CÙNG THĂM DI TÍCH ĐIỆN-BIÊN
Điện Biên chấn động địa cầuSao thời gian vội bạc màu chiến công
VOI xưa giờ thả trên đồng
Cùng đàn trâu lấm lông nhông vẩy càn
Phù điêu dũng sĩ bền gan
Chìm trong lau lách,bạt ngàn... cỏ hoang !
Ai người tọa hưởng vinh quang
Đang ngồi nhậu ở nhà hàng…biết chăng?
Làng Hóp 05-5-2012 TD
TƯ LIỆU BUỒN VỀ ĐIỆN-BIÊN-PHỦ
Thứ Bẩy, 25/02/2012
Thảm thương các di tích chiến dịch Điện Biên Phủ
(Dân trí) - Quần thể di tích chiến thắng Điện Biên Phủ là một điểm đến giàu tính giáo dục, thu hút du khách. Tuy nhiên, thời gian gần đây, các di tích này đang bị bỏ quên và xuống cấp đến thảm thương.
Không ít di tích đã đi vào “ngủ quên”, trong hoang lạnh, quạnh hiu, gây tâm lý thất vọng, phản cảm trong lòng khách du lịch. Hình ảnh đẹp về một chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” vì thế mà giảm đi đáng kể.
Nhiều di tích bị bỏ hoang
Nằm ở vị trí cách hầm Đờ-cát chưa đầy 300m (thuộc phường Thanh Trường, thành phố Điện Biên Phủ), xác 3 khẩu pháo loại 105mm và 1 khẩu pháo 155mm, thuộc trận địa pháo phân khu Trung tâm tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, bảo vệ hầm Đờ-cát trong chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử (1954) nằm bơ vơ giữa tứ bề cỏ rác.
(Dân trí) - Quần thể di tích chiến thắng Điện Biên Phủ là một điểm đến giàu tính giáo dục, thu hút du khách. Tuy nhiên, thời gian gần đây, các di tích này đang bị bỏ quên và xuống cấp đến thảm thương.
Không ít di tích đã đi vào “ngủ quên”, trong hoang lạnh, quạnh hiu, gây tâm lý thất vọng, phản cảm trong lòng khách du lịch. Hình ảnh đẹp về một chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” vì thế mà giảm đi đáng kể.
Nhiều di tích bị bỏ hoang
Nằm ở vị trí cách hầm Đờ-cát chưa đầy 300m (thuộc phường Thanh Trường, thành phố Điện Biên Phủ), xác 3 khẩu pháo loại 105mm và 1 khẩu pháo 155mm, thuộc trận địa pháo phân khu Trung tâm tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, bảo vệ hầm Đờ-cát trong chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử (1954) nằm bơ vơ giữa tứ bề cỏ rác.
Bức phù điêu nhìn từ xa...
... và cận cảnh.
Để tiếp cận được 3 khẩu pháo trên, chúng tôi phải dẫm trên nhiều loài cỏ dại trên lối mòn ngoằn nghèo, đầy rác và phân trâu. Xung quanh những khẩu pháo là vô số những hố trâu đằm lớn bé chứa đầy nước tù đọng, rong rêu, bốc mùi khó chịu. Người dân cho biết nhiều người vẫn chăn thả trâu ở đây, trâu ngứa lưng, buồn sừng vẫn ra các khẩu pháo mà cọ lưng, bôi đầy bùn đất vào di vật chiến tranh quý giá này.
Do di tích không có bờ bao bảo vệ nên những hành vi thiếu văn hoá, làm xâm hại đến di tích vẫn thường xảy ra. Biển chỉ dẫn cạnh chân các khẩu pháo bị cào xước lem nhem, như đánh đố du khách. Những cây Ban trồng theo dự án quanh các khẩu pháo, cây thì chết khô, cây thì bật gốc ngả nghiêng... Còn chuyện trẻ con leo trèo lên di tích chơi đùa thì diễn ra “như cơm bữa”.
Bác P., sống ở phường Thanh Trường, bán nước giải khát gần điểm di tích này, cho biết: Sau những trận mưa to, cả một vùng ngập nước, những khẩu pháo cũng chìm trong mênh mông nước và rác rưởi. Nhiều người nước ngoài đến đây còn nhiệt tình xắn quần lội bì bõm để vào được gần các di tích, không may sa vào hố trâu đằm, ướt sạch hết quần áo, ba lô.
Tình cảnh của chiếc xe tăng Chaffee 24 bảo vệ Nam sân bay Mường Thanh của quân Pháp bị trung đoàn pháo của quân đội ta tiêu diệt tháng 4/1954 còn “cám cảnh” hơn. Để đến được vị trí chiếc xe tăng này, chỉ còn một cách duy nhất là chạy qua đường băng của sân bay Mường Thanh sau khi đã nài nỉ người dân cho cuốc bộ qua những ruộng lúa, rau và xắn quần lội qua hai con mương nhỏ bao quanh khu vực đường băng sân bay.
Xác chiếc xe tăng nằm trên bờ ruộng, cỏ dại mọc xanh um bao bọc khắp phía; xung quanh đầy rẫy vỏ chai, lọ của những loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ bà con dùng xong vứt bừa bãi. Trong thùng xe tăng, cỏ, lúa và cây dại cũng đua nhau mọc. Sự xuất hiện của những tấm chăn bông, chiếu cói trong lòng xe tăng thì quả thực là không thể giải thích nổi. Từ lòng xác xe tăng bốc ra mùi ẩm mốc khó chịu.
Lòng xác xe tăng ở cạnh đường băng sân bay Mường ThanhDo di tích không có bờ bao bảo vệ nên những hành vi thiếu văn hoá, làm xâm hại đến di tích vẫn thường xảy ra. Biển chỉ dẫn cạnh chân các khẩu pháo bị cào xước lem nhem, như đánh đố du khách. Những cây Ban trồng theo dự án quanh các khẩu pháo, cây thì chết khô, cây thì bật gốc ngả nghiêng... Còn chuyện trẻ con leo trèo lên di tích chơi đùa thì diễn ra “như cơm bữa”.
Bác P., sống ở phường Thanh Trường, bán nước giải khát gần điểm di tích này, cho biết: Sau những trận mưa to, cả một vùng ngập nước, những khẩu pháo cũng chìm trong mênh mông nước và rác rưởi. Nhiều người nước ngoài đến đây còn nhiệt tình xắn quần lội bì bõm để vào được gần các di tích, không may sa vào hố trâu đằm, ướt sạch hết quần áo, ba lô.
Tình cảnh của chiếc xe tăng Chaffee 24 bảo vệ Nam sân bay Mường Thanh của quân Pháp bị trung đoàn pháo của quân đội ta tiêu diệt tháng 4/1954 còn “cám cảnh” hơn. Để đến được vị trí chiếc xe tăng này, chỉ còn một cách duy nhất là chạy qua đường băng của sân bay Mường Thanh sau khi đã nài nỉ người dân cho cuốc bộ qua những ruộng lúa, rau và xắn quần lội qua hai con mương nhỏ bao quanh khu vực đường băng sân bay.
Xác chiếc xe tăng nằm trên bờ ruộng, cỏ dại mọc xanh um bao bọc khắp phía; xung quanh đầy rẫy vỏ chai, lọ của những loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ bà con dùng xong vứt bừa bãi. Trong thùng xe tăng, cỏ, lúa và cây dại cũng đua nhau mọc. Sự xuất hiện của những tấm chăn bông, chiếu cói trong lòng xe tăng thì quả thực là không thể giải thích nổi. Từ lòng xác xe tăng bốc ra mùi ẩm mốc khó chịu.
Ngay cạnh đó, bức phù điêu bằng đá có khắc hoạ hình ảnh, không khí chiến đấu của quân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ từ lâu đã trở thành “tấm bình phong” tuyệt vời cho người dân đi làm đồng tìm đến... phóng uế, tiểu tiện.
Thiếu kinh phí?
Theo cơ quan chức năng ngành quản lý di tích, hiện tại quần thể di tích chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ có gần 40 điểm di tích, riêng khu vực lòng chảo Mường Thanh có đến gần 30 điểm nhưng số di tích có hàng rào bào vệ thì chỉ có 2 điểm (di tích đổi A1 và Hầm Đờ-cát). Phần lớn các di tích trên địa bàn đều không có mái che mưa nắng, nằm trơ trọi giữa không gian tự nhiên.
Ông Vũ Nam Hải, Phó Giám đốc BQL dự án di tích Điện Biên Phủ, cho biết: Vấn đề quản lý di tích trên địa bàn gặp rất nhiều khó khăn bởi những di tích trong chiến dịch Điện Biên Phủ nằm rải rác, manh mún trên một diện tích rộng. Hiện tại chỉ một số di tích được khoanh vùng cắm mốc; đội ngũ cán bộ bảo vệ, trông coi di tích cũng thiếu nên rất khó khăn trong công tác quản lý.
Minh chứng cho vấn đề này, ông Hải dẫn ví dụ khu vực hầm Đờ-cát chỉ có duy nhất 1 cán bộ vừa làm công tác bảo vệ, vừa quét dọn vệ sinh lại kiêm luôn việc kiểm tra chống thất thoát vé tham quan.
Trâu thả rông vẫn thường lấy những khẩu pháo làm chỗ... cọ lưng |
Để hạn chế những tồn tại, bất cập nêu trên, cơ quan chức năng cũng chỉ biết liên kết với các trường học gần các điểm di tích, nâng cao ý thức bảo vệ di tích cho các em học sinh. Còn việc trùng tu, nâng cấp, sửa chữa thì khó khăn về kinh phí, lại vướng nhiều quy định.
Được biết những năm qua, ngành du lịch luôn được tỉnh Điện Biên đánh giá là thế mạnh trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh nghèo này. Song thiết nghĩ, trước hiện trạng hoang hóa, nhếch nhác nêu trên, nếu cơ quan chức năng không sớm tìm ra giải pháp cải thiện hữu hiệu thì không bao lâu nữa, hình ảnh về một chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy sẽ dần nhạt nhòa trong mắt du khách.
X.T- Hải ChungĐược biết những năm qua, ngành du lịch luôn được tỉnh Điện Biên đánh giá là thế mạnh trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh nghèo này. Song thiết nghĩ, trước hiện trạng hoang hóa, nhếch nhác nêu trên, nếu cơ quan chức năng không sớm tìm ra giải pháp cải thiện hữu hiệu thì không bao lâu nữa, hình ảnh về một chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy sẽ dần nhạt nhòa trong mắt du khách.
Sưu Tầm - TD
0 nhận xét:
Đăng nhận xét