ĐỀN THỜ NGUYỄN HỮU CẢNH Ở ĐỒNG NAI
GỒM 2 MỤC
1 - HÌNH ẢNH VIDEO ĐỀN THỜ THƯỢNG ĐẲNG THẦN NGUYỄN HỮU CẢNH
2 - LỊCH SỬ ,THÂN THẾ ,SỰ NGHIỆP,LĂNG MỘ NGUYỄN HỮU CẢNH
1 - HỘP HÌNH ẢNH . SƠ LƯỢC VỀ ĐỀN THỜ NGUYỄN HỮU CẢNH
Các bạn xem ảnh lớn và nhiều hình ,hãy nhấn chuột vào chữ VIEW SLIDE SHOW
B - VIDEO thờI điểm quay 26/9/2011
3 video den tho thuong dangNguyen Huu Canh
SƠ LƯỢC DI TÍCH ĐỀN THỜ NGUYỄN HỮU CẢNH
Đền thờ được Bộ Văn hóa - Thông tin - Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia theo Quyết định số 457/QĐ ngày 25 tháng 3 năm 1991.
Từ thành phố Biên Hòa theo hướng quốc lộ I qua cầu Rạch Cát, rẽ vào bên trái khoảng 200 mét là đến đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh. Đền tọa lạc trên một khu đất rộng, bên tả của nhánh sông Đồng Nai ôm trọn Cù lao phố (thuộc xã Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa).Ngay sát chân cầu Ghềnh
Ngôi đền được xây dựng năm nào, ngày nào chưa có tài liệu nào đề cập cụ thể. Sách gia định thành thông chi có ghi: “… Ở phía Nam Cù lao phố, thôn Bình Hoành, huyện Phước Chánh, thờ khai quốc công thần Tráng Hoàn hầu Nguyễn Hữu Cảnh .Đền trông ra sông Phước Giang, lấy đá ngầm làm làm thủy thành, dưới có cá chép lạ, lớn 6,7 thước, cứ đêm khuya tĩnh mịch, thường hướng vào đền, quãy nhảy dưới sông bơi lội ngược xuôi, như hình múa lạy. Sau qua trào Tây Sơn, hương tàn khói lạnh”.
Đến đời Trung Hưng, cấp 10 người từ phu, hàng năm cho tiền công tế vào mùa xuân, cầu đảo thường linh ứng; năm Tự Đức thứ 4, quan tỉnh tâu rằng đền lâu ngày mục nát, lại bị nước xói, phụng mệnh lấy cho 400 quan tiền giao dân sở tại mua vật liệu, dựng lại đền ở sau cách 10 trượng…”
Năm 1851, đền được xây lại cách vị trí cũ khoảng 400m. Hơn 100 năm sau đền được tu sửa bao nhiêu lần không rõ. Năm 1960 Ban quý tế đền đứng ra chủ trì việc trùng tu. Trước chánh điện mở thêm hành lang rộng 2 mét, các cột chính được đắp rồng, các cửa gỗ được thay bằng cửa sắt kéo, mái lợp ngói âm dương thay cho loại vảy cá trước đây. Kiến trúc hiện tồn của di tích thuộc vào niên đại này, lối kiến trúc tương đối hiện đại, các nét xưa còn lại ít, có chăng là nội thất trong các trang trí hoa văn, đồ thờ.
Ngôi đền được xây dựng theo dạng chữ điền (J) mặt tiền hướng ra sông Đồng Nai, phía Tây Nam. Chánh điện đền hình vuông, tường gạch trát đá rửa, bốn mái lợp ngói lá vảy cá, nền lát gạch tàu, phía trước mái đều gắn đôi rồng chầu pháp lam bằng gốm men xanh, đối xứng hai bên là cặp lân. Từ ngoài theo lối chính có 3 cửa. Hai cửa khắc chìm hàng chữ Hán với nội dung nói về đền thờ Bình Kính, công lao của Nguyễn Hữu Cảnh đối với vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai.
