Thực phẩm độc hại và cái bản chất “nhân danh mưu sinh”

Thử mổ xẻ hiện tượng nông dân sử dụng bừa bãi thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc bảo vệ thực vật, trừ sâu… bất cần tính đến tác hại đầu độc người tiêu dùng của những thứ thuốc này.

Thù ghét đô thị

Trong lịch sử, nông dân mang bản chất của con người tự nhiên, còn người đô thị, ở tất cả các nước trên thế giới, bao giờ cũng là người tổ chức lại xã hội. Các lý luận về văn hóa đều cho rằng con người phải hướng tới đô thị hóa, nông thôn phải tiến lên đô thị, đó là một xu hướng hợp lý.



Tuy nhiên, hình như chỉ riêng Việt Nam ta có một đặc điểm tâm lý rất buồn cười, là trong lịch sử, người ta luôn thù ghét đô thị, chế giễu người thành phố, coi họ là hư hỏng, mất gốc, chỉ có “chân quê” mới là hay, là đáng trọng. Toàn bộ những cuộc cách mạng trong thế kỷ 20 thì lại do giai cấp nông dân thực hiện là chủ yếu. Thế cho nên, tư tưởng nông dân – nông thôn hiện nay đang chi phối toàn bộ đời sống hiện đại của chúng ta.



Nông dân Việt Nam, từ trong lịch sử, sinh ra và lớn lên sau lũy tre làng, tự tổ chức cuộc sống một cách hoàn toàn tự phát, tự cấp, tự túc, với những mối quan hệ họ hàng, láng giềng hạn hẹp. Họ sống đơn giản, ít mơ ước, ngại đi xa, tự mình bằng lòng với mình, thù ghét những gì ngoại lai, không thích sự thay đổi, thấy cái mới, cái bên ngoài thì phần lớn là tai họa và gây mất ổn định, cho nên căm ghét. Thế nhưng đồng thời lại đầy khao khát, thèm muốn, “giá kể mình được như thế thì hay quá”.



Người Việt mình nhiều chất nông dân lắm, toàn xã hội chưa ra khỏi những đặc điểm tâm lý đó. Kết quả là, nếu nói xã hội văn minh ở Việt Nam chưa hình thành thì nghe nặng nề nhưng thực sự nó hình thành rất chậm chạp và không hoàn chỉnh, nói thẳng ra là không ra một xã hội thực sự.



Thế kỷ 20 đầy chiến tranh, cuộc chiến tranh nào cũng vắt kiệt sức con người. Hết thời kỳ gian khổ đó, như một đạo quân khổng lồ, người ta đổ ra thành phố, lấp đầy thành phố, lao vào cuộc mưu sinh mà… chẳng biết gì, chẳng có nghề nghiệp gì và nhất là không chịu học hành gì cả. Quản lý giáo dục, quy hoạch giao thông, làm kinh doanh… làm tuốt. Có nhiều cán bộ làm kinh tế, hiểu nôm na là “đi buôn”, họ chẳng biết buôn bán gì, mà gia đình cũng chưa bao giờ có số tiền nhiều đến thế nhưng họ lại cứ tưởng rằng có tiền là buôn được hết.



Bất chấp bậy bạ, miễn sao có tiền



Đằng sau việc nông dân bơm thuốc bảo vệ thực vật vào hoa quả, bất chấp hậu quả xảy đến cho người



Có cái khó là nhân tố đổi mới giờ đây không có, chúng ta đã tước hết mọi khả năng để xã hội có thể thay đổi được. Không có đội ngũ trí thức chuyên nghiệp. Không có những tiếp xúc, giao lưu thường xuyên và lành mạnh với văn hóa nước ngoài. Học ở ngoài thì toàn học lỏm, ăn cắp, nhặt nhạnh vớ vẩn rồi nói liều, không biết dùng để áp dụng vào Việt Nam. Thay đổi như thế nào ư? Tôi chưa thấy có hướng nào.



tiêu dùng, là “triết lý” như thế này: Họ nghĩ họ có quyền làm tất cả những gì có thể, để kiếm sống. Nhân danh sự mưu sinh, họ cho họ cái tư tưởng muốn làm gì cũng được, kể cả chuyện xấu xa bậy bạ, miễn sao có tiền. Vì thế mới có những hiện tượng như hàng giả, hàng nhái, bán đồ ăn thì đồ ăn đầy chất độc hại, bán đồ lưu niệm cho khách du lịch thì toàn những giò lan giả, đồ thủ công mỹ nghệ rởm, v.v… Ngay cả rải đinh ra đường để bẫy người tham gia giao thông cũng là một cách kiếm sống.



Tư duy nông dân nói riêng và toàn thể người Việt nói chung, là tư duy của một cộng đồng đi từ xã hội nông thôn lạc hậu sang đời sống hiện đại, mà lại không chịu học tập, không được tổ chức. Trước kia cũng có thời chúng ta có một đội ngũ gọi là cán bộ nông nghiệp, về nông thôn “hướng dẫn” người dân tổ chức cách làm ăn nhưng bây giờ thì ít rồi và hình như nông dân cũng không cần học nữa thì phải?



Sau cách mạng, họ được giải phóng, được tuyên truyền rằng nông dân là lực lượng sáng tạo lắm, mọi sự lạc hậu, khổ đau, đói nghèo của họ là do đế quốc, thực dân, địa chủ phong kiến gây ra thôi. Điều ấy cho họ niềm tự tin, rằng họ làm gì cũng được, không cần học nhiều. Chúng tôi xưa nay đi học, luôn được dạy là nông dân Việt Nam thuần hậu, chất phác… Nhưng bây giờ, cứ nhìn lực lượng người nông thôn lên thành phố làm ôsin, mới thấy hóa ra họ cũng ăn vụng, nói dối, làm ăn cẩu thả. Thường thì họ chỉ làm trong thời gian rất ngắn, rồi tìm cách ra làm riêng (mà cũng không học hành gì nhiều), hoặc thấy chỗ nào trả lương cao hơn thì đi làm, rỗi rãi thì cũng đòi hỏi hưởng thụ đủ thứ như nhà chủ.



ĐOAN TRANG ghi
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét