Tạo dựng nền tảng văn hóa pháp luật

“Trên trời có một Phạm Tuân, dưới đất có muôn ngàn người phạm pháp”. Câu nói đó tôi đã được nghe người nói từ khoảng những năm 1980.
Chợt nhớ tới nó vì vào những ngày này, một câu nói tương tự đang được lưu truyền: “Ngày xưa ra ngõ gặp anh hùng, còn ngày nay ra ngõ gặp người phạm pháp”.
Những biến dạng thông thường của xã hội hậu chiến, những cú sốc liên tiếp khi một
Còn trang quốc tế của báo? Ngoài những đề tài mà báo nào cũng đề cập,  tôi muốn PLTP đứng vững ở góc độ chuyên môn của mình. Hãy giúp chúng tôi biết ở các cộng đồng khác—nhất là  các dân tộc  sống trong điều kiện như chúng ta, cũng như các dân tộc từng có ảnh hưởng tới chúng ta -- hiện nay, mối quan hệ giữa con người và pháp luật ra sao, làm thế nào  để con người ở những xứ sở ấy có thể sống tử tế hiền lành nuôi dạy con cái chăm sóc tương lai,  còn chúng ta thì nhân danh cuộc sống cứ phải xô nhau vào những con đường tội lỗi,  để rồi đau đớn hối hận về sự hư hỏng của mình, mà lòng vẫn khôn nguôi một nỗi khao khát,  là góp sức xây dựng một xã hội lương thiện

Ghi chú 


Phần chỉ có riêng ở blog này

xã hội bấy lâu khép kín đột ngột hội nhập với một thế giới ngổn ngang, hỗn độn và bao quát hơn là sự chuyển đổi văn hóa theo hướng hiện đại đầy bất trắc… Bấy nhiêu yếu tố tác động vào tâm lý và hành động của con người, làm nảy sinh mọi biến thái của lỗi lầm, mưu đồ, tội ác. Mọi nền nếp thông thường trong ứng xử bị vượt qua. Phần bản năng thấp hèn trong con người nhiều khi không được góp phần ngăn chặn mà lại được chiều nịnh. Con người dễ sa ngã hơn bao giờ hết.
Bây giờ thì báo chí ở ta tờ nào chẳng đầy rẫy tin tức về các vụ phạm pháp, các hoạt động làm mất trật tự an ninh, các hành vi phương hại tới cá nhân và cộng đồng.
Lý do tồn tại của một cơ quan như báo Pháp Luật TP.HCM không phải là ở chỗ chạy nhanh hơn các báo khác, đưa tin nhanh hơn, kỹ càng hơn, viết mùi mẫn hơn và câu khách hơn… theo xu thế nói trên. Mà dư luận - cả người đọc thông thường và các đồng nghiệp - muốn trông chờ ở đây một cái gì giống như là sự nâng cao, tức là khả năng vượt lên trên các sự kiện bê bối, lầm lỗi thông thường để phân tích bề sâu và soi rọi vào đó thứ ánh sáng trí tuệ cần thiết.




Cái mà người đọc cần không phải chỉ là những lời lên án theo lối vuốt đuôi cũng như những lời bao che dễ dãi.
Nâng đỡ con người lúc này là phải giúp họ lý giải phần bóng tối ẩn giấu trong mỗi người và khơi gợi trong họ những tiềm năng tốt đẹp, đóng góp vào việc tìm ra những chuẩn mực sống cần thiết cho xã hội.
Theo tôi, chất lượng tờ báo phụ thuộc một phần vào khả năng đưa các vấn đề pháp luật vào trọng tâm suy nghĩ của mọi công dân.
Một mặt phải hướng tới văn hóa pháp luật nói chung mà số đông nhân loại dù bất cứ nước nào cũng đều thừa nhận.
Mặt khác, phải đặt tình trạng hỗn độn hiện nay vào mạch chung của sự phát triển dân tộc trong suốt tiến trình lịch sử.
Trở lại với sách vở xưa, nhìn nhận con người trong chiều sâu năm tháng là một trong những cách hiệu nghiệm nhất để hiểu con người hôm nay.
Những bộ cổ luật như Quốc triều hình luật, Hoàng Việt hình luật lệ; những bộ hương ước; những trang lịch sử hàm súc, Đại Việt sử ký toàn thư, Việt sử thông giám cương mục và những cuốn sử đời sống ở dạng thông thường là tác phẩm văn chương... Nếu biết trang bị cho mình những công cụ phân tích hiện đại, chúng ta sẽ phát hiện trong đó cái mã, cái mạch ngầm chủ yếu chi phối đời sống mọi mặt xã hội người Việt. 













Tóm lại, tôi muốn tờ báo của chúng ta có thêm cái nền kiến thức cơ bản bao gồm cả văn hóa pháp luật lẫn lịch sử pháp luật. Phần nền tảng cơ bản này có thể ẩn kín trong các bài báo hằng ngày của các phóng viên và có thể xuất hiện thành những chuyên mục do các chuyên gia phụ trách.
Số nọ tiếp số kia, năm này qua năm khác, dần dà chúng ta sẽ góp phần tạo dựng được một cơ sở văn hóa pháp luật nhân bản và hiện đại, nó là cái trụ vững để mọi loại bài vở, tin tức xoay quanh. 

  phapluattp   20/09/2010 
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét