Hoàng Dung, thông tín viên RFA
2015-07-30
2015-07-30
Khi xảy ra vụ giàn khoan Hải Dương 981 vào năm ngoái, khu công nghiệp Vũng Áng là một trong những nơi xảy ra bạo động chống Trung Quốc khiến hằng ngàn công nhân người Hoa phải di dản về nước. Sau hơn một năm tình hình tại Vũng Áng ra sao?
Công nhân VN & TQ trở lại làm việc thế nào?
Vào ngày 15/05/2014 khi giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 của Trung Quốc được đưa vào khu đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, tại khu công nghiệp Vũng Áng ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh đã nổ ra biểu tình chống sự gây hấn của Trung Quốc.
Trong đợt đó đã có bạo động và hậu quả có 20 người chết và rất nhiều người bị thương. Phía Trung Quốc nói có 4 công nhân của họ làm việc tại khu công nghiệp Vũng Áng thiệt mang và cho 3 chiếc tàu đến khu công nghiệp và đưa hết các công nhân của họ về nước và khu công nghiệp đóng cửa. Tuy nhiên, sau đó hơn 2 tháng thì khu công nghiệp trở lại hoạt động bình thường, số công nhân Trung Quốc cũng được đưa trở lại làm việc.
Tại đó công nhân người Việt Nam cũng vào hoạt động trở lại; tuy nhiên các công nhân Việt Nam cũng chỉ biết là có người Trung Quốc sang lại chứ không rõ là bao nhiêu.
Khoảng 2 – 3 tháng gì đó thì công nhân Trung Quốc trở lại làm việc và hiện tại em không biết có bao nhiêu công nhân Trung Quốc đang làm trong khu công nghiệp, nhìn cũng rất đông nhưng nhìn không đông như trước.Chia sẻ về vấn đề này anh Đại làm công nhân trong khu công nghiệp cho biết.-Anh Đại
“Khoảng 2 – 3 tháng gì đó thì công nhân Trung Quốc trở lại làm việc và hiện tại em không biết có bao nhiêu công nhân Trung Quốc đang làm trong khu công nghiệp, nhìn cũng rất đông nhưng nhìn không đông như trước.”
Còn anh Thức một công nhân làm trong khu công nghiệp Vũng Áng 4 năm rồi thì cho biết.
“Tôi cũng không biết công nhân Trung Quốc trở lại làm việc khi nào và cũng không rõ hiện nay trong khu công nghiệp có bao nhiêu công nhân là người Trung Quốc, tôi chỉ làm việc cho một phần nhỏ trong khu công nghiệp nên tôi không quan tâm mà những việc bên ngoài muốn biết cũng chẳng biết được.”
Sau khi trở lại tiếp tục làm việc thì mối quan hệ giữa công nhân Trung Quốc và công nhân Việt Nam xem ra rất bình thường, chia sẻ về vấn đề này anh Thức khẳng định.
“Không, tôi chả thấy vấn đề gì xảy ra giữa công nhân Trung Quốc và công nhân Việt Nam cả.”
Công dân Trung Quốc di tản khỏi Việt Nam đến tỉnh Hải Nam, Trung Quốc
vào ngày 20 tháng 5 năm 2014
Anh Đại tiếp lời: “Ngoài nhậu nhẹt thì không biết có chuyện gì hay không chứ trong công việc thì tôi thấy bình thường, họ coi nhau như anh em.”
Đa số công nhân Việt Nam làm trong khu công nghiệp là lao động phổ thông và thường làm những công việc nặng hơn nhưng mức lương bình quân lại duy trì từ 250.000 – 300.000 VND/1 ngày.
Chia sẻ vấn đề này anh Đại cho chúng tôi biết thêm: “Lương Trung Quốc thì em cũng không biết, chắc họ cũng cao hơn mình nhiều, còn lương bình quân của công nhân Việt Nam từ 7 – 8 Tr VND, tức là bình quân quân từ 250.000 – 300.000 VND/1 ngày.”
Tình hình thực tế ra sao?
Sau khi vụ bạo động xảy ra thì chính quyền huyện Kỳ Anh đã tăng cường lực lượng bảo vệ nhiều hơn trước và khi công nhân Trung Quốc quay trở lại khu công nghiệp làm việc thì họ đã có những thái độ không tốt đối với những người dân xung quanh khu công nghiệp.
Chia sẻ về vấn đề này anh Nguyễn Văn Hóa quê ở huyện Kỳ Anh cho chúng tôi biết:
“Vấn đề nhận thấy rõ nhất sau vụ bạo động năm ngoái là chính quyền tăng cường lực lượng gấp 10 lần so với trước, thứ 2 thái độ của công nhân Trung Quốc không tôn trọng người dân Việt Nam và có thái độ rất ngang ngược.”
Dọc con đường quốc lộ 1A ở thị xã Kỳ Anh có rất nhiều nhà nghỉ cũng như cửa hàng được xây dựng. Những nhà nghỉ và nhà hàng này cũng phục vụ đối tượng người Trung Quốc nên quảng cáo bằng hai thứ tiếng Việt Nam và Trung Quốc.
Theo người dân địa phương như anh Hóa cho biết thì ngoài việc sử dụng các dịch vụ hàng quán và nhà nghỉ tại địa phương, công nhân Trung Quốc còn sử dụng những loại chất cấm như ma túy đá… anh Hóa khẳng định.
Vấn đề nhận thấy rõ nhất sau vụ bạo động năm ngoái là chính quyền tăng cường lực lượng gấp 10 lần so với trước, thứ 2 thái độ của công nhân Trung Quốc không tôn trọng người dân Việt Nam và có thái độ rất ngang ngược.“Các quán hàng mọc lên lia lịa với mật độ dày đặc với 2 ngôn ngữ Hoa – Việt, các chất cấm được công nhân Trung Quốc đem qua và sử dụng tràn lan trên địa bàn.”-Anh Nguyễn Văn Hóa
Dân chúng địa phương mà chúng tôi tiếp xúc được đều cho biết họ có đọc báo, nghe đài và biết chính quyền Trung Quốc đang có những hành động xâm phạm lãnh hải của Việt Nam ngoài Biển Đông. Tuy nhiên với những gì từng xảy ra ở khu vực Vũng Ánh cách đây hơn một năm, nhiều người tỏ ra thờ ơ và cho rằng đó là việc của chính quyền chứ không phải của những người dân như họ.
Anh Hóa cho chúng tôi biết thêm: “Nói về vấn đề Biển Đông thì người dân ở các xã Kỳ Liên, Kỳ Lợi, Kỳ Phương huyện Kỳ Anh thì họ rất quan tâm đến vấn đề Biển Đông nhưng họ lại không thể hiện qua hành động.”
Cơ quan chức năng nói gì?
Để tìm hiểu tình hình địa phương qua các cơ quan chính quyền, chúng tôi có liên lạc như chính quyền địa phương từ chối trả lời.
Khu công nghiệp Vũng Áng ở tỉnh Hà Tĩnh được thành lập vào tháng 4 năm 2006 trên cơ sở khu công nghiệp - cảng biển Vũng Áng, với tổng diện tích là 22.781 ha, bao gồm 9 xã thuộc huyện Kỳ Anh.
Tại khu kinh tế Vũng Áng, tập đoàn Formosa của Đài Loan đầu tư xây dựng dự án Khu Liên hợp Gang Thép và Cảng nước sâu Sơn Dương. Trong quá trình xây dựng nhà máy thép và cảng nước sâu được nói là lớn nhất khu vực Đông Nam Á này nhiều công nhân Trung Quốc lại được tiếp tục đưa sang làm việc.
Vấn đề này từng gây thắc mắc trong dư luận tại sao trong khi công nhân Việt Nam không có công ăn, việc làm lại để cho những người lao động nước ngoài đến đảm trách loại công việc mà người trong nước hoàn toàn có thể đảm đương. Tình trạng công nhân Trung Quốc sang làm việc gây ra những mầu thuẫn bất ổn tại địa phương trước khi xảy ra vụ giàn khoan Hải Dương 981 được cho là một trong những nguyên nhân khiến công nhân và người dân manh động đối với công nhân Trung Quốc vào tháng 5 năm ngoái.
.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét