Phan
Khôi đã đỗ tú tài năm 1905, khi mới 18 tuổi. Nhưng ngay sau đó, con người có
thể coi như một đại diện của lớp nhà nho cuối cùng này lại mạnh bước chuyển
theo trào lưu mới, học quốc ngữ, học tiếng Pháp, nghiên cứu văn chương theo
tinh thần khoa học.
Nhưng
trong bài này, chúng tôi không trở lại thời tiền chiến, mà chỉ xin nói qua về
các hoạt động cuả ông trong thời gian tiếp theo, là từ 1948 đến 1954.
Do
những xô đẩy của hoàn cảnh nên mặc dù quê ở Quảng Nam, Đà Nẵng, nhưng khi kháng
chiến chống Pháp bắt đầu, nhà nho đất Quảng này lại có mặt ở Việt Bắc.
Bấy
giờ tác giả Tình già (bài thơ đã đi vào lịch sử), đồng thời là ngòi bút
tả xung hữu đột trong các cuộc tranh luận trên Phụ nữ tân văn, Sông Hương...
tuổi đã cao, nên không thể thường xuyên có mặt trong các hoạt động báo chí, mà
đi vào nghiên cứu.
Tháng
7/1948 tại hội nghị văn hoá toàn quốc lần thứ hai họp ở Đào Dã, Việt Bắc, ông
được cử vào tiểu ban ngôn ngữ văn tư, mà trưởng ban là Nguyễn Lân, và trong ban
còn có các thành viên như Nguyễn Xiển, Đoàn Phú Tứ... Tại hội nghị này, Phan
Khôi đã đọc một bài thuyết trình dài mang tên Một phương pháp dạy văn pháp
tiếng ta (văn pháp, ngày nay thường gọi là ngữ pháp)
Nhưng
gần như suốt thời kỳ kháng Pháp, môi trường hoạt động của Phan Khôi là giới văn
học nghệ thuật, sinh hoạt trong cùng một bộ phận cơ quan với Ngô Tất Tố, Đoàn
Phú Tứ v.v... Giở lại tạp chí Văn nghệ hội còn in bằng giấy dó ở Việt
Bắc, người ta có thể thấy một số bài viết ký tên Phan Khôi như sau:
-
Bài Thơ tặng một Vệ quốc quân (V.N. s.7, tháng 12/1948)
-
Bản dịch Chúc phước (nguyên tác của Lỗ Tấn) in ở V.N. số xuân 1949
-
Bài giới thiệu sách Thời gian tiến lên
- V.N, số 4/1950
-
Bài giới thiệu thơ Trung Hoa hiện đại, V.N. số 6/1950
Nhưng
bên cạnh các bài viết, đáng kể hơn là việc tại Hội Văn nghệ, Phan Khôi được xem
như một văn sĩ đầu đàn, có mặt trong nhiều hoạt động quan trọng của Hội. Lấy
một ví dụ:
Khoảng
1949, Hội Văn nghệ Việt
có phát động phong trào văn nghệ sĩ đầu quân, văn nghệ sĩ đi mặt trận và hoạt
động này được phản ánh khá rõ nét trong bài báo của Thao Trường, bút danh của
Nguyễn Huy Tưởng in trong số kép, ra các tháng 11-12/1949. Sau khi điểm qua
hàng loạt nhân vật nổi tiếng "Nguyễn Đỗ Cung chìa thước vẽ cho anh em hoạ
sĩ" "Đoàn Phú Tứ chân đất đi tìm hàng đóng dép" "Văn Cao
trước hết muốn là một người cán bộ"... bài viết để một đoạn dài đặc tả
Phan Khôi:
"Và
quắc thước, nghiêm nghị, nhiệt thành, tôn trọng kỷ luật, đấy là cụ Phan Khôi.
Cái ba lô nằm nghiêng trên lưng, áo tuýt xe lụa cũ, chiếc gậy bịt đồng thẳng
như tấm lòng và lời nói của cụ..."
Và
đây, hình ảnh Phan Khôi ở giây phút long trọng nhất của buổi lễ xuất phát:
"Khi
cụ bước lên bục, một cán bộ quân sự sợ cụ yếu, đỡ cụ. Cụ đẩy tay anh ra. Trong
thâm tâm, cụ không muốn tuổi già được biệt đãi. Mắt cụ hơi ngơ ngác, nhưng trên
khuôn mặt nghiêm khắc, hình như thoáng một nét cười.
-
Tôi là một đoàn viên trong đoàn văn nghệ sĩ đi chiến dịch thế mà tôi được nói,
là vì tôi nhiều tuổi. Già mà đi thì cũng lạ một chút.
Tôi
chỉ xin giải thích thế này. Chuyến này tôi đi với ai? Tôi đi với đội viên. Chắc
các đội viên sẽ lo ngại, cho là cái anh già này đi sẽ làm họ vướng víu. Vậy xin
bộ chỉ huy nói với đội viên rằng tôi đi được, một ngày tôi đi được ba bốn chục
cây số. Và tôi xin hứa rằng -- cụ dằn từng tiếng - trong khi đi, tôi sẽ không
dám phiền bộ chỉ huy, không phiền một ông vệ quốc đoàn nào đưa tôi về.
Mục
đích của tôi đi chiến dịch là thế nào? Là nhìn sự thật mà viết (...) Còn như
nhiệm vụ là một, kỷ luật sắt là hai, tôi chưa biết có chịu được không.
Lời
cụ đến đây, như từng nhát búa, mắt cụ long lanh:
-
Nhưng tôi muốn chịu.
Cụ
vác gậy về chỗ, chống gậy nhìn lên. Tiếng hoan hô như nước dâng. Trăm con mắt
châu tuần vào cụ. Nhạc binh tấu bản nhạc Lên đường lập chiến công"
Còn
đây là những lời Chế Lan Viên kể về Phan Khôi. Trong một số Tin Văn nghệ , khi tường thuật hội nghị
Ban chấp hành Hội Văn nghệ mở rộng họp trong các ngày 18 đến 20-3-1951 để chào
mừng Đảng lao động Việt Nam ra mắt, Chế Lan Viên chép ra đầy đủ lời phát biểu
của Phan Khôi, kèm theo nhận xét "Bác Phan đã nói những lời chân thành
nhất". Rồi Chế Lan Viên viết tiếp:
"Tôi
không được dự các buổi bác Phan lên đường đi chiến dịch năm nào, nhưng xem tả
trong báo thì đó là một hình ảnh đẹp. Tôi tưởng hình ảnh bác Phan hôm nay ở
giữa hội trường, râu dài, tóc trắng, nói lên những lời rung động cả tâm can hội
nghị, tôi tưởng hình ảnh ấy còn đẹp hơn (...) Bác Phan ơi, bác đã già nhưng
dường bác còn dài lắm, cây gậy của bác còn phải khoẻ mới chống nổi bác đấy, chứ
chẳng chơi đâu."
Một
bằng chứng nữa, cho thấy Phan Khôi đã có một vai trò nào đó trong kháng chiến
chống Pháp là sự việc sau đây. Trong thời gian chuyển quân tập kết (theo tinh
thần hiệp nghị Genève), ông được cử vào phái đoàn Chính phủ đi thăm Liên khu X,
nói chuyện với đồng bào về thắng lợi tại hai cuộc mít tinh lớn ở Quảng Ngãi và
Bình Định. Qua năm 1955, ông cùng gia đình đoàn tụ tại Hà Nội. Lúc này, ông đã
bước sang tuổi 68.
Phan Khôi
trong ký ức của Nguyễn Đình Nghi
Hồi kháng chiến ông được trọng vọng lắm. Nhà
học giả mà. Đọc nhiều. Phan Khôi không bao giờ thèm cóp ở người khác, lý do vì
ông ta cảm thấy đã viết là phải viết cho độc đáo.
Nhưng mà nghe kể thì thì Phan Khôi cũng ăn chơi lắm. Ăn chơi
độc đáo như làm nghiên cứu độc đáo ấy.
(Phan Khôi cũng chê
Ngô Tất Tố là không sạch nghĩa lý thánh hiền, học chưa đến nơi
đến chốn).
Phan Khôi dạy tôi từng chữ Hán một. Nhân đọc
quyển sách có cái tên Như Tây hành trình nhật ký, tôi
hỏi ông như là gì, ông nói ngay như ở đây là đi.
Bản thân ông học
chữ Tây theo kiểu đó. Nghĩa là cứ lấy tự vị ra mà học. Thành thử kiến thức của
ông -- cộng giữa sách Tây và sách Tàu, giữa tự học và quan sát thể nghiệm --
thành một tổng thể lạ lắm.
Hai bác cháu đang
đi ở đường, thấy một người phụ nữ rửa chân.
- Nghi trông kìa. Sau có lấy vợ,
chớ nên lấy loại người có bắp chân như thế kia,
khó có con.
- Sao bác biết?
- Sách Tàu họ viết thế.
Ông tin cả vào những sự thật lẩn mẩn,
ví như đá có thể nở, đá chôn xuống đất, đỡ cho các cột nhà, sau lấy lên,
thấy nó nở ra.
Lần này thì tôi không chịu. Tôi
bảo, trừ việc đá ngâm nước không kể, chứ đá làm sao nở được.
Căn bản là bác có đo đâu, đo khi chôn nó xuống, đo khi đào lên,
mà phải đo thật chính xác cơ. Người ta hay bị cảm giác đánh
lừa lắm.
Đến lượt Phan Khôi ngạc nhiên:
- Cháu học cái này ở đâu?
- Ngay trong những cuốn sách
ở lớp sơ đẳng tiểu học đã có những mẩu chuyện dạy người ta
phải thận trọng quan sát thực tế.
Và tôi dẫn ra vài mẩu tôi còn
nhớ.
Hình như Phan Khôi ngán luôn,
ông không bao giờ được học như thế.
Phan Khôi thường tự hào, ông làm
báo đã thành tinh, bảo viết mấy cột cũng được. Ví dụ bây
giờ báo thiếu bài, cần một bài ba cột. Thế là ông viết không
thừa một chữ. Đến khi họ lại đến nhăn nhó, hoá ra
họ chỉ cần có hai cột thôi, ông không nói gì, lại ngồi cắt tỉa,
còn đúng có hai.
Nhưng khi phải làm chủ báo,
thì ông lại đủ mánh khoé, để báo có bài và câu
thêm được người đọc.
Ví như năm ấy,
có lần trên mục nhắn tin, thấy năm lần bảy lượt mời ông Nguyễn Xuân
Huy đến toà soạn chữa một câu thơ. Rồi đến cái quảng cáo, sắp tới
bạn đọc sẽ được đọc bài thơ chẳng kém gì Trường can hành của thánh thơ
Lý Bạch. Đến số sau, bài thơ mới được in ra.
- Bài thơ hay đến thế hay
sao?
- Làm gì có. Nhưng phải làm
thế cho bạn đọc người ta chú ý. Cũng chẳng
vì thế mà mất uy tín, vì các đồng nghiệp già dặn trong nghề đều
biết thừa đầy là cái mẹo làm báo của bác, chứ làm gì bác không biết bài thơ
xoàng đến mức nào.
- Phục nhất thằng Pháp, cái lần mình
dịch cho nó quyển Kinh Thánh, và in ra, nó liền mở một cuộc thi-- thi xem
trong bản in Kinh Thánh này còn bao nhiêu lỗi mo-rát.
Làm thế, vừa để người ta đọc
Kinh Thánh, vừa bán được sách, mà tiền bỏ ra cho người được giải sẽ chẳng thấm
gì với tiền quảng cáo cả.
Tôi đồng ý với anh
là Phan Khôi khác, Lỗ Tấn khác. Phan Khôi thông minh sắc sảo, nhưng cái
phần yêu nước thương dân, lo đời lo người, thì ông không có dịp biểu lộ ra như
Lỗ Tấn.
Tôi nhớ một lần tản cư đến làng
X. một người nông dân tỏ ý ái ngại mấy cụ già Phan Khôi, Ngô Tất Tố… quá vất
vả.
- Thời buổi loạn lạc nên các
cụ mới phải lặn lội mưa gió thế này.
Phan Khôi chữa lại ngay:
- Sao lại bảo là thời
loạn? Giờ là thời thịnh trị chứ. Có thịnh trị thì
toàn dân mới theo cụ Hồ đánh Pháp.
Thực
ra, đây là trích đoạn trong một vở kịch, ông ấy đọc được và nhập vai lại. Nghe
kể, ai cũng khen là sâu sắc.
Ông Nguyễn Huy Tưởng có bài thuật chuyện
đi mặt trận, Phan Khôi nổi lên như một tấm gương, cũng là đúng đấy.
Nhiều lần khác Phan Khôi cũng phát biểu
cảm động lắm. Nhưng thú vị là ở chỗ, có lần nghe những phát biểu loại này, khi
về phòng, nghe tôi khen, ông chỉ tự nhận:
- Đã nhận com măng, cũng phải làm cho đến nơi đến chốn.
Tôi mang chuyện này kể lại cho
bố tôi, thì ông (Thế Lữ) bình luận:
- Cái tật của người trí thức vẫn
thế - làm xong - làm một việc tốt- xong lại cứ hơi xấu hổ, và phải bảo
rằng nó không ra sao.
Tôi là người học theo trường
dòng, từ nhỏ, tôi sống với đạo Thiên Chúa, nên bảo tôi trình bày về đạo này
rạch ròi, tôi không trình bày nổi, nhưng ai nói sai tôi biết ngay. Ông Phan
Khôi đối với đạo cũng như thế -- chữ đạo theo nghĩa rộng nghĩa là giáo lý thánh
hiền.
