Những hình ảnh tuyệt đẹp sẽ chỉ còn lại trong ký ức? |
. |
Trong tâm thức của người dân thủ đô, cốm là thức quà riêng biệt. Thức quà ấy mang hương vị của tất cả sự đảm đang, cần cù và sáng tạo của người dân làm nông nghiệp. Món ăn ấy thanh khiết, mang trong nó sứ mạng như linh hồn của văn hóa ẩm thực Hà thành.
Song dễ thấy, ngày nay người dân làng Vòng chẳng còn mặn mà với nghề làm cốm. Nhìn vào mặt bằng đô thị, làng Vòng đã được đô thị hóa, sầm uất hơn, náo nhiệt hơn và những cánh đồng lúa xanh bát ngát được thay thế bằng những ngôi nhà cao tầng. Nhiều người cao niên ở làng Vòng không khỏi tiếc nuối nghề truyền thống, họ càng đau xót hơn khi mỗi ngày chứng kiến một món nghề xa xưa đang bị công nghiệp hóa đến mức thô bạo, nhẫn tâm với việc nhuộm phẩm màu.
Song, điều bất ngờ là với nhà nghiên cứu văn hóa, nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, ông lại thấy việc cốm làng Vòng bị "vấy bẩn" không có gì lạ. Có lẽ hơn ai hết, ông hiểu được những giá trị truyền thống đang mất đi để thay thế cho nhu cầu kiếm tiền, thỏa mãn nhu cầu của cuộc sống hiện đại.
“Tôi không thấy làm bất ngờ và tiếc nuối điều gì trước thông tin món cốm làng Vòng có nhuộm phẩm vì bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra. Tôi tiên lượng được điều đó bởi tôi thấy cuộc sống bây giờ không thể như ngày xưa được nữa. Những người làm cốm Vòng bây giờ đâu có được sống trong cái không gian Hà Nội những năm 60, 70 của thế kỷ trước. Khi đó Hà Nội đẹp, thơ mộng, cốm làng Vòng thơm ngon. Bây giờ đường phố Hà Nội bụi bẩn, người dân ra đường bon chen đường đi lối lại vì thế cốm “bẩn” cũng không lạ lắm”, ông giải thích một cách rất dễ hiểu.
“Tôi không thấy làm bất ngờ và tiếc nuối điều gì trước thông tin món cốm làng Vòng có nhuộm phẩm vì bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra. Tôi tiên lượng được điều đó bởi tôi thấy cuộc sống bây giờ không thể như ngày xưa được nữa. Những người làm cốm Vòng bây giờ đâu có được sống trong cái không gian Hà Nội những năm 60, 70 của thế kỷ trước. Khi đó Hà Nội đẹp, thơ mộng, cốm làng Vòng thơm ngon. Bây giờ đường phố Hà Nội bụi bẩn, người dân ra đường bon chen đường đi lối lại vì thế cốm “bẩn” cũng không lạ lắm”, ông giải thích một cách rất dễ hiểu.
“Ngày trước người ta đi bộ với gánh hàng rong, còn bây giờ người ta bán cốm rong bằng xe đạp, xe máy thậm chí có cả ô tô”, ông nói.
Không những thế, để bắt nhịp với cuộc sống, ngày nay người làng Vòng dùng những dụng cụ hiện đại để thực hiện những công việc truyền thống. Ví như ngày xưa các cụ sử dụng tất cả các vật phẩm dây buộc bằng những sợi lạt tre, còn bây giờ người ta đã thay thế dây lạt, dây đay, bằng những dây hóa học đó là xu hướng chung. Nhưng những cách làm đó là cách làm bừa bãi, liều lĩnh, vô nguyên tắc, cứ cái gì làm được thì làm.
Sẽ không phải chỉ có cốm “bẩn”
Theo nhà nghiên cứu, phê bình Vương Trí Nhàn, điều hiển nhiên nhất hàng ngày chính là câu chuyện túi nilon. Mỗi ngày, một gia đình có thể vứt ra đường vài chục cái túi nilon mà không biết rằng đang làm hại tương lai của đất nước, của cả cộng đồng. 100 năm sau thế hệ con cháu chung ta sẽ phải chịu hậu quả.
Năm ngoái, bản thân ông sang Trung Quốc, người dân ở đây muốn xin túi nilon phải đưa thêm tiền với ý thức đừng vứt bừa bãi, họ sẽ biết được giá trị của túi nilon. Túi nilon ở đó rất đắt và họ dùng loại túi nilon hủy hoại nhanh chóng.
Còn ở nước ta lại ngược lại, túi nilon rất rẻ vì khó tiêu hủy. Người bán hàng rất chiều khách, một quyển sách, một tờ báo cũng gói túi nilon. Những việc làm này không khác gì việc cốm làng Vòng tẩm hóa chất.
"Dùng những phương tiện hiện đại phục vụ mục đích cổ truyền là điều bình thường, chỉ tiếc con người chúng ta lại làm việc vô nguyên tắc, bản tính phá hoại môi trường, phá hoại suy nghĩ của con người. Lẽ ra phải nghĩ đến tương lai, đến dân tộc của mình nhưng họ lại đi ngược lại.
Nhiều vùng đất không thể canh tác vì rác bẩn. Việc truyền lại đất đai cho con cháu, thế hệ sau không còn. Ví như việc đi lễ, đi bái cầu tài nhưng chẳng mấy ai coi thần thánh thực sự là một điều thiêng liêng. Họ cúng bái xong lại mang ra sông ra hồ vứt rác. Muốn cha mẹ nơi chín suối được mát mẻ nên mang cả bán thờ, bát hương ra sông bỏ. Nhân danh hiếu thảo, làm việc dã man.
Quan niệm kiếm tiền của người Việt Nam không phải làm ra giá trị nhà nước mà họ sẵn sàng bỏ ra tất cả để kiếm tiền. Với ông Nhàn, đâu chỉ có buồn chuyện cốm bị “bẩn” mà cuộc sống ngày nay còn rất nhiều điều khiến ông trăn trở.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét