CẦU GHỀNH TỈNH ĐỒNG NAI TRÊN 100 TUỔI
GỒM 2 MỤC:
1 - HÌNH ẢNH ,VIDEO CẦU GHỀNH TỈNH ĐỒNG NAI TRÊN 100 TUỔI
2 - LỊCH SỬ, LỜI KỂ CỦA MỘT NGƯỜI DÂN ĐÃ 4 THẾ HỆ SỐNG TẠI CHÂN
CẦU NÀY
1 - HÌNH ẢNH, VIDEO CẦU GHỀNH TỈNH ĐỒNG NAI TRÊN 100 TUỔI
HỘP HÌNH ẢNH
VIDEO CẦU GHỀNH
2 - LỊCH SỬ, LỜI KỂ CỦA NGƯỜI DÂN ĐÃ 4 THẾ HỆ SỐNG Ở CHÂN CẦU
GHỀNH
LỜI KỂ CỦA NGƯỜI DÂN ĐÃ 4 ĐỜI SỐNG Ở CHÂN CẦU NÀY
Ông Lê Văn Chín đã 76 tuổi nhưng còn nhớ như in những lời cha mình kể về thời làm nên cây cầu Ghềnh với bao công sức của người dân cù lao Phố.
Những khối đá này chứa trong nó một thế kỷ ký ức đầy máu xương thuở xây cầu Ghềnh của người cha ông Lê Văn Chín - Ảnh: Hà Mi
Ký ức con người thợ xây cầu
Đã ngoài thất thập, ông Chín vẫn nhớ như in cầu Ghềnh hồi còn thuở hoang sơ. Chỉ ra cây cầu đang nhộn nhịp người qua lại, ông tự hào cho biết cha mình từng làm thợ sắt chung với bao người để làm nên một chiếc cầu đã trên trăm năm tuổi. Cha ông bảo thời xây cầu, hầu hết sắt thép và thiết bị làm cầu đều đưa từ Pháp sang.
Riêng thanh tà vẹt được dùng bằng gỗ sao để kết nối hai thanh sắt của đường tàu chạy. “Cha tôi nói khi đó để xây chân cầu, kỹ sư người Pháp thuê công nhân người Việt đóng ống thép xuống lòng sông, sau đó rút nước ra rồi cho thợ xây từ dưới lên. Cha bảo thợ dưới nước ăn lương gấp bốn lần thợ trên bờ vì rủi ro rất cao. Có người lặn lên không kịp, ra máu lỗ tai, lỗ mũi rồi chết. Lúc ấy làm thủ công nên bị hao người lắm” - ông Chín nhớ lại.
"Cha bảo thợ dưới nước ăn lương gấp bốn lần thợ trên bờ vì rủi ro rất cao. Có người lặn lên không kịp ra máu lỗ tai, lỗ mũi rồi chết. Lúc ấy làm thủ công nên bị hao người lắm..."
Lời kể của ông Lê Văn Chín
Cha ông Chín, cụ Lê Văn Thình (sinh 1885), được Pháp thuê làm thợ sắt nên sau này khi con cái lớn lên cạnh cây cầu vẫn thường hỏi han cụ về lịch sử của cây cầu. Vì vậy, ông Chín, một người con út trong gia đình, vẫn còn nhớ như in những gì cha mình kể lại
Công đoạn của cụ Thình bấy giờ là đóng rivê (rivet) để kết nối những thanh chắn cho cầu Ghềnh. Hơn một thế kỷ trước, máy tán hơi chưa có nên người thợ sắt phải làm thủ công bằng cách bỏ rivê vào lửa nung đỏ, sau đó đưa ngay vào các đoạn nối thanh cầu để tán. Làm đến đâu tán đến đó.
Cụ Thình kể với các con thời xây dựng cầu không có ximăng nên người Pháp cho dùng mật đường trộn với vôi để làm vật liệu kết dính những móng cầu. Còn người Pháp có bí mật dùng nguyên liệu gì khác không thì cụ không được rõ. Nhưng để cây cầu Ghềnh nối nhịp đôi bờ cho người dân cù lao Phố, để có những chuyến đi trên tàu lửa về Sài Gòn - Gia Định đã chiếm nhiều mồ hôi, sinh mạng người cù lao thời ấy.
Giờ trong gian nhà của ông Chín vẫn còn đó những kỷ vật của cha mình mang về từ thuở xây cầu Ghềnh. Đó là ba khối đá hình bầu dục nhìn giống cục bêtông đã rêu phong mà ông Chín giải thích là vật liệu từng được Pháp dùng để xây móng cầu.
Lúc lớn lên nhìn thấy những khối bột nằm trong thùng gỗ như thùng chứa rượu vang, ông Chín hỏi thì được cha mình giải thích đó là chất liệu có mật ong và vôi để làm cầu, được ông mang về kê đồ trong nhà. Qua thời gian, thùng gỗ mục và những chất liệu ấy đóng thành khối như bêtông nên được gia đình ông tận dụng làm bàn thiên. “Gia đình vẫn để đấy. Cầu Ghềnh bao nhiêu tuổi thì nó cũng chừng ấy tuổi và chúng tôi xem đó như một kỷ vật của cha mình để lại” - chỉ tay vào khối bêtông ông Chín tâm sự.
Gành hay Ghềnh?
Theo Địa chí Đồng Nai (NXB Tổng Hợp Đồng Nai 2001), từ khi cầu Gành đi vào hoạt động, tuyến đường sắt đã được thông tuyến với các tuyến Sài Gòn - Biên Hòa (1904, dài 71km), Sài Gòn - Xuân Lộc (1904, dài 81km), Xuân Lộc - Gia Ray (1905, dài 18km), Gia Ray - Mường Mán (1910, dài 77km) và Sài Gòn - Nha Trang (1913, dài 408km).
Tài liệu của Bảo tàng tỉnh Đồng Nai cũng ghi nhận: Cầu Gành dài 223,30m, có kiểu kiến trúc Gothic trang nhã bằng thép rất kiên cố. Trên cây cầu ngoài tuyến đường bộ, đường dành cho xe cơ giới còn có tuyến đường sắt Bắc - Nam.
Giám đốc Bảo tàng tỉnh Đồng Nai Lưu Văn Du cho biết qua tìm hiểu người dân ở cù lao Phố vẫn gọi là “Gành” chứ không phải “Ghềnh”. “Ghềnh” có thể sau này người ta phát âm trại ra chứ dân cù lao dứt khoát gọi là “Gành”. Theo ông Du, ở dưới vùng hạ lưu của cầu Ghềnh có những gành đá nên người xưa có thể từ đó mà gọi là “Gành”. Tuy nhiên, đến nay “Gành” hay “Ghềnh” vẫn chưa tìm thấy một dữ liệu nào để khẳng định chuẩn xác.
Chuyến tàu xưa
Lội ngược thời gian, ông Chín nhớ thuở cầu Ghềnh hình thành, ở ngã tư Chợ Đồn có một cái ga xe lửa. Cuối tuần, cha mẹ ông đưa ra ga Chợ Đồn để lên tàu về Sài Gòn. Ông mặc chiếc áo trắng nhưng khi về đến nhà màu áo đã ám đen vì khói tàu. “Thời đó tàu khoảng bốn toa, được đốt bằng củi để chạy nên khói mù mịt” - ông Chín kể.
Trong ký ức của ông Chín, hai bờ sông Đồng Nai nối cầu Ghềnh khi ấy rất hẹp và hoang sơ. Hai lối đi bên thành cầu được dành cho người đi bộ, xe đạp, còn giữa cầu dành cho xe hơi đi chung với đường sắt, nhưng khi ấy người ít, mỗi ngày chỉ một hai chuyến xe ngang qua. Hai bên đầu cầu cũng có người trực gác chắn dùng tín hiệu đèn xanh, đèn đỏ (hoặc cờ) và dùng kèn làm hiệu lệnh để tránh xe đối đầu.
Khi nghe đến cầu Ghềnh năm xưa, vợ ông Chín, bà Trần Thị Hùm (74 tuổi), quay sang bảo: “Cây cầu này bằng tuổi má của tui đó. Hồi tui mười mấy tuổi, chiều chiều thường rủ nhau chơi cò cò ở gần cầu mà đường vắng hoe chứ đâu như bây giờ”. Rồi bà Hùm kể người dân cù lao rất thương cây cầu này vì đó như một chứng nhân của bao sự đổi thay ở vùng đất này.
Khi nghe chúng tôi hỏi gọi cầu Gành với cầu Ghềnh thì từ nào chuẩn xác, vợ chồng ông Chín cười: “Dân cù lao hồi xưa tới giờ gọi cầu Gành không à. Gành là gành đá nổi lên ở gần cầu thời đó nên dân mới gọi như vậy. Nói với dân cù lao mà gọi cầu Ghềnh thì người ta cười chết!”.
Gành hay Ghềnh cho một chiếc cầu hơn 100 năm tuổi dường như vẫn còn bỏ lửng. Nhưng ít ra gia đình ông Chín cả thảy đã có bốn thế hệ sống ở bên chân cầu này cũng là một trong những nhân chứng còn lại ở vùng đất cù lao Phố. Ông bảo: “Cho dù có tách cầu đường bộ thì cầu Gành vẫn mang dáng cổ xưa nên phải gìn giữ và trân trọng nó. Một ngày nào cây cầu này không còn nữa thì người dân cù lao buồn lắm”
DƯỚI ĐÂY LÀ BÀI VIẾT Ở: BIÊN HOÀ – ĐỒNG NAI 300 HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Cầu Ghềnh dấu tích trăm năm kỳ 1
TT - Cùng với cầu Tràng Tiền (Huế) và cầu Long Biên (Hà Nội), hơn 100 năm trước cầu Ghềnh đã tạo thành dấu ấn đặc biệt cho mảnh đất lịch sử Biên Hòa, Đồng Nai. Sau những biến cố, dư luận xôn xao việc nếu xây một cây cầu mới thì số phận cầu Ghềnh hiện tại sẽ như thế nào? Tuổi Trẻ trở lại với cây cầu của lịch sử trăm năm...
Kỳ 1 - Ký ức trong chiếc bàn thiên trăm tuổi
Ông Lê Văn Chín đã 76 tuổi nhưng còn nhớ như in những lời cha mình kể về thời làm nên cây cầu Ghềnh với bao công sức của người dân cù lao Phố.
Những khối đá này chứa trong nó một thế kỷ ký ức đầy máu xương thuở xây cầu Ghềnh của người cha ông Lê Văn Chín
Ký ức con người thợ xây cầu
Đã ngoài thất thập, ông Chín vẫn nhớ như in cầu Ghềnh hồi còn thuở hoang sơ. Chỉ ra cây cầu đang nhộn nhịp người qua lại, ông tự hào cho biết cha mình từng làm thợ sắt chung với bao người để làm nên một chiếc cầu đã trên trăm năm tuổi. Cha ông bảo thời xây cầu, hầu hết sắt thép và thiết bị làm cầu đều đưa từ Pháp sang.
Riêng thanh tà vẹt được dùng bằng gỗ sao để kết nối hai thanh sắt của đường tàu chạy. “Cha tôi nói khi đó để xây chân cầu, kỹ sư người Pháp thuê công nhân người Việt đóng ống thép xuống lòng sông, sau đó rút nước ra rồi cho thợ xây từ dưới lên. Cha bảo thợ dưới nước ăn lương gấp bốn lần thợ trên bờ vì rủi ro rất cao. Có người lặn lên không kịp, ra máu lỗ tai, lỗ mũi rồi chết. Lúc ấy làm thủ công nên bị hao người lắm” - ông Chín nhớ lại.
"Cha bảo thợ dưới nước ăn lương gấp bốn lần thợ trên bờ vì rủi ro rất cao. Có người lặn lên không kịp ra máu lỗ tai, lỗ mũi rồi chết. Lúc ấy làm thủ công nên bị hao người lắm..."
Lời kể của ông Lê Văn Chín
Cha ông Chín, cụ Lê Văn Thình (sinh 1885), được Pháp thuê làm thợ sắt nên sau này khi con cái lớn lên cạnh cây cầu vẫn thường hỏi han cụ về lịch sử của cây cầu. Vì vậy, ông Chín, một người con út trong gia đình, vẫn còn nhớ như in những gì cha mình kể lại.
Công đoạn của cụ Thình bấy giờ là đóng rivê (rivet) để kết nối những thanh chắn cho cầu Ghềnh. Hơn một thế kỷ trước, máy tán hơi chưa có nên người thợ sắt phải làm thủ công bằng cách bỏ rivê vào lửa nung đỏ, sau đó đưa ngay vào các đoạn nối thanh cầu để tán. Làm đến đâu tán đến đó.
Cụ Thình kể với các con thời xây dựng cầu không có ximăng nên người Pháp cho dùng mật đường trộn với vôi để làm vật liệu kết dính những móng cầu. Còn người Pháp có bí mật dùng nguyên liệu gì khác không thì cụ không được rõ. Nhưng để cây cầu Ghềnh nối nhịp đôi bờ cho người dân cù lao Phố, để có những chuyến đi trên tàu lửa về Sài Gòn - Gia Định đã chiếm nhiều mồ hôi, sinh mạng người cù lao thời ấy.
Giờ trong gian nhà của ông Chín vẫn còn đó những kỷ vật của cha mình mang về từ thuở xây cầu Ghềnh. Đó là ba khối đá hình bầu dục nhìn giống cục bêtông đã rêu phong mà ông Chín giải thích là vật liệu từng được Pháp dùng để xây móng cầu.
Lúc lớn lên nhìn thấy những khối bột nằm trong thùng gỗ như thùng chứa rượu vang, ông Chín hỏi thì được cha mình giải thích đó là chất liệu có mật ong và vôi để làm cầu, được ông mang về kê đồ trong nhà. Qua thời gian, thùng gỗ mục và những chất liệu ấy đóng thành khối như bêtông nên được gia đình ông tận dụng làm bàn thiên. “Gia đình vẫn để đấy. Cầu Ghềnh bao nhiêu tuổi thì nó cũng chừng ấy tuổi và chúng tôi xem đó như một kỷ vật của cha mình để lại” - chỉ tay vào khối bêtông ông Chín tâm sự.
Gành hay Ghềnh?
Theo Địa chí Đồng Nai (NXB Tổng Hợp Đồng Nai 2001), từ khi cầu Gành đi vào hoạt động, tuyến đường sắt đã được thông tuyến với các tuyến Sài Gòn - Biên Hòa (1904, dài 71km), Sài Gòn - Xuân Lộc (1904, dài 81km), Xuân Lộc - Gia Ray (1905, dài 18km), Gia Ray - Mường Mán (1910, dài 77km) và Sài Gòn - Nha Trang (1913, dài 408km).
Tài liệu của Bảo tàng tỉnh Đồng Nai cũng ghi nhận: Cầu Gành dài 223,30m, có kiểu kiến trúc Gothic trang nhã bằng thép rất kiên cố. Trên cây cầu ngoài tuyến đường bộ, đường dành cho xe cơ giới còn có tuyến đường sắt Bắc - Nam.
Giám đốc Bảo tàng tỉnh Đồng Nai Lưu Văn Du cho biết qua tìm hiểu người dân ở cù lao Phố vẫn gọi là “Gành” chứ không phải “Ghềnh”. “Ghềnh” có thể sau này người ta phát âm trại ra chứ dân cù lao dứt khoát gọi là “Gành”. Theo ông Du, ở dưới vùng hạ lưu của cầu Ghềnh có những gành đá nên người xưa có thể từ đó mà gọi là “Gành”. Tuy nhiên, đến nay “Gành” hay “Ghềnh” vẫn chưa tìm thấy một dữ liệu nào để khẳng định chuẩn xác.
Chuyến tàu xưa
Lội ngược thời gian, ông Chín nhớ thuở cầu Ghềnh hình thành, ở ngã tư Chợ Đồn có một cái ga xe lửa. Cuối tuần, cha mẹ ông đưa ra ga Chợ Đồn để lên tàu về Sài Gòn. Ông mặc chiếc áo trắng nhưng khi về đến nhà màu áo đã ám đen vì khói tàu. “Thời đó tàu khoảng bốn toa, được đốt bằng củi để chạy nên khói mù mịt” - ông Chín kể.
Trong ký ức của ông Chín, hai bờ sông Đồng Nai nối cầu Ghềnh khi ấy rất hẹp và hoang sơ. Hai lối đi bên thành cầu được dành cho người đi bộ, xe đạp, còn giữa cầu dành cho xe hơi đi chung với đường sắt, nhưng khi ấy người ít, mỗi ngày chỉ một hai chuyến xe ngang qua. Hai bên đầu cầu cũng có người trực gác chắn dùng tín hiệu đèn xanh, đèn đỏ (hoặc cờ) và dùng kèn làm hiệu lệnh để tránh xe đối đầu.
Khi nghe đến cầu Ghềnh năm xưa, vợ ông Chín, bà Trần Thị Hùm (74 tuổi), quay sang bảo: “Cây cầu này bằng tuổi má của tui đó. Hồi tui mười mấy tuổi, chiều chiều thường rủ nhau chơi cò cò ở gần cầu mà đường vắng hoe chứ đâu như bây giờ”. Rồi bà Hùm kể người dân cù lao rất thương cây cầu này vì đó như một chứng nhân của bao sự đổi thay ở vùng đất này.
Khi nghe chúng tôi hỏi gọi cầu Gành với cầu Ghềnh thì từ nào chuẩn xác, vợ chồng ông Chín cười: “Dân cù lao hồi xưa tới giờ gọi cầu Gành không à. Gành là gành đá nổi lên ở gần cầu thời đó nên dân mới gọi như vậy. Nói với dân cù lao mà gọi cầu Ghềnh thì người ta cười chết!”.
Gành hay Ghềnh cho một chiếc cầu hơn 100 năm tuổi dường như vẫn còn bỏ lửng. Nhưng ít ra gia đình ông Chín cả thảy đã có bốn thế hệ sống ở bên chân cầu này cũng là một trong những nhân chứng còn lại ở vùng đất cù lao Phố. Ông bảo: “Cho dù có tách cầu đường bộ thì cầu Gành vẫn mang dáng cổ xưa nên phải gìn giữ và trân trọng nó. Một ngày nào cây cầu này không còn nữa thì người dân cù lao buồn lắm
KỲ 2
Nối nhịp thông thương
TT - Ông Võ Hồng Châu (84 tuổi), phường Bửu Hòa, TP Biên Hòa - người mà cả tuổi thơ gắn liền với cầu Ghềnh khi ngày ngày từ Chợ Đồn sang Biên Hòa học chữ ông đều phải cuốc bộ từng bước qua lại trên chiếc cầu này. Dẫn chúng tôi lên lại cây cầu, những cảm xúc và ký ức một thời bỗng ùa về trong tâm khảm ông...
Ngày thông cầu
Chỉ tay vào đầu nhịp cầu bên phía Chợ Đồn (phường Bửu Hòa, TP Biên Hòa) ông nói: “Ngày xưa nơi đây có dòng chữ ghi rõ năm 1904, trong một lần đi học về tôi hỏi một chú gác chắn, chú nói đó là năm thông cầu đường sắt qua nơi này”.
Thế là cậu bé Châu lúc ấy tò mò về hỏi ông nội mình là cụ Võ Văn Nguyện - người chứng kiến cảnh nhộn nhịp và hân hoan của người dân hai bên đầu cầu trong ngày ấy. Ông Châu bồi hồi nhớ lại: “Chợ Đồn cùng cù lao Phố chính là hai đầu của cây cầu Ghềnh những năm đầu thế kỷ 20 chỉ lác đác vài ngôi nhà thôi, xung quanh rừng cây rậm rạp, thú dữ xuất hiện liên tục. Người dân quần tụ hai bên, chúng tôi thường chèo thuyền qua lại giao thương với nhau.
