Thơ viết để đọc chớ không để nói

Phỏng vấn 23/02/2010
Giới văn học hiện nay quá tự tin, quá cuồng nhiệt, họ hăng hái quá, thơ không còn là thơ nữa. Và chính lễ hội hóa các hoạt động văn hóa làm hỏng tất cả.
Tôi chủ trương thơ là sự tiếp nhận đơn độc. Dù thế giới có hướng thơ diễn đàn, thơ quảng trường để đọc cho công chúng nhưng theo tôi đây không phải là hướng lớn, không thể phát triển lâu bền, còn Việt Nam xu hướng này hiện quá phát triển. Có lẽ nên chấp nhận xu hướng thơ quảng trường nhưng cũng nên chấp nhận có người từ chối xu hướng thơ này.
Theo tâm lý học đám đông thì trong đám đông cá nhân bị đánh mất mình, cuốn theo xu hướng chung. Tôi quan niệm thơ là chỗ trở về với chính tâm tình người ta, những điều người ta chưa biết, là chỗ đến với cảm xúc cá nhân con người. Tôi không tán thành thơ lễ hội. Đó cũng là lý do tôi rất ngán thơ đương thời hay như các bác lớn đi nói chuyện thơ…, tôi quan niệm viết thì để cho người ta đọc chứ không cần phải nói. Tôi chỉ đọc thơ trên mặt giấy, khi nghe người khác đọc không khí thơ bị cuốn đi, hay hay dở khó phân biệt. Nhiều người đến ngày thơ để đến xem người ngâm đọc chứ không phải đến vì thơ. Chính không khí đám đông làm lập lờ đánh lận con đen, nếu người ngâm thơ hay thì bài dở cũng thành bài hay.
Các bạn trẻ quan niệm thơ như uống rượu. Có bạn vừa khoe “Tôi làm bài thơ này trong lúc tưng tửng”. Khi nói như vậy, nhà thơ ấy nghĩ bài thơ chắc đặc biệt lắm nhưng đó có thể là bài thơ chẳng hay ho gì. Hoàn cảnh không làm bài thơ có giá trị, người tư duy sâu sắc thì bài thơ mới có giá trị. Thơ ca hiện nay quá đề cao bột phát, ngẫu hứng, thiếu tìm tòi về kỹ thuật. Các nhà thơ để tâm, để thời gian làm thơ thì ít mà để tâm đến quảng bá, bán thơ nhiều hơn. Thơ hay tự thân nó sẽ đến với người đọc thôi! Nhiều khi cái mọi người thấy hay thật ra không hay đâu!

QUỲNH TRANG ghi
pháp luật
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét