Nông và Thanh có hai con, một trai một gái. Thật là lý tưởng nếu Hải-con trai họ không lâm bệnh.
Hải là cháu đích tôn của ông bà nội, được bố mẹ cưng chiều từ khi mới cất tiếng khóc chào đời. Nhưng bé có thiệt thòi là không được bú sữa mẹ, vì mẹ Thanh không thích cho bú. Mẹ lo, sau này tí tẹt đi không đẹp nữa, nên bảo bố lùng kiếm sữa bột hảo hạng pha cho con trai uống. Hải lớn nhanh như thổi, mẹ Thanh được thể trêu chồng: “Đấy, anh thấy chưa? Sữa bây giờ còn nhiều chất hơn sữa mẹ ấy chứ. Mà không cho nó bú, là em cũng vì …anh đấy”. Nông thở dài, nhưng không đủ lí sự để làm khác ý của vợ.
Hải lớn lên trong sự chiều chuộng của bố mẹ nhưng chăm bẵm thì không. Mọi việc đều do cô Hà, người giúp việc, lo toan cho Hải: nào là ăn gì, ngủ ở đâu, nghe kể chuyện vùng quê xa lạ, rồi chơi những trò chơi con trẻ. Bố mẹ không cho Hải tiếp xúc với trẻ con đường phố, để khỏi sinh hư.
Ngại Hà không dạy con mình học được, bố mẹ Hải xin cho con trai đi học trước, luyện chữ, học tính nhẩm tính nhanh. Cô Hà đưa đón Hải đi học hàng ngày. Nhưng Hải sợ đến lớp học lắm, khi thấy có nhiều bạn nói nói cười cười làm bài mê mải. Hải chẳng biết ai và chẳng dám chơi với ai.
Ngày khai trường vào lớp 1. Vẫn là cô Hà đưa Hải đi. Bố Nông đang đi công tác xa. Mẹ Thanh bận với em gái mới sinh. Hải lớn mà vẫn để cô Hà bế cắp nách, không chịu ngồi xuống ghế. Lớp học này đông lắm, gần 60 bạn! Thấy Hải mếu máo, các bạn nhao nhao chỉ trỏ : “Úi giời, bạn kia lớn thế còn làm nũng mẹ!” Cô giáo lại gần: “Nào con ngồi vào bàn này với các bạn, để cho mẹ về còn đi làm chứ!” Và quay sang người phụ nữ cô giáo nói nhỏ: “Chị yên tâm, tôi sẽ dỗ cháu vào lớp học”. Cô Hà ngường ngượng cúi chào cô giáo rồi ra khỏi lớp. Hải khóc òa như một đứa trẻ lên 2.
Rồi dần dần, Hải cũng quen đến lớp là ngồi vào bàn, nhưng không chơi với bạn. Giờ tập đọc, cô giáo gọi từng người một, Hải nhất định không đọc. Giờ Toán, Hải hí hoáy viết vào vở, nhưng không bao giờ giơ tay xung phong chữa bài tập. Nói tóm lại, Hải rất ngại tới lớp. Ngày thứ bảy, chủ nhật không phải đi học, Hải có vẻ vui hơn. Hải được ở nhà, nhưng chỉ chơi với cô Hà. Hải chẳng thích em bé, nó hay khóc lắm. Những lúc cô Hà bận, Hải chơi một mình.
Ở lớp, vẫn thế, Hải ngày càng xa lánh bạn bè, và sức học đuối dần. Những lần họp phụ huynh, cô giáo đều trao đổi với cô Hà, người mà cô giáo ngỡ là mẹ của Hải.Cô giáo nhắc nhở gia đình quan tâm hơn, và nên đưa Hải đi khám bệnh. Cô giáo bảo hình như Hải mắc bệnh tự kỉ, nhưng chỉ thấy cô Hà im lặng…
Cho tới một ngày, cô giáo không đừng được nữa, tới thăm nhà Hải. Thật may là hôm đó bố mẹ Hải đều có nhà. Bố Hải vừa mới đi công tác xa về, mẹ Hải đang bận rộn với em bé. Tới lúc này, cô giáo mới sững người khi được biết cô Hà không phải là mẹ của Hải. Sau khi trao đổi với cô giáo, vợ chồng Nông Thanh mới hết hồn, hứa với cô giáo sẽ thu xếp đưa Hải đi khám bệnh. Và cũng là hy hữu, Nông rủ con trai vào giường nằm cùng mình trò chuyện. Nông hỏi con nhiều thứ, chuyện ở lớp ở trường, chuyện học hành,…nhưng hầu như Hải chỉ im lặng, và bố Nông đành độc thoại một cách miễn cưỡng.
Rồi Nông đưa con đi khám bệnh. Tiếp bố con Hải là một bác sĩ giỏi chữa bệnh tự kỉ. Sau khi tiếp xúc trò chuyện với Hải, bác sĩ cho chuyển sang khoa tâm thần của một bệnh viện lớn. Bác sĩ bảo Nông:
- Con anh đúng là mắc bệnh tự kỉ. Tuy nhiên, trước khi chữa tự kỉ, cần phải điều trị về tâm thần đã. Cháu mắc bệnh lâu chưa, mà sao để lớn thế này mới đi khám?
- Dạ, chúng tôi cũng… bận mải việc cơ quan, nên không để ý lắm. Nông rụt rè khẽ đáp.
- Ơ hay nhỉ? Thế hàng ngày ai chăm sóc con anh?
Anh chị đi làm về không hỏi han gì cháu à? Không chơi với cháu? Không kèm cặp xem con học hành thế nào à?
- Dạ, chẳng dấu gì bác sĩ, chúng tôi tin tưởng có cô giúp việc ạ. Cô ấy yêu quí cháu Hải lắm, mà con tôi từ bé cũng chỉ theo cô ấy thôi…
Hải là cháu đích tôn của ông bà nội, được bố mẹ cưng chiều từ khi mới cất tiếng khóc chào đời. Nhưng bé có thiệt thòi là không được bú sữa mẹ, vì mẹ Thanh không thích cho bú. Mẹ lo, sau này tí tẹt đi không đẹp nữa, nên bảo bố lùng kiếm sữa bột hảo hạng pha cho con trai uống. Hải lớn nhanh như thổi, mẹ Thanh được thể trêu chồng: “Đấy, anh thấy chưa? Sữa bây giờ còn nhiều chất hơn sữa mẹ ấy chứ. Mà không cho nó bú, là em cũng vì …anh đấy”. Nông thở dài, nhưng không đủ lí sự để làm khác ý của vợ.
Hải lớn lên trong sự chiều chuộng của bố mẹ nhưng chăm bẵm thì không. Mọi việc đều do cô Hà, người giúp việc, lo toan cho Hải: nào là ăn gì, ngủ ở đâu, nghe kể chuyện vùng quê xa lạ, rồi chơi những trò chơi con trẻ. Bố mẹ không cho Hải tiếp xúc với trẻ con đường phố, để khỏi sinh hư.
Ngại Hà không dạy con mình học được, bố mẹ Hải xin cho con trai đi học trước, luyện chữ, học tính nhẩm tính nhanh. Cô Hà đưa đón Hải đi học hàng ngày. Nhưng Hải sợ đến lớp học lắm, khi thấy có nhiều bạn nói nói cười cười làm bài mê mải. Hải chẳng biết ai và chẳng dám chơi với ai.
Ngày khai trường vào lớp 1. Vẫn là cô Hà đưa Hải đi. Bố Nông đang đi công tác xa. Mẹ Thanh bận với em gái mới sinh. Hải lớn mà vẫn để cô Hà bế cắp nách, không chịu ngồi xuống ghế. Lớp học này đông lắm, gần 60 bạn! Thấy Hải mếu máo, các bạn nhao nhao chỉ trỏ : “Úi giời, bạn kia lớn thế còn làm nũng mẹ!” Cô giáo lại gần: “Nào con ngồi vào bàn này với các bạn, để cho mẹ về còn đi làm chứ!” Và quay sang người phụ nữ cô giáo nói nhỏ: “Chị yên tâm, tôi sẽ dỗ cháu vào lớp học”. Cô Hà ngường ngượng cúi chào cô giáo rồi ra khỏi lớp. Hải khóc òa như một đứa trẻ lên 2.
Rồi dần dần, Hải cũng quen đến lớp là ngồi vào bàn, nhưng không chơi với bạn. Giờ tập đọc, cô giáo gọi từng người một, Hải nhất định không đọc. Giờ Toán, Hải hí hoáy viết vào vở, nhưng không bao giờ giơ tay xung phong chữa bài tập. Nói tóm lại, Hải rất ngại tới lớp. Ngày thứ bảy, chủ nhật không phải đi học, Hải có vẻ vui hơn. Hải được ở nhà, nhưng chỉ chơi với cô Hà. Hải chẳng thích em bé, nó hay khóc lắm. Những lúc cô Hà bận, Hải chơi một mình.
