SÓNG CỬA TÙNG



     Với bất cứ ai, có lẽ sự chờ đợi đều là những giây phút dài nhất trong nỗi lo âu hay phật phồng hy vọng. Còn hắn thì không, sau khi đã thỏa thuê trò chọi gà bằng cỏ cùng đồng đội, hắn thảnh thơi gác đầu lên đám cỏ phóng tầm mắt chiêm ngưỡng những con sóng lô xô ngoài biển đang dần tím sẫm lại trong ánh chiều tà để chờ lệnh cùng đoàn xe thiết giáp vượt sông Cửa Tùng. 
     Là người miền núi quen với khoảng trời hạn chế bởi tán lá rừng quanh năm ào ạt gió ngàn, lần đầu tiên đứng trước biển, hắn thực sự choáng ngợp, có phải chân trời là cái vạch mờ mờ cuối con sóng tít tắp phía xa kia không? Những con sóng bạc đầu cứ ánh lên dưới ánh chiều tà từ đại dương mênh mông hung hãn xô bờ như muốn nhấn chìm tất cả, khi đến sát cửa biển bị ngăn lại bởi dòng nước yên ả chảy xuôi từ phía thượng nguồn tạo thành một bức tường sóng tung bọt trắng xóa cao hơn mặt nước biển đến hai, ba mét mà bất cứ tầu thuyền nào ra vô Cửa Tùng cũng phải gại ngùng... Hắn định tìm hiểu sự kỳ thú về bức tường sóng kia nhưng khu vực xuống bến ở thời điểm đó là khu vực quân sự, toàn lính tráng từ bắc mới vào nên chẳng biết hỏi ai. Mãi sau này khi ra vô Cửa Tùng nhiều lần mới biết, dưới bức tường sóng có dải đá ngầm, sóng vỗ vào càng mạnh, bức tường sóng dựng càng cao. Thẳng hướng trước mặt là khu phi quân sự phía bờ nam đã được giải phóng, nhìn những giàn tháp canh lỏng chỏng khung sắt đang xám dần trong áng chiều cập quạng , hắn nhớ đến bộ phim “Trên vĩ tuyến 17” có tên ác ôn Trần Sùng, cùng những nỗi đau đến xé lòng của những cặp vợ chồng bởi nỗi phân chia hai bờ Nam Bắc...Dòng sông này cũng như một đời người, đều có gốc gác, cội nguồn, có tình yêu và nỗi nhớ đan cài không chỉ ngậm ngùi với những giọt nước mắt khổ đau mà còn cả những giọt nước mắt hạnh phúc thầm lặng khi được hy sinh, được hiến dâng cho đất nước, cho dù năm, cho dù tháng, cho dù bao nhiêu nước đã chảy qua bến sông này...
      Đã có lệnh xuống bến. Hít căng lồng ngực để cảm nhận thêm hương vị mặm mòi của biển, chiếc xe PTU50PY của hắn phì khói theo xe cầu phà trông giống như một chiếc hòm sắt khổng lồ từ từ xuống bến. Mặc dù đã được tập khá kỹ khi huấn luyện, nhưng khi chiếc xe cầu phà tung các tấm thiết giáp, tự lắp gép thành một chiếc phà chở xe tăng qua bờ nam hắn vẫn thấy lòng đầy phấn khích xen lẫn chút lo lắng mơ hồ. Cảm giác đã không đánh lừa hắn, khi chỉ còn lại một chiếc K3B và chiếc xe của hắn thì xe cầu phà bị chìm ở bờ Nam Cửa Tùng. 
 Theo phương án hai, xe PTU tự bơi qua sông, các công việc như bơm mỡ chịu nước vào các ổ trục bánh chịu nặng, gỡ bỏ nắp bảo hiểm phao báo đắm, gậy báo độ nông sâu, nhắc nhở sỹ quan xa bàn mở máy quét phương vị ...đều được thành viên trong xe thực hiện khẩn trương. Hắn bỏ ghế trưởng xe, cúi lom khom sau lái một để cùng cảm nhận xích xe khi không còn chạm đất rồi choài ra ngoài kiểm tra độ nghiêng lệch của xe, cùng một sỹ quan thông tin di chuyển mấy bao gạo về phía trái thành xe cho xe thật cân bằng mới nhắc lái một khởi động số bơi nước. Rút kinh nghiệm từ chiếc xe cầu phà bị chìm là do lái xe đóng một bên “chân vịt”xe chuyển hướng khi tay dầu cố định để lớn, dòng nước trong ống phản lực gây áp lực khiến chân vịt bị kẹt, không mở ra được làm xe quay tròn dẫn đến chìm xe.
 Đã được cấp trên quán triệt trong lần hội ý, dù rất tin “tay nghề” lâu năm trong quân ngũ của anh Hải, hắn vẫn bật công tắc về BC ( thu phát nội bộ) nhắc lái một để cố định tay dầu 600 vòng/ phút, đi số nước bằng chân dầu, hành trình đóng mở “chân vịt” khoảng 90% cho thao tác dễ ràng , việc còn lại chỉ là sác định tiêu đèn đỏ bờ Nam thẳng hướng bơi sang. 
Do sự cố chìm xe cầu phà nên phân đội xe của hắn sang đến bờ nam Cửa Tùng đã ba giờ sáng, không còn đủ thời gian hành quân đến nơi tập kết Nhĩ Hạ như ban tác chiến đề ra lên đành rải đều các xe ra mười hai thôn Làng Cát, đào hố cát sâu ngập băng xích, phủ bạt lên xe rồi lấp cát ngụy trang, đợi đêm sau hành quân tiếp. Công việc ngụy trang được bộ đội địa phương, các mạ, các chị du kích giúp đỡ nên khoảng hơn ba mươi phút sau đã hoàn thành. Sau khi đi vòng quanh xe một lượt để khiểm tra, hắn được một mẹ khoát tay: Trộ my mệt hung hỷ, theo mạ viền ngủ, mai đi hè.
 Đã được quán triệt, hai thành viên xe không ngủ chung một hầm để đề phòng pháo kích gây thương vong, hắn lẳng lặng đi theo bà mẹ đến một miệng hầm được che chắn cát bởi một gốc cây phi lao um tùm, hắn sững người khi mẹ nói giọng bắc: Con vào ngủ trước, chốc nữa em nó mới về.
 Ánh sáng từ bộ pin máy bộ đàm PRC25 tự lắp gép soi rất rõ chiếc giường một lò so gấp, phía đầu giường, thờ ảnh Bác cắt ra từ một tờ báo, một bàn nhỏ gắn vào vách hầm làm bằng bìa cactons, trên để một tập sách học sinh (loại 59 trang) đóng gộp lại, bìa ghi nắn nót bằng bút dạ: Sổ công tác. Lật mặt sau “ cuốn sổ”, hắn xúyt phì cười khi thấy in những hình ảnh gộ nghĩnh cùng những lời thơ dành cho lớp đồng ấu dưới chế độ Ngụy Quyền: Ông em đeo kính gọng đồng/ Bà ngồi đan áo sướng không hở bà...vv. Vì tò mò hắn muốn mở sổ ra xem, nhưng danh dự một chiến sỹ giải phóng đã khiến hắn đặt sổ vào chỗ cũ. Hầm không có cửa thoát hiểm lên rất nóng bức, muỗi trong hầm bay vo vo rát mặt, vơ một cái có thể được năm sáu con. Hắn tắt đèn, cởi tuột quần áo chui vào màn và thiếp đi rất nhanh nhưng vẫn ý thức được rằng đây là hầm của một lãnh đạo, chí ít thì anh chàng này cũng là chỉ huy chi khu.
 Giấc ngủ rất sâu của anh chàng xe tăng bị đánh thức bởi bản năng sung mãn của tuổi mười tám. Hắn đã thấy một mùi rất lạ, không phải phảng phất mà là rất gần, ước lượng khoảng cách đưa tay lên mặt người ngủ đối diện, vuốt xuôi xuống, bàn tay hắn chạm phải...điện giật. Hắn ngồi phắt dậy không dám động cựa vì vẫn cảm nhận phần dưới cơ thể hắn tiếp xúc một làn da mịn màng mát lạnh. Màn đêm như đặc quánh lại, chỉ còn tiếng muỗi bay u u ngoài màn, thời gian như ngừng trôi. Một bàn tay dịu dàng đặt lên vai hắn, lại giọng ngoài bắc, giọng người con gái dịu dàng: “Bỏ cái tính tiểu tư sản đó đi, nằm xuống ngủ đi anh”. Hắn cẩn thận thu hai tay vào bụng, từ từ nằm xuống trong tư thế của một xác chết trong quan tài. Nhưng khổ cho hắn, trọng lượng của hai người làm chiếc giường lò so võng xuống khiến cho hai thân thể cứ dính sát vào nhau bắt hắn cử phải “căng gân” ra chịu trận. Có lẽ cảm nhận được điều đó, cô gái lật nghiêng người về phía hắn để nới rộng khoảng cách,  giọng dành dẽ: “Ngủ đi, sức khỏe của đồng chí bây giờ không phải là riêng của đồng chí nữa mà là của đồng bào, của nhân dân”.
 Cái mùi chuối chín cứ nồng nàn bên vai rất gợi làm hắn không thể nằm yên được nữa. Hắn vùng dậy, chui ra khỏi màn. Đối với hắn, từ “đồng chí” chỉ dùng trong cuộc họp hay trong tình huống nghiêm trọng giữa các đồng đội. Lúc này- với khoảng cách giữa hai người gần như không có giới hạn ngăn cách bởi chính cô gái cũng đang ở trần  lên hắn ý thức được rất rõ hai từ "Đồng chí". Đàn muỗi đói phát hiện thân thể cởi trần của hắn áp lại, xông vào đốt rát lẹt, hắn vuốt mạnh hai tay lên người và cảm nhận hai bàn tay dính đầy máu của đàn muỗi bị giết. Đằng nào trời cũng xắp sáng, hắn nhổm dậy , xờ soạng vơ quần áo định chui ra khỏi hầm lên trảng cát thì bị giọng nói “Quê choa” thứ thiệt sắc lạnh kia giữ lại:
 -Răng rứa, côi (trên) trảng cát lớ sớ pháo biển ăn nát trôốc (đầu), đồng chí nỏ ưng vô mùng ngủ, tui xẽ đi khỏi hầm. 
 Chuyện lớn rồi, quốc gia đại sự rồi. Hắn lưỡng lự, tiến thoái lưỡng nan :
- Tầm này sắp đến giờ cầm canh pháo biển, ngồi ngoài đó nguy hiểm lắm, nghe em, vào ngủ đi anh.
 Lại giọng ngoài bắc như ra lệnh mà vẫn dịu dàng y trang người bạn gái cùng học cấp ba ngoài bắc... Mát ngọt như vại bia giữa buổi trưa hè thấm đẫm người hắn. Lặng lẽ chui vào màn, hắn duỗi thẳng chân tay một cách khoan khoái và chìm ngay vào giấc ngủ.
 Hắn tỉnh giấc lúc đã xế chiều. Trên gực có mảnh giấy nhỏ: - Em có việc phải đi rồi, ăng-gô trứng cá chuồn đó em nấu cho anh ăn, chúc anh mạnh khỏe, tiến bộ trong công tác. - Hải Yến.
 Hàng chữ nghiêng nghiêng, nét đều thanh thoát, chữ ký giản đơn ba nét với nét cuối vuốt ngược như bay lên. Thế là cánh chim biển đã lẫn vào tít tắp trùng khơi. 

 Làng Mo Tháng 6 năm 2012
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét