CÀ PHÊ THỨ BẢY
Thư mời
CÀ PHÊ GẶP GỠ & ĐỐI THOẠI
Các anh chị và các bạn thân mến.
Vào 14h chiều thứ bảy ngày 01/08/2015,
Thư mời
CÀ PHÊ GẶP GỠ & ĐỐI THOẠI
Các anh chị và các bạn thân mến.
Vào 14h chiều thứ bảy ngày 01/08/2015,
tại quán CÀ PHÊ THỨ BẢY, số 3A, phố Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, hà Nội
sẽ diễn ra buổi CÀ PHÊ GẶP GỠ & ĐỐI THOẠI
“Cà phê” với NNCVH Nguyễn Mạnh Tiến
Chủ đề: LỊCH SỬ VIỆT NAM, CÁI NHÌN TỪ NÚI
Chủ trì: TS. Trần Trọng Dương
__________Chủ trì: TS. Trần Trọng Dương
Lời dẫn:
LỊCH SỬ VIỆT NAM, CÁI NHÌN TỪ NÚI
(Bàn luận xung quanh Những đỉnh núi du ca
– Một lối tìm về cá tính H’mông)
(Bàn luận xung quanh Những đỉnh núi du ca
– Một lối tìm về cá tính H’mông)
Xuất phát từ nghiên cứu dân tộc học nhờ hoạt động thực địa kết hợp với xử lý các tư liệu liên ngành thành văn để tìm hiểu về người H’mông và các tộc người ở miền núi phía Bắc đã dẫn đến hệ quả hiểu biếtvề một MÔ HÌNH NÚI trong quan sát các vấn đề Việt Nam. Cái nhìn từ núi là sự giải cấu trúc những cái nhìn cổ điển đã thành nếp hằn trong tư duy theo Việt tâm luận/Kinh tâm luận, góp vào đối thoại, điều chỉnh các kết luận ngữ văn, dân tộc học và sử học bị chi phối quá đậm đặc bởi chủ nghĩa dân tộc cực đoan, cũng như các tưởng tượng tập thể mang định kiến và sai lạc của đồng bằng khi nhìn lên miền núi.
Theo đó, lịch sử Việt Nam trong quá khứ kéo dài mãi đến thời cận hiện đại, miền núi luôn có một ý nghĩa to lớn hơn rất nhiều những gì mà diễn ngôn của đồng bằng đã viết lên, đã nghĩ về. Miền núi đã cưu mang, là điểm dựa (địa lí - kinh tế - quân sự - chính trị) cho các thế lực khởi nghĩa hay vệ quốc bành trướng xuống đồng bằng, chiến đấu và chiến thắng để kiến tạo quốc gia – dân tộc. Quyển sách sẽ lần lượt tái hiện lại sự hình thành các trung tâm quyền lực miền núi từng tồn tại, phát triển và suy yếu trong lịch sử Việt Nam. Sự tồn tại đầy chủ động của các thế lực miền núi trong các biến cố của nước Việt Nam trong quá khứ sẽ đưa lại một cái nhìn khác trong quan sát về sử học Việt Nam như là chỉ được/bị quyết định chủ yếu của người Kinh/Việt ở đồng bằng. Tóm lại, quan sát về các hệ thống quyền lực Việt Nam nhìn từ núi, về cơ bản sẽ được tái hiện lại như sau: “giữa hỗn độn của bức tranh tộc người, nhóm tộc người miền núi phía Bắc Việt Nam tồn tại đến cuối thế kỷ XIX hình thành hai lớp quyền lực chủ đạo. Lớp quyền lực vành đai núi thấp Mường - Thái (Tây Bắc) và Tày (Đông Bắc) là vành đai quyền lực nổi trội, sức mạnh của họ bao trùm toàn bộ các vùng núi. Trong đấy, vượt thoát trên các đỉnh núi, chung cho cả của Đông Bắc và Tây Bắc, bởi sự kiêu hùng, thiện chiến và đông đảo, lại hình thành riêng lớp quyền lực của người H’mông - quyền lực đỉnh núi. Các lớp quyền lực này tồn tại mối quan hệ liên đới phức tạp với nhau và với quyền lực của người Việt ở đồng bằng. Nước Việt Nam cổ truyền, nhìn từ núi, là một thực thể liên kết các trung tâm quyền lực chính trị - quân sự tộc người, trong đấy, sức mạnh người Việt ở các châu thổ là sức mạnh đã kiến tạo dân tộc - quốc gia”.
_____
VÀI NÉT VỀ DIỄN GIẢ NGUYỄN MẠNH TIẾN
Sinh năm: 1983. Nghiên cứu ngữ văn. Hoạt động Dân tộc học độc lập. Hiện làm việc tại Viện Văn học (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam).
Sinh năm: 1983. Nghiên cứu ngữ văn. Hoạt động Dân tộc học độc lập. Hiện làm việc tại Viện Văn học (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam).
Các lĩnh vực quan tâm: nghiên cứu văn học các tộc người thiểu số, dân tộc học và sử học.
Tác phẩm tiêu biểu: Những đỉnh núi du ca – Một lối tìm về cá tính H’mông, Nxb Thế giới – Songthuybookstore, 2014. Có giải thưởng về nghiên cứu văn học, văn hóa dân gian cho các công trình nghiên cứu về văn học miền nam Việt Nam 1954 – 1975, và dân tộc học, đã công bố hơn 50 bài báo khoa học và công trình chung.
Liên hệ với diễn giả: manhtiensh@gmail.com
0 nhận xét:
Đăng nhận xét