Ở lớp, vẫn thế, Hải ngày càng xa lánh bạn bè, và sức học đuối dần. Những lần họp phụ huynh, cô giáo đều trao đổi với cô Hà, người mà cô giáo ngỡ là mẹ của Hải.Cô giáo nhắc nhở gia đình quan tâm hơn, và nên đưa Hải đi khám bệnh. Cô giáo bảo hình như Hải mắc bệnh tự kỉ, nhưng chỉ thấy cô Hà im lặng…
Cho tới một ngày, cô giáo không đừng được nữa, tới thăm nhà Hải. Thật may là hôm đó bố mẹ Hải đều có nhà. Bố Hải vừa mới đi công tác xa về, mẹ Hải đang bận rộn với em bé. Tới lúc này, cô giáo mới sững người khi được biết cô Hà không phải là mẹ của Hải. Sau khi trao đổi với cô giáo, vợ chồng Nông Thanh mới hết hồn, hứa với cô giáo sẽ thu xếp đưa Hải đi khám bệnh. Và cũng là hy hữu, Nông rủ con trai vào giường nằm cùng mình trò chuyện. Nông hỏi con nhiều thứ, chuyện ở lớp ở trường, chuyện học hành,…nhưng hầu như Hải chỉ im lặng, và bố Nông đành độc thoại một cách miễn cưỡng.
Rồi Nông đưa con đi khám bệnh. Tiếp bố con Hải là một bác sĩ giỏi chữa bệnh tự kỉ. Sau khi tiếp xúc trò chuyện với Hải, bác sĩ cho chuyển sang khoa tâm thần của một bệnh viện lớn. Bác sĩ bảo Nông:
- Con anh đúng là mắc bệnh tự kỉ. Tuy nhiên, trước khi chữa tự kỉ, cần phải điều trị về tâm thần đã. Cháu mắc bệnh lâu chưa, mà sao để lớn thế này mới đi khám?
- Dạ, chúng tôi cũng… bận mải việc cơ quan, nên không để ý lắm. Nông rụt rè khẽ đáp.
- Ơ hay nhỉ? Thế hàng ngày ai chăm sóc con anh?
Anh chị đi làm về không hỏi han gì cháu à? Không chơi với cháu? Không kèm cặp xem con học hành thế nào à?
- Dạ, chẳng dấu gì bác sĩ, chúng tôi tin tưởng có cô giúp việc ạ. Cô ấy yêu quí cháu Hải lắm, mà con tôi từ bé cũng chỉ theo cô ấy thôi…
Tới bệnh viện lớn nọ, sau khi làm những test cần thiết, các bác sĩ yêu cầu Hải nằm viện. Hải mắc bệnh “trầm cảm và rối loạn âu lo” khá nặng. Suốt ngày, nhất là khi chiều tối, Hải luôn hỏi và chờ đợi cô Hà tới. Cô Hà cũng lại là người ngủ đêm tại bệnh viện chăm nom Hải.
Một lần, trong khi thăm khám và tâm tình với bệnh nhân, bác sĩ điều trị hỏi Hải:
- Sao, cháu thấy thế nào? Đêm qua cháu có ngủ được không?
- Dạ, cháu ngủ say lắm ạ. Cháu chỉ dậy đi giải có mười lần thôi ạ.
- Buổi tối, cháu uống sữa nhiều hả, sao đi giải nhiều thế?
- Không ạ, cháu có uống gì đâu. Thì cháu ngủ say rồi cũng phải đi đây đi đó chứ cho thoải mái…
- Vào đây, cháu thấy có thích hơn ở nhà không?
- Có ạ. Thích hơn vì bố mẹ vào thăm và chơi với cháu một lúc. Cháu thấy cũng là lạ, chứ mọi khi cháu chỉ chơi với cô Hà thôi. Nhưng thích thì cũng thế thôi. Cháu chẳng muốn sống nữa bác ạ.
- Sao thế? ai bảo cháu thế?
- Chả ai bảo ạ. Cháu đang tìm xem có cách nào để chết được không. Cháu thấy sống cũng chẳng để làm gì…
- Cháu nằm ở đây nghỉ ngơi chữa bệnh cho khỏi rồi còn về đi học với các bạn chứ?
- Đi học hả bác? Học để làm gì ạ? Ở nhà, bố mẹ cháu thỉnh thoảng cũng thúc giục cháu học đi học đi nhưng bố mẹ cháu có biết cháu học thế nào đâu. Cháu sợ học lắm.
- Ừ thì thôi không học nữa. Cháu khỏe sẽ về chơi với các bạn nhé.
- Cháu chẳng có bạn. Cháu có mỗi cô Hà. Đến trường thì nhiều bạn nhưng cháu cũng sợ…Cháu thấy nếu mà chết được thì cháu sướng hơn nhiều.
Hôm sau, khi Nông tới thăm con trai, bác sĩ mời Nông lên phòng trực.Một lần, trong khi thăm khám và tâm tình với bệnh nhân, bác sĩ điều trị hỏi Hải:
- Sao, cháu thấy thế nào? Đêm qua cháu có ngủ được không?
- Dạ, cháu ngủ say lắm ạ. Cháu chỉ dậy đi giải có mười lần thôi ạ.
- Buổi tối, cháu uống sữa nhiều hả, sao đi giải nhiều thế?
- Không ạ, cháu có uống gì đâu. Thì cháu ngủ say rồi cũng phải đi đây đi đó chứ cho thoải mái…
- Vào đây, cháu thấy có thích hơn ở nhà không?
- Có ạ. Thích hơn vì bố mẹ vào thăm và chơi với cháu một lúc. Cháu thấy cũng là lạ, chứ mọi khi cháu chỉ chơi với cô Hà thôi. Nhưng thích thì cũng thế thôi. Cháu chẳng muốn sống nữa bác ạ.
- Sao thế? ai bảo cháu thế?
- Chả ai bảo ạ. Cháu đang tìm xem có cách nào để chết được không. Cháu thấy sống cũng chẳng để làm gì…
- Cháu nằm ở đây nghỉ ngơi chữa bệnh cho khỏi rồi còn về đi học với các bạn chứ?
- Đi học hả bác? Học để làm gì ạ? Ở nhà, bố mẹ cháu thỉnh thoảng cũng thúc giục cháu học đi học đi nhưng bố mẹ cháu có biết cháu học thế nào đâu. Cháu sợ học lắm.
- Ừ thì thôi không học nữa. Cháu khỏe sẽ về chơi với các bạn nhé.
- Cháu chẳng có bạn. Cháu có mỗi cô Hà. Đến trường thì nhiều bạn nhưng cháu cũng sợ…Cháu thấy nếu mà chết được thì cháu sướng hơn nhiều.
- Tình hình của cháu cũng gay go đấy anh ạ. Bác sĩ nhìn thẳng vào mắt Nông.
- Sao ạ, con tôi,..sao ạ thưa bác sĩ…- Nông chợt hoảng hốt.
- Lâu nay, tôi gắng làm quen với cháu, cháu không sợ và tránh tôi như hồi đầu mới vào viện nữa. Bởi vậy, tôi đã có cuộc trò chuyện rất lâu với cháu. Có nhiều vấn đề, nhưng nguy hiểm nhất là, cháu nói với tôi, cháu đang tìm cách nào để …chết, vì sống cũng chẳng để làm gì…
- Dạ, dạ, cháu bảo thế ạ…?
- Thôi, anh là chủ gia đình thì tôi cũng nói để anh biết. Còn việc chữa bệnh cho cháu, vẫn phải cố gắng, gia đình hãy kết hợp với chúng tôi! Anh chị nên thường xuyên vào thăm cháu và dẫn cháu ra vườn hoa bệnh viện dạo chơi, lựa lời khuyên bảo và tạo những niềm vui cho cháu nhé. Tôi phải đi họp giao ban bây giờ.
- Vâng, cảm ơn bác sĩ ạ. Tôi xin phép ra ngoài kia với cháu.
Về nhà, Nông bảo cô Hà trông em bé, rồi kéo vợ ra ngoài phòng khách nói chuyện. Nông thuật lại lời bác sĩ trao đổi hồi chiều. Thanh hỏi Nông:
- Con mình nó bảo sống chẳng để làm gì à? Lạ thật! Thế theo anh nếu con nó hỏi mình sống để làm gì thì mình trả lời thế nào?
- Ừ à…anh cũng đang nghĩ suốt trên đường từ bệnh viện về đây. Sống để làm gì ??? Từ bao lâu nay, anh chỉ biết hùng hục đi làm, rồi cũng cố đủ thứ, xoay sở đủ kiểu, để có cái nhà này, và anh lấy vợ, tức là anh có em, rồi có hai đứa trẻ…thế thôi, anh có biết sống để làm gì đâu mà trả lời nếu cu Hải hỏi mình…Chậc, nan giải quá nhỉ, em có trả lời được thay anh thì nói đại đi, chưa bao giờ anh thấy mệt như bây giờ…
-???
24/4/2012
Hồ Minh Quang
0 nhận xét:
Đăng nhận xét