là phải ngồi thẳng, thắt dây an toàn) nên việc bồng con đi trên hành lang máy bay có nguy cơ bị té, ngã,... gây nguy hiểm. Cách hành xử của cô ca sĩ là hoàn toàn phù hợp với thời điểm đó, không thể khác được.
Cũng xin nói thêm rằng các hãng hàng không đã không lường tình huống này để chăm sóc khách hàng, nếu buộc phải đi nhà vệ sinh trong khi vẫn bị buộc phải cài dây an toàn là vô lý, gây nguy hiểm cho khách hàng, đặc biệt là trẻ em và người lớn tuổi, người khuyết tật. Nói vui là các hãng hàng không đã thiếu trang bị túi..tè cho trẻ em.
Tại sao chúng ta lên án hành động chăm sóc con của cô ca sĩ và đòi hỏi một thái độ ứng xử văn minh mà chúng ta lờ đi hành vi chụp ảnh tung lên mạng và đăng lại trên báo chí. Văn minh ở đâu, văn hoá ở đâu khi xâm phạm hình ảnh, uy tín của một con người và quan trọng hơn nữa là làm tổn thương "đứa trẻ tè trên máy bay" cả hiện tại và tương lai?
Chúng ta sẽ trả lời sao nếu đứa bé bị tổn thương, bị sang chấn tâm lý, xấu hổ, mắc cỡ khi bị bạn bè (hoặc cả người lớn nhân danh văn minh) trêu chọc là "thằng bé tè trên máy bay"?
Cha mẹ có trách nhiệm đối với con cái, dạy dỗ điều hay, lẽ phải, điều này đúng rồi, không có gì thay thế được. Và bản thân đứa trẻ được sinh ra đã là một cá thể độc lập, độc lập với cha mẹ ở thực thể, tức là độc lập về hành vi, nhất là về mặt sinh học.
Trở lại trường hợp này, trên máy bay đã có túi nôn, tức hãng hàng không dự liệu sẽ có khách nôn, và nôn thì sẽ ô uế. Xét hành vi nôn, có thể kiểm soát được và cũng có thể không kiểm soát được bởi nhiều yếu tố bất ngờ bên ngoài tác động. Tiểu tiện cũng tương tự, nhất là với trẻ con, có thể dự liệu hoặc cơn buồn tiểu tiện đến bất ngờ.
Câu chuyện của cô ca sĩ bị phạt được xem xét ở hai khía cạnh. Đó là ý thức và hành vi. Theo thông tin từ báo chí thì thời điểm này là thời điểm phải thắt dây an toàn, không được đi lại để đảm bảo an toàn. Cô ca sĩ biết điều này không? Chắc chắn là phải biết.
Vậy thì trước cơn buồn tiểu của con trẻ, cô phải có sự lựa chọn. Lựa chọn dắt con đi nhà vệ sinh thì lo ngại an toàn, lo ngại bị tiếp viên không cho, mà dắt đi chưa chắc đã kịp. Có thể cô đã nhận thức được điều này. Vậy có sự lựa chọn nào phù hợp hơn khi cho con tè tại chổ, tè vô túi nôn có khác gì so với nôn đâu.
Nếu có trách sao không trách hãng hàng không trang bị thiếu túi… tè cho trẻ em. Nếu cho rằng đứa trẻ phơi bày bộ phận sinh dục gây phản cảm cho người xung quanh thì lại càng thể hiện sự gượng ép và cầu toàn quá mức cần thiết.
Vụ này được quan tâm nhiều chắc chắc phần nhiều vì cô này là một ca sĩ nổi tiếng. Nhưng trước hết cũng nên biết cô là một người mẹ và cũng như bao người mẹ khác, tức luôn làm điều tốt nhất cho con mình.
Nếu đứng trước tình huống này thì chúng ta sẽ lựa chọn tháo dây an toàn, đưa trẻ vào nhà vệ sinh, bất chấp nguy hiểm (té ngã, đi lại mất trật tự...) hay chọn cách như cô ca sĩ đã làm?
Luật sư Nguyễn Tấn Thi
Trưởng Văn phòng luật sư Hoa Sen
Những phân tích của tác giả bài viết chỉ ra rằng việc ca sỹ Lệ Quyên cho con tè vào túi nôn trên máy bay là “hợp tình hợp lý”. Vì vậy, việc xử phạt hành chính ca sỹ này là chưa đủ cơ sở
Vấn đề pháp lý
Chánh thanh tra Cục Hàng không đã ra quyết định xử phạt hành chính ca sĩ Lệ Quyên 4 triệu đồng vì hành vi cho con đi tiểu vào túi nôn trên máy bay của Vietnam Airlines. Nội dung vi phạm trật tự, kỷ luật trong tàu bay được quy định tại điểm d, khoản 4, Điều 24 Nghị định số 147/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng.
Việc xử phạt hành chính phải dựa trên hành vi vi phạm hành chính. Ai thực hiện hành vi vi phạm thì phạt người đó. Cô ca sĩ lấy túi nôn để hứng nước tiểu của con, tức cô ta đã ngăn chặn con tè làm bẩn sàn tàu bay. Như vậy cô ta đã có hành vi tích cực chứ không có lỗi, hành vi này không phải là hành vi vi phạm hành chính để xử phạt.
Vậy thì còn lại là hành vi tè của con cô ca sĩ mà không vô nhà vệ sinh. Chúng ta biết việc tè của trẻ con là việc hết sức tự nhiên, không thể cản được. Hơn nữa chỉ là đứa trẻ, chưa đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi, chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hành chính. Nói về mặt pháp luật điều này là không thể xử lý được.
Theo thông tin từ báo chí thì thời điểm sự việc xảy ra tiếp viên đã có phát đi thông báo "Máy bay đang giảm độ cao để hạ cánh, quý khách vui lòng trở về chỗ ngồi. Quý khách lưu ý hạn chế sử dụng phòng vệ sinh vào lúc này".
Ngoài ra tiếp viên trưởng chuyến bay của VNA cũng đã xác định hành vi cho con tiểu vào túi không gây mất an ninh, an toàn cho chuyến bay.
Theo quy định tại điểm d khoản1, Điều 31 Nghị định số 147 thì việc vi phạm phải được lập biên bản nhưng tiếp viên trưởng đã cho biết rằng họ không làm thế, tức về thủ tục xử phạt thiếu Biên bản vi phạm hành chính. Theo nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính quy định: “Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính” (theo điểm đ, khoản 1, Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012).
Do đó xét về nội dung thì hành vi của Lệ Quyên không vi phạm quy định về an toàn, an ninh cho chuyến bay. Về mặt thủ tục thì trình tự thủ tục chưa đầy đủ. Do đó Cục hàng không dân dụng ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Lệ Quyên là chưa đủ cơ sở.
.
Ca sỹ Lệ Quyên bị Cục Hàng không xử phạt hành chính 4 triệu đồng
vì vi phạm trật tự, kỷ luật trong tàu bay. Ảnh: Internet
Vấn đề ý thức
Về phương diện văn hóa, ứng xử. Chúng ta thấy thời điểm này là phải thắt dây an toàn, máy bay đang trong tình trạng hạ cánh (quy định là phải ngồi thẳng, thắt dây an toàn) nên việc bồng con đi trên hành lang máy bay có nguy cơ bị té, ngã,... gây nguy hiểm. Cách hành xử của cô ca sĩ là hoàn toàn phù hợp với thời điểm đó, không thể khác được.
Cũng xin nói thêm rằng các hãng hàng không đã không lường tình huống này để chăm sóc khách hàng, nếu buộc phải đi nhà vệ sinh trong khi vẫn bị buộc phải cài dây an toàn là vô lý, gây nguy hiểm cho khách hàng, đặc biệt là trẻ em và người lớn tuổi, người khuyết tật. Nói vui là các hãng hàng không đã thiếu trang bị túi..tè cho trẻ em.
Tại sao chúng ta lên án hành động chăm sóc con của cô ca sĩ và đòi hỏi một thái độ ứng xử văn minh mà chúng ta lờ đi hành vi chụp ảnh tung lên mạng và đăng lại trên báo chí. Văn minh ở đâu, văn hoá ở đâu khi xâm phạm hình ảnh, uy tín của một con người và quan trọng hơn nữa là làm tổn thương "đứa trẻ tè trên máy bay" cả hiện tại và tương lai?
Chúng ta sẽ trả lời sao nếu đứa bé bị tổn thương, bị sang chấn tâm lý, xấu hổ, mắc cỡ khi bị bạn bè (hoặc cả người lớn nhân danh văn minh) trêu chọc là "thằng bé tè trên máy bay"?
Cha mẹ có trách nhiệm đối với con cái, dạy dỗ điều hay, lẽ phải, điều này đúng rồi, không có gì thay thế được. Và bản thân đứa trẻ được sinh ra đã là một cá thể độc lập, độc lập với cha mẹ ở thực thể, tức là độc lập về hành vi, nhất là về mặt sinh học.
Trở lại trường hợp này, trên máy bay đã có túi nôn, tức hãng hàng không dự liệu sẽ có khách nôn, và nôn thì sẽ ô uế. Xét hành vi nôn, có thể kiểm soát được và cũng có thể không kiểm soát được bởi nhiều yếu tố bất ngờ bên ngoài tác động. Tiểu tiện cũng tương tự, nhất là với trẻ con, có thể dự liệu hoặc cơn buồn tiểu tiện đến bất ngờ.
Câu chuyện của cô ca sĩ bị phạt được xem xét ở hai khía cạnh. Đó là ý thức và hành vi. Theo thông tin từ báo chí thì thời điểm này là thời điểm phải thắt dây an toàn, không được đi lại để đảm bảo an toàn. Cô ca sĩ biết điều này không? Chắc chắn là phải biết.
Vậy thì trước cơn buồn tiểu của con trẻ, cô phải có sự lựa chọn. Lựa chọn dắt con đi nhà vệ sinh thì lo ngại an toàn, lo ngại bị tiếp viên không cho, mà dắt đi chưa chắc đã kịp. Có thể cô đã nhận thức được điều này. Vậy có sự lựa chọn nào phù hợp hơn khi cho con tè tại chổ, tè vô túi nôn có khác gì so với nôn đâu.
Nếu có trách sao không trách hãng hàng không trang bị thiếu túi… tè cho trẻ em. Nếu cho rằng đứa trẻ phơi bày bộ phận sinh dục gây phản cảm cho người xung quanh thì lại càng thể hiện sự gượng ép và cầu toàn quá mức cần thiết.
Vụ này được quan tâm nhiều chắc chắc phần nhiều vì cô này là một ca sĩ nổi tiếng. Nhưng trước hết cũng nên biết cô là một người mẹ và cũng như bao người mẹ khác, tức luôn làm điều tốt nhất cho con mình.
Nếu đứng trước tình huống này thì chúng ta sẽ lựa chọn tháo dây an toàn, đưa trẻ vào nhà vệ sinh, bất chấp nguy hiểm (té ngã, đi lại mất trật tự...) hay chọn cách như cô ca sĩ đã làm?
Luật sư Nguyễn Tấn Thi
Trưởng Văn phòng luật sư Hoa Sen
Nguồn: Người Đưa tin
0 nhận xét:
Đăng nhận xét