Nội điện có ba hàng cột gõ lớn. Trên các cột đều treo liễn đối. Các hoành phi thể hiện dưới dạng đại tự chữ Hán, liễn đối được trang trí hoa văn sơn son thiếp vàng vẫn giữ tươi màu dù trải qua nhiều năm tháng. Dưới những hoành phi là những bao lam gỗ được chạm trổ các đề tài lưỡng long chầu nhật, hoa chim sơn kim nhũ óng ánh. Gian giữa chánh điện thờ thấn, hai bên thờ tả ban, hữu ban liệt vị. Một góc bên bàn thờ trong tủ kiếng còn lưu giữ bộ áo mão tương truyền là của đức ông Nguyễn Hữu Cảnh thửơ sinh thời. Trước bàn thờ thần là bàn thờ la liệt, bàn thờ hội đồng, xung quanh đắp nổi bộ tứ linh và ở trên có đôi hạc và lưỡng long, gian giữa bày hai hàng bát bửu bằng đồng. Dọc theo bờ tường hai bên có bồn bệ xi măng thờ các bậc tiền nhân, hậu hiền, thế hiền và thánh mẫu.
Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh là một trong số ít di tích ở Biên Hòa còn lưu giữ được sắc thần, trong đó ghi rõ họ tên, chức tước vinh hiển, thứ bậc thượng đẳng thần của vua ban phong cho Nguyễn Hữu Cảnh.
Hàng năm, tại đền, nhân dân địa phương tổ chức hai lần lễ tế (tính theo âm lịch) vào các ngày 16 tháng 5 và 11 tháng 11, cầu cho quốc thái dân an và tưởng nhớ công lao của các bậc tiền nhân có công mở mang vùng đất phương nam của tổ quốc. Năm 1998, kỷ niệm 300 năm hình thành và phát triển vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai (1698 - 1998) Đảng bộ và nhân dân Đồng Nai đã xây dựng nhà bia trong khuôn viên di tích đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh. Nhằm lưu truyền công đức của các bậc tiền nhân đã có công khai phá, bảo vệ, kiến tạo và xây dựng Đồng Nai với quá khứ hào hùng của ông cha, của truyền thống hào khí Đồng Nai.
Xin trân trọng giới thiệu và hân hạnh được đón tiếp quý khách đến chiêm ngưỡng, tham quan và dâng hương tưởng nhớ đến bậc tiền nhân. Đến với di tích đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh quý khách sẽ được chiêm ngưỡng dòng sông Đồng Nai hiền hòa thơ mộng, được trở lại với quá khứ oai hùng của vùng đất “Địa linh nhân kiệt” được nghe âm vang hào khí Đồng Nai.
* THÔNG TIN SƠ LƯỢC CỦA BỘ VĂN HOÁ
Thông tin sơ lược
Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh thuộc địa phận xã Hiệp Hòa (Cù lao Phố).
Năm 1968, Chúa Nguyễn Phúc Chu sai Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược vùng đất Đồng Nai. Ông đã đặt tên cho đất mới là phủ Gia Định, dựng dinh Trấn Biên, chia phủ ra làm 2 huyện: Phước Long và Gia Định, đặt ra phường, ấp, xã, thôn, lập bộ đinh bộ điền và chiêu mộ lưu dân từ Ngũ Quảng vào Đồng Nai.
Mặt đền nhìn ra sông Đồng Nai theo hướng tây nam, sân đền rộng. Mặt trước đền có gắn đôi rồng chầu pháp làm bằng gốm men xanh, hai bên là cặp lân. Hàng cột mặt tiền đắp rồng cuốn mây có đôi liễn chữ nho khắc chìm vào tuờng.
Năm 1998, Đảng bộ và nhân dân Đồng Nai đã xây dựng nhà bia ghi lại lịch sử 300 năm của vùng đất Biên Hòa Đồng Nai trong khuôn viên của đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh. Ngày 16/05 và ngày 11/01 âm lịch hằng năm, nhân dân địa phương tổ chức tế lễ, cầu cho quốc thái dân an và tưởng nhớ đế công đức to lớn của bậc tiền nhân có công khẩn hoang, xác lập nền hành chính tại vùng đất phương nam.
Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh là một di tích lịch sử-văn hóa đã được nhà nước xếp hạng.
2 - LỊCH SỬ THÂN THẾ SỰ NGHIỆP LĂNG MỘ NGUYỄN HỮU CẢNH
LỊCH SỬ THÂN THẾ SỰ NGHIỆP TẠI ĐÂY
LANG MO NGUYEN HUU CANH
LĂNG MỘ NGUYỄN HỮU CẢNH TẠI ĐÂY
LICH SU VIET NAM
0 nhận xét:
Đăng nhận xét