Ông kể, cái hồi phê bình Nho giáo của Trần Trọng Kim, ông tức
lắm, vì nhiều chỗ hiểu bậy quá, không đúng.
- Thế sao cháu
nhớ là bác còn ưu ái lắm cơ mà.
- Thì dẫu sao đây cũng là lần
đầu tiên, có người nói kỹ về đạo Nho như vậy.
Tại hội nghị văn hoá toàn
quốc 1948, Phan Khôi lên đọc báo cáo về dạy văn pháp (ngữ pháp). Quay trở về
chỗ ngồi, nghe Nguyễn Lân bảo "Thì ở trường trung học, chúng tôi vẫn dạy học
trò vậy".
Với lối nhận vơ kiểu ấy giá ngày xưa thì Phan Khôi sẽ cho một trận. Lần này Phan Khôi
im, không nói gì cả. Tức là ông đã thay đổi lắm.
Tôi (VTN) hỏi
Nguyễn Đình Nghi:
-- Trên báo Văn Nghệ 1956, có bài Yến Lan viế về vụ giải thưởng 1954-55, trong
đó nói rằng ông Phan Khôi cũng lèo lá, ông là thành viên Ban giám khảo giải mà
lại không đọc quyển nọ quyển kia, thế thì còn ra sao. Hình như trong việc này,
Phan Khôi cũng hơi lươn lẹo chăng?
Nguyễn Đình Nghi:
-- Không, Phan Khôi không thế đâu. Nói
chung là hồi đấu tranh chống Nhân văn, người ta ăn không nói có nhiều lắm. Hoặc là qua biên tập bài viết bị bóp méo mà người ta đành chịu. Bản
thân Bửu Tiến có lần viết Phan Khôi đi theo cách mạng cơm trắng có, cơm đen có.
Tôi ở với Phan Khôi làm gì có chuyện ấy!
Hoặc như Đào
Vũ kể rằng Phan Khôi trong kháng chiến, ở nhà đồng bào đái ra cả nhà
họ. Thực ra câu chuyện như thế này.
Lần ấy Phan Khôi ốm,
ốm đến mức đêm dạy buồn đái quá, mà không xuống thang được,
phải đái ngay vào cái cột nhà sàn, để nó chảy xuống tầng dưới.
Nhưng lão chủ này người
Thổ mà quá khôn ngoan. Thấy Phan Khôi ở nhà mình không mang lại lợi lộc gì, lão đã nhiều phen khó chịu. Nhân chuyện ấy của Phan Khôi, lão làm ầm
lên, để mọi người biết, ra cái điều mình đã khổ sở thế nào khi cho cán bộ ở nhờ,
mặc dù Phan Khôi đã xin lỗi cẩn thận.
Nguyễn Đình Nghi kể tiếp:
Đọc văn, anh không thể tưởng tượng
được rằng Phan Khôi là một người đa tình.
Hồi ông bị giam trong một công đường
(chứ không phải trong khám), ông còn tán được cô vợ lẽ tay tỉnh trưởng cơ mà.
Lạ nhất là sau đó, ông bị một tốp thanh niên đuổi đánh, phải chạy trốn. Thì ra
bọn họ tán mãi không được cái cô vợ lẽ ấy (!)nên họ tức.
… Như tôi đã nói ở trên, lúc trẻ, ông
chơi kinh khủng. Tức là ông vẫn thuộc dòng nhà nho tài tử. Bảo ông là học
giả không hẳn đúng. Trong ông có một lãng tử.
Còn nhớ, lúc tôi được gọi sang
Trung quốc học, Phan Khôi tận tình khuyến khích tôi đi bằng được.
Lúc tôi viết cho ông một lá thư bằng
chữ Hán, ông cảm động lắm, viết ngay thư trả lời mà đầu tiên là Thân ái đích
Nguyễn Đình Nghi điệt tử viết bằng chữ Hán.
Rồi ở đoạn dưới - viết
bằng quốc ngữ - ông bảo rằng nhận được thư tôi, ông đã viết ngay dòng chữ Hán
đó, nhưng nghĩ mãi không biết viết tiếp bằng chữ Hán ra sao, mới phải dùng chữ
quốc ngữ.
Trích hồi ức về
Nguyễn Đình Nghi
http://vuongtrinhan.blogspot.com/2010/08/nguyen-inh-nghi1.html
0 nhận xét:
Đăng nhận xét