Những năm đầu thế kỷ 20, người dân thấy thuyền chở sắt thép, vật liệu về tập trung xung quanh rất nhiều, sau đó mới biết là xây cầu xe lửa. Từ ngày công trình bắt đầu được khởi công, khung cảnh trở nên nhộn nhịp hơn. Ngoài phu cầu từ miền Bắc, miền Trung thì người dân địa phương cũng được điều động đi làm cầu. Xe bò, xe ngựa của người dân được trưng dụng để kéo gỗ, chở đá, chuyển cát đến công trình. Thương nhân nhiều nơi thấy vậy cũng chèo thuyền về buôn bán làm sống lại một khung cảnh sầm uất bên cù lao này".
Ông Châu nhớ lại từ lời kể của ông nội mình, ngày thông cầu trở thành ngày hội của người dân lúc bấy giờ. Người dân từ Tân Uyên, Lái Thiêu... cũng về chung vui. Những người lớn tuổi ở hai bên cầu mặc áo bà ba, lập hai bàn hương để cúng.
Đến dự thông cầu có nhiều quan chức to của xứ Nam kỳ với sự bảo vệ nghiêm ngặt. Chuyến tàu lửa chạy bằng hơi nước đầu tiên lăn bánh từ từ đi qua từ hướng Dĩ An về ga Biên Hòa. Sau đó là xe ngựa, xe bò, xe đạp và người đi bộ cũng được tự do qua cầu buôn bán, giao thương.
Bên dưới cây cầu thế kỷ, ngôi đình Nguyễn Tri Phương - di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia - sừng sững soi bóng xuống dòng sông. Những hậu duệ của người dân từng sống hàng trăm năm nay vẫn không quên những ký ức tuổi thơ bên cây câu này.
Vừa nhấp ly trà nóng, ông Huỳnh Văn Sao (78 tuổi), trưởng ban quý tế đình thờ Nguyễn Tri Phương, kể lại: “Thời ấy, cầu Ghềnh là công trình lớn có tầm cỡ ở xứ Nam kỳ. Không chỉ dành cho xe lửa qua lại mà nó còn là huyết mạch giao thông đường bộ của tuyến quốc lộ 1. Kiến trúc cổ kính, vững chãi trường tồn cho đến hôm nay. Hình ảnh bình dị của nó đã tạo nên một nét văn hóa rất riêng của đất và người Biên Hòa”.
Công trình cầu Ghềnh có một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình lịch sử lúc bấy giờ. Ông Sao nói: “Nó đẹp nhưng đừng nghĩ chỉ có công lao của người Pháp. Từ những kỹ thuật khoa học của các vị kiến trúc sư, song để tạo nên một hình hài nguyên vẹn tồn tại bao năm tháng là cả công sức của hàng nghìn người Việt đấy. Nhiều phu cầu rời làng quê từ miền Bắc, miền Trung đã bỏ lại mạng mình nơi con sông này”.
Sống dậy xứ cù lao
Cầu Ghềnh ra đời không chỉ nối thông tuyến đường sắt Sài Gòn - Nha Trang mà còn giúp cho cù lao Phố (xã Hiệp Hòa ngày nay) có thể dễ dàng thông thương với Sài Gòn và Biên Hòa nhiều hơn. Từ nét văn hóa đi chợ, họp chợ đường thủy bằng thuyền, lúc bấy giờ người dân có thể qua cầu đi chợ bằng xe bò, xe ngựa, quang gánh, túi xách... của mình.
Theo Lược sử cù lao Phố, vào đầu thế kỷ 20 có rất nhiều bến đò được hoạt động qua lại cù lao này. Đến năm 1904, cầu Ghềnh và cầu Rạch Cát chính thức được băng ngang mỏm đất phía tây của cù lao nối vùng đất một thời sầm uất này với Gia Định và Hà Nội. Đó là tiền đề cho cù lao cất cánh và phát triển sau nhiều biến cố thời gian.
Từng là thương cảng Nông Nại đại phố sầm uất với nhiều thương gia nước ngoài đến giao thương, buôn bán trong những năm thế kỷ 17-18 sau khi các di thần nhà Minh được chúa Nguyễn cho vào định cư ở Đồng Nai năm 1679.
Tuy nhiên, qua nhiều biến cố của lịch sử, cù lao Phố bị tàn phá nặng nề, dân cư cũng trở nên thưa thớt hẳn. Nhiều cư dân xưa đã chuyển lên khu vực Lái Thiêu, Thủ Dầu Một, Chợ Lớn... Thế nhưng vẫn còn đó một số lưu dân bám trụ xung quanh vùng đất mà tổ tiên từng dày công khai phá này. Đến đầu thế kỷ 20, cùng với cầu Ghềnh, người dân bắt đầu đông đúc trở lại và phát triển đến tận hôm nay.
Đứng bên cầu Ghềnh nhìn về phía cù lao Phố dễ dàng nghĩ đến hai câu thơ của Huỳnh Văn Nghệ Từ thuở mang gươm đi mở cõi, Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long với những mái đình, ngôi chùa cổ kính, thấp thoáng trong một khoảng xanh của cây trái đang tồn tại hàng trăm năm nay.
Ông Phạm Văn Hòa, phó chủ tịch UBND xã Hiệp Hòa, TP Biên Hòa, cho biết: “Trong tương lai, cù lao Phố sẽ trở thành trung tâm thương mại với nhiều cây cầu nối ra nhiều phường trong thành phố. Chính quyền địa phương và người dân chúng tôi cũng rất mong dự án quy hoạch xây cầu đường bộ nối xã với các phường sớm được thực hiện”.
Khi cầu đường bộ tách cầu Ghềnh đang được lên dự án thì cầu Rạch Cát 2 (nằm song song với cầu Rạch Cát) sẽ được đưa vào hoạt động cuối năm nay, phần nào giảm tải lượng xe vào cù lao trong thời gian tới, giúp cù lao này cất cánh vươn xa.
Năm 1901 quốc lộ 1 và đường sắt Sài Gòn - Nha Trang chạy qua tỉnh Biên Hòa được khởi công. Cùng trong năm này, công trình cầu Gành (Ghềnh) cũng được Pháp cho triển khai đào móng thi công bắc qua mỏm tây của cù lao Phố (nay là xã Hiệp Hòa, TP Biên Hòa).
Đầu thế kỷ 20, quốc lộ đi qua Biên Hòa có mặt đường hẹp, rộng chừng 5m, được rải đá và cấp phối sơ sơ, trong đó cầu được xây dựng bằng bêtông và sắt thép nên rất vững chắc. Sở Trường Tiền được lập ra với nhiệm vụ làm đường, bắc cầu nhỏ và sửa chữa, bảo trì đường bộ. Năm 1903, cầu Rạch Cát và cầu Ghềnh do Hãng Eiffel (Pháp) thiết kế, chế tạo bắc ngang qua sông Đồng Nai làm xong.
Ngày 14-1-1904, với việc khánh thành cầu Ghềnh đã giúp đoạn đường xe lửa Sài Gòn - Biên Hòa bắt đầu thông xe, ít lâu sau tàu chợ chạy hằng ngày. Trong phạm vi tỉnh Biên Hòa, đường sắt và quốc lộ 1 hầu như chạy song song với nhau. Từ tỉnh lỵ, hai con đường huyết mạch này đâm sâu vào rừng rậm bịt bùng để băng qua Bàu Cá, núi Chứa Chan... phục vụ khai thác tài nguyên.
Theo Biên Hòa - Đồng Nai 300 năm hình thành và phát triển (NXB Đồng Nai, 1998).
0 nhận xét:
Đăng nhận xét