Tinh thần Diên Hồng nên được hiểu ra sao?


Phòng họp chính của Quốc
hội  ngày nay gọi là Phòng Diên Hồng.


 Chuyện
này báo chí đã đưa từ cuối năm ngoái,(ví dụ
http://vov.vn/blog/tan-trao-va-dien-hong-vao-nha-quoc-hoi-moi-360419.vov
) nhưng mãi tới hôm qua 20-3-2015, xem TV tôi mới biết .


Tiếp tục đọc lại các báo
cũ, thấy chung quanh chuyện này, mọi người rất hỉ hả. Ta đang trở lại với
truyền thống. Ta rất dân chủ.


 Tôi nghĩ đơn giản là HAY ĐẤY. NHƯNG KHÔNG ĐỦ NỮA.




 Theo Wikipedia Hội
nghị Diên Hồng là hội nghị
năm 
1284 do Thượng
hoàng 
Trần Thánh Tông triệu họp các
phụ lão trong cả nước để trưng cầu dân ý, hỏi về chủ trương hòa hay chiến khi quân 
Nguyên Mông sang xâm lược Việt Nam lần thứ 2.


Hội nghị này
được tổ chức trước thềm 
điện Diên Hồng vào tháng chạp năm Giáp Thân 1284, hội nghị Diên Hồng không bàn đến
chiến lược, chiến thuật 
quân sự mà chỉ bàn: nên đánh hay nên hoà.


Hội nghị Diên
Hồng được xem như hội nghị 
dân chủ đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Các phụ lão có thể coi là những đại biểu của dân.
Sau hội nghị, chính các phụ lão là những người truyền đạt lại chủ trương của
chính quyền đến người dân.


 Từ đó suy ra:


-- Hội nghị Diên Hồng là
dành để bàn về việc nước khi xã tắc lâm nguy, quân thù đe dọa sự tồn vong của
quốc gia. 


Ngày nay vấn đề căn bản là tổ chức lại xã hội, bàn chuyện phát triển.


 Hai nhiệm vụ khác nhau, làm sao lấy tinh thần hôm qua gợi ý cho hôm nay được.





-- Hội nghị Diên Hồng triệu
tập toàn các cụ phụ lão, bởi trong các xã hội trung cổ, kinh nghiệm là quan trọng.


Còn trong xã hội hiện đại,
chính là lớp trẻ -- nhất là những trí thức trẻ có kiến thức về khoa học xã hội
được học hành theo đúng chuẩn mực trở thành những chuyên gia ngang tầm quốc tế --
mới đáng được hỏi ý kiến trước tiên.





-- Nhiệm vụ của Hội nghị
Diên Hồng theo như đoạn Wikipedia nói trên 
chỉ là bàn chuyện quyết tâm đánh giặc mà không bàn xem cần đánh giặc ra
sao.


 Họp về, việc các bô lão phải làm là truyền đạt
lại quyết tâm của các  nhà cầm quyền đến
dân.


Thời nay, tinh thần của
các cơ quan lập pháp như Quốc hội phải là bàn cụ thể về cách thức hành động và
các bước đi của bộ máy quản lý xã hội trong công cuộc phát triển. 


Sau đó cơ quan này còn tiếp tục theo dõi (hoặc qua cơ quan
tư pháp mà theo dõi) xem các quyết nghị của họ được hành pháp thực hiện đến đâu.


Quốc hội ngày nay mà chỉ
sống theo tinh thần Hội nghị Diên Hồng thì sao gọi là đủ cho được?





Ta thường hay nói với
nhau trong văn hóa quyền lực ở VN thời xưa đã có yếu tố dân chủ và lấy Hội nghị
Diên Hồng ra làm ví dụ. Nhưng ý niệm dân chủ ấy xem ra là quá sơ lược và có vẻ
như nó đã thuộc về  quá khứ tức là thời
phong kiến.


 Nó không đáp ứng được nhu cầu
thời đại ngày nay.







Không thể sử dụng một
khái niệm theo nghĩa cũ trong hoàn cảnh hiện tại -- trừ trường hợp trong thâm
tâm chúng ta cũng hiểu rằng sau những năm tháng chiến tranh khủng khiếp, thật
ra xã hội chúng ta cũng đang vận hành theo những quy luật của xã hội phong kiến,
và việc chúng ta sử dụng khái niệm dân chủ theo nghĩa ấy là không thể khác.

Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét