Dịch thơ cổ: Nguyễn Trãi 10

THƠ LÀM SAU KHI THÀNH CÔNG 
VÀ LÀM QUAN Ở TRIỀU (31 BÀI)

Bài 31
題黃御史梅雪軒 
Đề Hoàng ngự sử Mai Tuyết hiên

豸冠峨峨面似鐵,
 Trãi quan (1) nga nga diện tự thiết (2),
不獨愛梅兼愛雪
Bất độc ái mai kiêm ái tuyết.
愛梅愛雪愛緣何?
Ái mai ái tuyết ái duyên hà,
愛緣雪白梅清潔。
Ái duyên tuyết bạch mai thanh khiết.
天然梅雪自兩奇,
Thiên nhiên mai tuyết tự lưỡng kỳ,
更添臺柏真三絕.
Cánh thiêm đài bách (3) chân tam tuyệt.
羅浮仙子冰為魂,
La Phù tiên tử (4) băng vi hồn,
頃刻能令瓊作屑。
Khoảnh khắc năng linh quỳnh tác tiết.
夜深琪樹碎玲瓏,
Dạ thâm kỳ thụ toái linh lung,
月戶風窗寒凜烈。
Nguyệt hộ phong song hàn lẫm liệt.
若非風遞暗香來,
Nhược phi phong đệ ám hương lai,
紛紛一色何由別。
Phân phân nhất sắc hà do biệt.
巡簷不怕玉樓寒,
Tuần thiềm bất phạ ngọc lâu hàn,
銀海搖光更清徹。
Ngân hải dao quang cánh thanh triệt.
九重軫念及遐氓,
 Cửu trùng (5) chẩn niệm cập hà manh,
萬里錦衣遙駐節。
Vạn lý cẩm y dao trú tiết (6).
霜風捲地氣橫秋,
Sương phong quyển địa khí hoành thu,
身在炎荒心魏闕。
Thân tại viêm hoang lâm nguỵ khuyết (7).
交南十月暖如春,
Giao nam thập nguyệt noãn như xuân,
夢中只有花堪折。
Mộng trung chỉ hữu hoa kham chiết.
將心托物古有之,
Tương tâm thác vật cổ hữu chi, 
高蠋深期蹈前哲。
Cao trục thâm kỳ đạo tiền triết.
東坡謂竹不可無,
Đông Pha (8) vị trúc bất khả vô, 
濂溪愛連亦有說。
Liêm Khê (9) ái liên diệc hữu thuyết.
乾坤萬古一清致,
Càn khôn vạn cổ nhất thanh trí,
灞橋詩思西湖月。
Bá Kiều thi tứ (10) Tây Hồ nguyệt (11)

Ghi chú
1.Trãi quan: mũ trãi, mũ quan ngự sử, trên có khắc hình sừng con giải trãi, loài thú chỉ có một sừng, theo truyền thuyết Trung Quốc thì nó biết nhận ra kẻ không chính trực để tấn công. Do đấy mũ này biểu trưng cho chức quan giũ việc đàn hặc các quan trong triều.
2.Diện tự thiết: mặt như sắt hay mặt sắt, cũng là cụm từ thường dùng chỉ quan ngự sử.
3.Đài bách: cây bách xưa thường trồng nhiều ở đai ngự sử (Trung Quốc)
4.Cửu trùng: chỉ nơi cung điện thâm nghiêm, phải qua chín lớp cửa mới đến được.
5.Trũ tiết: mao tiết, loại cờ lệnh vua trao cho một quan nhận chức cai trị, cán có đốt (tiết) và có chum long (mao) buộc trên đầu.
6.La phù tiên tử: người tiên ở hai núi La Sơn và Phù Sơn (Quảng Đông Trung Quốc). Xưa Triệu Sử Hùng đi chơi núi La Phù gặp người đàn bà áo trắng vào quán rượu. Sử Hùng say nằm ngủ, khi tỉnh giấc thấy nắm dưới gốc mai.
7.Ngụy khuyết: chỉ chỗ cao nơi vua ở, có treo pháp lệnh. Câu thơ này dựa ý sách Trang Tử: “Thân tại giang hải chi thượng / Tâm cư hồ ngụy khuyết chi hạ” (Thân dù ở trên sông biển nhưng lòng vẫn ở nơi cung vua)
8.Đông Pha: Tô Đông Pha đời Tống có câu thơ: “Ninh khả thực vô nhục / Bất khả cư vô trúc / Vô nhục linh nhân sấu / Vô trúc linh nhân tục” (Thà ăn không có thịt / Chứ ở không thể không có tre / Ăn không có thịt thì người gầy / Ở không có trúc thì người tục)
9.Liêm Khê: tức Chu Đôn Di, tự là Mậu Thức (đời Tống Trung Quốc) có bài Ái liên thuyết (thuyết yêu hoa sen), cho hoa sen là hoa quân tử.
10.Bá kiều thi tứ: một cây cầu trên sông Bá tại phía đông Tràng An (Trung Quốc), nơi vào thời nhà Đường thiên hạ dùng lam chỗ tiễn đưa nhau. Còn có tên gọi là Chiết Liễu kiều (cầu bẻ liễu), vì tại đây có nhiều dương liễu, người ta bẻ cành tặng nhau làm roi ngựa.
11.Tây Hồ nguyệt: trăng trên Hồ Tây.Tây Hồ tại Hàng Châu (Chiết Giang Trung Quốc), còn gọi lff hồ Tiền Đường. Tô Đông Pha ca ngợi hồ này rất nhiều. Vì cảnh đẹp như nhan sắc của Tây Thi nên hồ cũng được mệnh danh là Tây Tử hồ.

Dịch thơ
Đề hiên mai tuyết của Hoàng ngự sử

Mũ trãi cao cao mặt như sắt
Không chỉ yêu mai yêu cả tuyết
Yêu mai yêu tuyết vì sao yêu?
Yêu vì tuyết trắng mai thanh khiết
Thiên nhiên mai tuyết lạ cả hai
Thêm bách trước đài ba thứ tuyệt
Tiên núi La Phù băng linh hồn
Bỗng chốc ngọc quỳnh vỡ tan hết
Đêm khuya cây ngọc tan long lanh
Trăng song gió cửa căm căm rét
Không gió đưa mùi hương nhẹ vào
Cả hai đều trắng đố phân biệt
Dạo bước quanh thềm rét sợ chi
Anh sáng lung lay càng trong suốt
Cửu trùng thương xót dân phương xa
Cử người áo gấm dựng cờ tiết
Gió sương cuốn đất vẻ uy nghi
Thân ở  xa xôi lòng cửa khuyết
Giao Nam tháng mười ấm như xuân
Trong mộng chỉ hoa là đáng ngắt
Đem lòng gửi vật có từ xưa
Vẫn muốn theo đòi bậc hiền triết
Đông Pha sống không thể thiếu tre
Liêm khê yêu sen thành luận thuyết
Muôn đời trời đất vẫn thanh cao
Thơ cầu sông Bá Tây Hồ nguyệt.
                Đỗ Đình Tuân dịch
25/5/2012
Đỗ Đình Tuân
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét