QUYỀN IM LẶNG LẠI NÓNG

Cuteo@

Hôm qua, 30/3/15, UBTP của Quốc hội bắt đầu phiên họp toàn thể lần thứ 16 với việc thẩm tra dự án BLTTHS (sửa đổi). Dự án luật do VKSND Tối cao chủ trì soạn thảo, bổ sung mới tới 166 điều, sửa đổi 290 điều, bãi bỏ 19 điều và chỉ còn giữ nguyên 27 điều. 

Một trong những nội dung được tranh luận nhiều nhất là "Quyền im lặng"

Phó Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Hữu Thể, cho rằng BLTTHS hiện hành đã quy định quyền này. Tại Điều 10 quy định: “Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội”. Hay các điều 48, 49, 50 quy định: “Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền trình bày lời khai, đưa ra ý kiến”.

Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương đề nghị cân nhắc: "Chúng ta đứng trước một sự việc phạm tội, chúng ta phát hiện tội phạm và phải bảo vệ người bị hại. Có mạng người bị giết ở đấy, người ta có ngóc đầu dậy được không để tố giác tội phạm? Đành rằng anh có quyền nhưng không nên nói câu “quyền im lặng”. Tôi đề nghị cân nhắc thật kỹ, không thì rất khó cho cơ quan điều tra (CQĐT)”.

Ông Vương cũng nói thêm: "Anh đã gây án, đã có tội, có hành vi vi phạm pháp luật thì anh phải có sự trình bày chứ? Tôi bảo vệ quyền lợi cho anh nhưng anh phải tôn trọng... Nó chém nó giết thế, đưa vào công an, cứ ngồi im, chờ mấy ngày đợi ông luật sư đến thì chả ai làm được. Đó là thực trạng".

Và đây là nội dung chính trong bài viết của ông Trần Dương Công - Viện kiểm sát nhân dân huyện Ea Súp, tỉnh Đăk Lăk, bàn về vấn đề này:


Hiện nay, chưa có văn bản pháp lý nào chính thức quy định về quyền im lặng của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.Tại một số nước trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, họ quy định quyền im lặng là quyền không khai báo khi không có sự tư vấn, chứng kiến của luật sư. Theo đó, khái niệm im lặng không có nghĩa là không nói bất cứ điều gì mà im lặng là chưa khai khi chưa có sự hiện diện của luật sư. Hiểu theo cách như trên thì im lặng chỉ được thực hiện trong một giới hạn nhất định, khi chưa có luật sư thì người bị bắt, người bị tạm giữ sẽ không khai báo bất cứ điều gì có liên quan đến nội dung vụ việc; Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu im lặng có nội hàm rộng hơn không khai báo. Không khai báo không đồng nhất với im lặng, không khai báo là không nói bất cứ điều gì có liên quan vụ việc, trường hợp đặc biệt người bị bắt, người bị tạm giữ vẫn khai nhưng khai báo quanh co, chối tội, khai không đúng sự thật thì vẫn nằm trong khái niệm không khai báo. Trong trường hợp này, im lặng là không khai bất cứ điều gì có liên quan đến vụ việc trong bất cứ giai đoạn nào của quá trình tố tụng. Kể cả trong trường hợp có luật sư là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì im lặng vẫn hiện hữu và vẫn có thể được thực hiện. Vì vậy, một khi quyền im lặng vẫn có hiệu lực thì đồng nghĩa họ có quyền im lặng trong suốt quá trình tố tụng, thậm chí cho đến khi họ ra trước Tòa án.


Đã có nhiều ý kiến cho rằng nên quy định quyền im lặng vào Bộ luật Tố tụng hình sự với lý do, thời gian qua, xảy ra một số vụ án, người bị bắt, bị tạm giữ bị bức cung, dùng nhục hình và sự việc có thể không xảy ra nếu khi được triệu tập đến cơ quan điều tra, họ có quyền im lặng cho đến khi luật sư có mặt hoặc việc hỏi cung chỉ được diễn ra khi có mặt luật sư. Tuy nhiên, sẽ là không thuyết phục nếu quy định quyền im lặng vào Bộ luật Tố tụng hình sự, bởi những lý do sau đây:

Một là, nếu quyền im lặng được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự thì được áp dụng như thế nào và trong giai đoạn nào của quá trình tố tụng. Theo đó,quyền im lặng chỉ được áp dụng từ khi một người bị bắt cho đến khi được gặp luật sư hay quyền im lặng được áp dụng trong suốt quá trình tố tụng, theo đó, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo không chỉ im lặng trong suốt quá trình điều tra mà đến giai đoạn xét xử, tại phiên tòa đều có quyền giữ im lặng, không cần biết có hay không có sự hiện diện của luật sư, không cần thiết phải nói bất cứ điều gì vào bất cứ thời điểm nào hoặc trả lời bất cứ câu hỏi nào. Tất nhiên, quyền im lặng không phải là quyền tuyệt đối và có thể không được áp dụng trong một số trường hợp nhất định.

Nếu chọn cách thứ nhất,quyền im lặng chỉ được áp dụng từ khi bị bắt cho đến khi gặp luật sư thì khi chưa có sự hiện diện của luật sư thì người bị bắt, bị tạm giữ sẽ không khai bất cứ điều gì có liên quan đến vụ việc, có luật sư mới khai, không có sẽ không khai. Vậy khoảng thời gian chờ đợi sự hiện diện của luật sư có được giới hạn không và nếu có thì sẽ được giới hạn trong thời gian bao lâu, trong thời gian chờ đợi luật sư, cơ quan tiến hành tố tụng có được khởi tố vụ án, khởi tố bị can và áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác hay không. Chưa kể, không phải trường hợp nào cũng thuê luật sư hoặc luật sư đến ngay sau khi thân chủ của họ bị bắt, bị tạm giữ như ở một số nước trên thế giới, trong trường hợp người bị bắt không thuê luật sư thì giải quyết như thế nào.

Nếu chọn cách thứ hai, thì việc im lặng trong suốt quá trình tố tụng có bị coi là chống đối, là không hợp tác với cơ quan thực thi pháp luật và trong nhiều trường hợp có thể gây ra những cản trở nhất định cho cơ quan tiến hành tố tụng trong việc thu thập thông tin, củng cố chứng cứ, hoàn thiện hồ sơ vụ án. Chưa kể, với vụ án có nhiều đồng phạm, nhiều tình tiết liên quan đến nhiều người, nhiều vụ thì việc im lặng của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có thể sẽ gây trở ngại trong quá trình điều tra, phá án, thậm chí có thể để lọt tội phạm.

Đọc thêm »
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét