Trở lại với di sản , thành tựu và hạn chế





Bên lề một thế kỷ văn học


VAI TRÒ CỦA PHƯƠNG PHÁP MỚI

Ông cha ta ngày xưa không thiếu tinh thần tự hào về sự sáng tạo văn học và cũng đã bắt đầu làm các loại sách có tính chất sưu tầm nghiên cứu để hệ thống hoá di sản của tiền nhân ,tuy nhiên ở đây có hai điều phải gọi là hạn chế : 



1) số lượng những bộ sách này thực quá ít – theo Trần Văn Giáp sơ bộ thống kê trong cuốn Tìm hiểu kho sách Hán Nôm t .II , thì số Hợp tuyển thơ văn này chỉ có 13 cuốn cộng thêm 9 cuốn sưu tầm văn học dân gian trong khi đó sách Thi văn tập tức là sáng tác của từng tác giả riêng biệt lên tới 129 cuốn


2) chất lượng các công trình nghiên cứu sưu tầm này chưa cao bằng chứng là không thấy cuốn nào ngày nay được phổ biến rộng rãi trong bạn đọc. Phải nhận là trong việc sưu tầm nghiên cứu này thì thế kỷ XX làm được nhiều việc hơn và chất lượng cũng khá hơn .Tại sao ? Ở đây rõ ràng có vai trò của phương pháp khoa học mới được du nhập từ phương Tây .Lấy một ví dụ đặt bên cạnh cuốn Việt Nam phong sử hoặc Nam quốc phương ngôn tục ngữ bị lục thì cuốn Tục ngữ phong dao của Nguyễn Văn Ngọc in ra lần đầu 1928 là một bước tiến vượt bậc Đấy là nói cụ thể về sưu tầm . Trong nghiên cứu , tư duy khoa học càng đóng vai trò sống còn . Mặc dù có thế đứng của người trong cuộc song không nhà nho nào trước đây kể cả những người sống ở đầu thế kỷ XX đủ sức khái quát về học thuyết của đạo Khổng đến tầm cỡ như Trần Trọng Kim . Người ta không thể giải thích điều này nếu không chú ý tới phương pháp ,công cụ và nói chung là quan niệm nghiên cứu được Trần Trọng Kim sử dụng (gần đây bộ Nho giáo của ông vẫn thường được in lại và bày bán rộng rãi ). Nhìn chung việc áp dụng những phương pháp sưu tầm và nghiên cứu mới như thế này đã làm cho việc tìm hiểu và khai thác di sản trong thế kỷ XX đạt tới trình dộ mà các thế kỷ trước không dám nghĩ tới .




NHỮNG CỐ GẮNG LIÊN TỤC


Từ 1932 về trước trong khi việc sáng tác các tác phẩm thơ văn mới còn đang trong giai đoạn mầy mò thì chính là lúc việc sưu tầm và nghiên cưú di sản được bắt đầu một cách hiệu quả.Từ Nguyễn Văn Tố tới Phạm Quỳnh từ Phan Kế Bính tới Tản Đà ...và lùi về trước nữa cả Trương Vĩnh Ký lẫn Huỳnh Tịnh Của mỗi người theo một cách riêng đều muốn làm một chút gì đó cho lịch sử văn chương , ngôn ngữ của dân tộc và sự thực tất cả nhứng vấn đề cơ bản từ văn hoá dân gian đến văn chương cổ điển đều được họ xới ra và mời gọi các thế hệ sau cùng giải quyết .
Tiếp đó như được những thành tựu mọi mặt của tiểu thuyết và Thơ mới cổ vũ , từ sau 1932 công tác nghiên cứu cũng có được những công trình tương đối tổng hợp chẳng hạn các bộ Việt Nam văn hoá sử cương của Đào Duy Anh hoặc Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm cũng như cuốn Truyện Kiều do Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim chú giải .
Trong hoàn cảnh của đất nước có chiến tranh , một điều dễ hiểu với công việc nghiên cứu sau 1945 là đưa ra cách giải thích mới đối với di sản nhằm kích thích lòng tự hào dân tộc và động viên tinh thần chiến đấu của dân chúng . Ngay ở Việt Bắc , phương pháp mác-xít đã được vận dụng để đáp ứng yêu cầu này của công tác nghiên cứu di sản và trong tay của những người có kinh nghiệm nó đã dược triển khai khá uyển chuyển với những tác phẩm như Giảng văn Chinh phụ ngâm của Đăng Thai Mai hoặc Quyền sống của con người trong Truyện Kiều của Hoài Thanh và về sau trong Các nhà thơ cổ điển Việt Nam của Xuân Diệu.Do nhu cầu của giáo dục ,nhiều bộ giáo trình được biên soạn những năm 70 như giáo trình của Đại hoc tổng hợp Đại học sư phạm Hà Nội đánh dấu nhận thức và cách giải thích về di sản của một thời (Ở Sài gòn trước 1975 các bộ sách của Thanh Lãng và Phạm Thế Ng ,tiếp tục đi theo cái hướng mà Việt Nam văn học sử yếu đã mở ra từ hồi tiền chiến cũng là những thành tượ mà những người đi sau phải tham khảo). Thực tế là trong các mặt di sản văn hoá nói chung thì di sản văn học vẫn là bộ phận được coi trọng nhất có truyền thống nghiên cứu sớm nhất .Các ngành nghiên cứu lịch sử hoặc tư tưởng , tôn giáo thường vẫn dựa vào nghiên cứu văn học một phần .Các ngành nghiên cứu nghệ thuật như các bộ môn lịch sử mỹ thuật lịch sử âm nhạc xem đây là nơi tạo ra chuẩn mực để so sánh đối chiếu .Chính đấy lại là những thách thức mà ngành nghiên cứu di sản văn học phải chấp nhận .






CHƯA THỂ BẰNG LÒNG



Cho đến nay những cuộc tranh cãi về văn bản Truyện Kiều vẫn đang được tiếp tục một cách uể oải và một cuốn tiểu sử khoa học về Nguyễn Du vẫn chưa được biên soạn .Chung quanh hiện tượng thơ Hồ Xuân Hương chỗ nào là phần có thực chỗ nào là sự huyền thoại hoá của đời sau ? Dịch giả Chinh phụ ngâm khúc là Đoàn Thị Điểm hay Phan HuyÍch ? Đóng góp của nền văn học VN nửa dầu thế kỷ XIX dưới triều các vị vua hay chữ của triều Nguyễn là gì ? Rồi sự chuyển mình của văn học VN sang thời hiện đại ,tầm vóc thực sự của văn học VN thế kỷ XX --- những câu hỏi ấy cũng như nhiều câu hỏi tương tự vẫn chưa có lời giải đáp đáng tin cậy và điều này phản ánh một căn bệnh dai dẳng của việc tìm hiểu di sản văn học ở VN , ấy là việc gì cũng có người làm nhưng không việc gì làm đến nơi đến chốn . Đã đành nhìn lại thì nhiều công trình nghiên cứu của những Trần Văn Giáp,Nguyễn Tường Phượng , Hoa Bằng , Vũ Ngọc Phan ...là không tránh khỏi những luộm thuộm song nhiều cuốn sách in ra gần đây mang danh viện nọ viện kia đứng tên toàn những giáo sư tiến sĩ nổi tiếng cũng lại luộm thuộm theo một cách khác .Còn nếu đặt bên một công trình hoàn chỉnh như cuốn Thi nhân Việt Nam 1932-1941 thì người ta lại càng nản lòng .Trong mươi mười lăm năm gần đây có tới hàng chục tập sách tuyển chọn lại Thơ mới đã được in ra , nhưng chả có cuốn nào hứa hẹn một cuộc sống lâu dài như tập sách của Hoài Thanh và Hoài Chân .
Trong hoàn cảnh giao lưu quốc tế được đẩy mạnh ,nhu cầu trở lại với di sản ngày càng là một đòi hỏi cấp bách và chính đáng , song nhìn lại công việc những năm gần đây thì thấy có vẻ như nhu cầu ấy chưa thể đáp ứng một cách đầy đủ và đó là một món nợ mà thế kỷ cũ còn để lại cho thế kỷ mới 


1. Dương Quảng Hàm
một trong những người có công lớn trong việc hệ
thống hoá di sản văn học



2, Trở lại với kho tàng
ngôn ngữ của người xưa cũng luôn luôn là việc cần
thiết
Trong hoàn cảnh giao lưu quốc tế được đẩy mạnh ,nhu cầu trở lại với di sản ngày càng là một đòi hỏi cấp bách và chính đáng , song nhìn lại công việc những năm gần đây thì thấy có vẻ như nhu cầu ấy chưa thể đáp ứng một cách đầy đủ và đó là một món nợ mà thế kỷ cũ còn để lại cho thế kỷ mới .







































Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét