Kém học, ít nghe, cạn nghĩ







Trích từ chuyên mục


 Người
xưa cảnh tỉnh


đã in trên Thể
thao và văn hóa
2005-2007


Các đầu đề nhỏ và chú thích là của người biên soạn











Đối với những tư tưởng lớn


 chỉ hiểu sơ sài


      
Thu nhặt tất cả những gì về văn chương nghệ thuật đã được làm ra trên đất
nước ta, dễ thấy nguồn tài sản tổ tiên ta để lại là mỏng mảnh so với các dân tộc
khác. Không thể từ cái di sản đó tiếp thêm sức mạnh trong cuộc chiến đấu giành
một chỗ đứng trên thế giới.






      Những tác phẩm đã đóng góp vào việc
nâng cao trình độ học thức của người Trung quốc thật là nhiều, nhưng với các nhà
của ta, hình như các ông ấy chỉ biết mỗi một mình Khổng Tử.


       Đạo
Khổng dưới dạng một món hàng xuất khẩu mang sang nước An Nam đã gây tai hại:
Các nhà nho ta muốn Khổng hoá tất cả những gì nằm trong tầm mắt của họ, giải
thích mọi thứ theo cách hiểu hẹp hòi của họ.


       
Hiểu biết của ta về các vấn đề Trung Hoa, về nền văn hoá Trung Hoa còn rất
xa yêu cầu hiểu biết thực sự (những người đã hiểu thấu đáo văn hoá Trung Hoa có
đủ trình độ để tiếp thu mọi luồng tư tưởng của nhân loại). Cũng như, cho đến
nay, chưa có một người Việt Nam
nào tiếp thu đầy đủ ý nghĩa của văn hoá Pháp.


 Nguyễn An
Ninh


 Lý tưởng của thanh niên
An Nam,
1924








 


Điểm xuất phát quá thấp


    Cái mà
ta gọi là tư trào văn học do chế độ phong kiến và chế độ thực dân để lại  chỉ là những hình thái hết sức gày còm bạc
nhược. Nền văn học bình dân chưa được phát triển. Bản sắc của dân tộc luôn luôn
bị bóp chẹt dưới tư tưởng bản xứ xưa kia, nghĩa là kẻ học trò của tư tưởng
phong kiến Trung Hoa, và sau đó là tôi đòi của chủ nghĩa thực dân Pháp. Tất cả
tư trào văn học chính thức là nhặt vét trên mép mấy bộ kinh, sử, tử, tập
của Trung Hoa đưa qua. Sau đó là những vẩy sơn hào nhoáng nhặt được trong văn
học cổ điển Pháp đã hoàn toàn biến chất trên tập chương trình các trường Pháp
Việt  khắp các cấp. Công tác nghiên cứu
văn học cổ không có cơ sở, không có phương pháp. Bắt chước người ngoài chỉ đi
đến chỗ hy sinh tất cả bản ngã. Cho nên trong công cuộc sáng tác, so với người
ngoài thì nhà văn Việt Nam
là những lực sĩ đi dự một cuốc chạy
việt dã mà phải bắt đầu chạy sau người ta đến mấy thế kỷ.  


                                                                               


Đặng Thai Mai


                                                     
Văn học bình dân và văn học cao cấp, 1948
                                           





Thiếu sự hướng dẫn của tinh thần trí thức


     Phủ huyện nào cũng đều có hội Văn chỉ, các
hội ấy làm giềng mối chủ trương dư luận cả xã hội, người ta quen gọi là cái nền
danh giáo hay cơ quan thanh nghị (1). Chẳng những người trong hội cho đến người
thường ở ngoài, nếu có làm việc gì phạm tới luân lý trái với đạo đức thì không
thể nào tránh khỏi sự công kich của hội.


    [Nhưng các hội ấy ở
nhiều phủ huyện nước ta thời xưa chỉ là hình thức].


  
Người An nam mình kém học, ít nghe, cạn nghĩ, lại thêm không biết phán
đoán, mà  cái lòng ghét điều ác quá nồng
nàn, bao biếm (2) nhiều khi thất thiệt, bị người ta lợi dụng mà gieo điều nghi
kỵ, thành ra ngờ vực nhau chia rẽ nhau.





(1) Bàn bạc xét đoán thẩm
định việc đời


(2) khen chê  





Phan Khôi


 Cái ảnh hưởng của Khổng giáo ở
nước ta
, Thần chung, 1930











Không có hiểu biết thì làm sao


nghĩ chuyện tranh đấu?


    Đời Trần Nhân Tông niên hiệu Thiên Bảo (1280)
năm thứ hai, thổ tù ở Đà Giang là Trịnh Giốc Mật làm phản, vua sai Trần Nhật
Duật đi đánh dẹp. Nhật Duật biết tiếng Mường, lại biết phong tục như ăn bốc
uống ngụp, người Mường rất mừng. Mật dẫn cả gia thuộc ra hàng.


    Ôi! Là
một vị thân vương mà thông hiểu được tiếng người các xứ xa xôi, đó cũng là một
người khai thông (1) thứ nhất vậy!


   Tôi nay
làm một người dân thuộc địa của Pháp mà hỏi tiếng Pháp chữ Pháp như câm như
điếc, thì tranh đấu làm sao? Ở vào thời đại giao thông (2), phải cùng người
ngoài tranh cạnh (3), mà tôi ngu lậu như thế này, nhìn tấm gương xưa càng thêm
tự thẹn cho mình nhiều lắm. Giữa thời đại cạnh tranh mặc sức này, việc học tập
ngôn ngữ đã là việc thường, vậy làm sao để có được mấy trăm người như Trần Nhật
Duật.





 (1) tức người mở đường trong một sự nghiệp
nào đó


 (2) ý muốn nói thời đại các dân tộc mở rộng
giao lưu tiếp xúc


 (3) cũng như tranh đua.





 Phan Bội Châu   


 Việt Nam quốc sử khảo, 1908





Lấy khôn vặt thay cho tư tưởng học thuật


 
Thời bây giờ quá chuộng văn chương, tư tưởng phần nhiều chật hẹp, học
thuật nông cạn, chỉ cứ khư khư đóng cửa ngăn sông, không biết giao thiệp với
người các nước, để học hỏi thâu thái lấy cái văn hoá nước ngoài.


 
Các bực học thức sớm có tư tưởng cao xa rộng rãi, biết nước nhà cần phải
mở mang học thuật  rộng lối giao thông
(1), mới  đứng vững được cùng các nước,
đã nhiều lần bàn đến, mà không ai kẻ biết nghe.


  
Tình thế bây giờ đâu có lấy văn chương hoạt bát với những lời ứng đối
tinh ma mà đối phó với các nước được.





(1)   tức
có sự giao lưu tiếp xúc với các nền văn hóa khác
     


Nguyễn Khắc Bình


An nam tạp chí, 1931 














Nô lệ nước ngoài như đã nô lệ cổ nhân


  Hết thảy
mọi phương diện, chẳng hạn, từ văn học tới nghệ thuật – chúng ta đều ăn của
người, nhưng đã biết hoá để làm của riêng của mình chưa ?


  Bình tĩnh mà xét, từ hình thức đến tinh thần
ta nay cũng có một đôi phần tiến. Nhưng cái óc mô phỏng hãy còn rõ sờ sờ trong
hết thảy mọi mặt.


   “ Chúng ta 
phải làm con cháu của cổ nhân chứ không nên làm nô lệ của cổ nhân “. Đối
với cổ nhân ta nay còn phải dè dặt thay, huống chi  đối với gió bốn phương,  há lại nên bạ chiều nào che chiều ấy ?!


                                                                                                     
Hoa
Bằng


Phải có cái gì để làm đặc tính của người
mình chứ ? Tri tân, 1941








Tinh hoa trở thành phù phiếm


     Lệ
trường quy rắc rối và hà khắc. Một nét phẩy bỏ sót, một chữ tên huý lỡ phạm
phải,  một vết mực làm tì ố quyển thi,
một lời bình luận trái với tư tưởng Tống nho (1), hoặc một ý kiến mạnh dạn cũng
đủ làm cho kẻ ứng thí (2) nếu không bị đánh hỏng cũng bị khép vào một tội vu
vơ. Sáng kiến của mỗi cá nhân bị dập tắt, tư tưởng của cá nhân bị đàn áp. Cả
cái phần tinh hoa của dân chúng Việt Nam chỉ còn một lối duy nhất để
tiết ra: văn chương phù phiếm.





(1)Bộ phận bảo thủ cứng
nhắc nhất trong đạo Nho


(2)Dự thi


Lương Đức Thiệp


                                                                                                  

hội Việt nam
1944





Sử ta, ta không biết


     Tại
sao tôi viết bộ Việt nam sử lược? Nước ta có sử từ đời nhà Trần, đến nay
kể đã sáu bảy thế kỷ, nhưng sử của ta chép theo lối biên niên của Tàu, ngày nào
năm nào thì ghi lấy một cách vắn tắt không tìm đến cái gốc ngọn và sự liên can
đến việc.


     Nhà
làm sử lại là người làm quan, vua sai coi việc chép sử, không được tự do phải
chiều nhà vua, chép việc nhà vua, ít khi để ý đến những sự tiến hoá của nhân
dân trong nước …


     Thành
thử ra đọc sử thấy tẻ và không giúp được sự học vấn mấy.


    Sử của
ta thì thế mà người mình thì lại quá lãnh đạm với nó. Quy lỗi cho dân tộc mình
có lẽ là không đúng, vì từ trước tới nay, cái học vấn đã bắt buộc ta phải thuộc
sử Tàu hơn là sử của mình. Học để đi thi, để làm thơ phú văn chương, theo những
cái điển của Tàu. Trước là một sự bó buộc, sau thành một thói quen. Lúc ấy
những chuyện nước mình, so sánh với những chuyện nước người, đều không đáng kể.
Thật đáng buồn!.


 …Lắm lúc
tôi nhìn thấy những điều trước mắt mà lo. Ở xã hội ta ngày nay, có một hạng
người nghe nói đến nước mình thì ngây ngây như người ngoại quốc, sử nước mình
không biết, tiếng nói nước mình chỉ biết qua loa, đủ dùng cho sự giao thiệp
hàng ngày. Nếu sự đời cứ theo chiều ấy và cái đà ấy mà thay đổi, thì không hiểu
dân tộc mình sẽ ra sao?








 Trần
Trọng Kim


 Theo Lê Thanh, Cuộc phỏng vấn các nhà văn,
1943








Để cho tan
biến mọi
dấu xưa


        
Những chốn ăn chơi của Hà Nội là nhất Bắc kỳ, cái đó rành rành không ai
chối cãi. Nhưng chúng ta phải buồn phiền mà nhận ra rằng những hiệu cao lâu có
danh và bền vững đều là của người Tàu.


      Về
cách tổ chức một chốn ăn, về danh vọng của một ngôi hàng cơm, thật quả chúng ta
không có nền nếp, tục lệ và quy củ.


     Hồi
Hà Nội còn là kinh đô của vua Lê chúa Trịnh 
chắc cũng còn nhiều  quán rượu
tươm tất do người mình chủ trương. Nhưng bây giờ vết tích còn đâu?


    Cái
quán rượu mà cụ Nguyễn Du lúc còn trẻ tuổi đã dắt ba bốn người bạn vào uống và
bàn chuyện về lũ kiêu binh, cái quán ấy 
chẳng hạn mà còn đến bây giờ, còn cả bộ trường kỷ Nguyễn Du  đã ngồi, thì hẳn là một chốn đáng cho chúng
ta trọng vọng dường nào.  


 





                                                                                                                             Thạch Lam


                                                                        
Hà Nội băm sáu phố phường,
1940








Làm hỏng mình vì không biết
vay mượn


  Cái thời kỳ vay mượn của Tàu đến nay đã qua
rồi, nhưng điều di hại vẫn còn.


   Ta hãy để lại một bên những người say mê
Pháp văn -- những đứa con bội bạc ấy --- ta chỉ nói đến nói đến những ngòi bút
vẫn một niềm phụng sự tiếng mẹ đẻ, và chỉ nên tiếc rằng: Cũng như xưa, tiếng mẹ
đẻ không được phụng sự một cách toàn vẹn.


   Họ là những người học Tây; họ có cái khuynh
hướng Âu hoá những danh từ, những điệu ngữ, cả cái cách xuất diễn tư tưởng...


   Họ sửa đổi cả những tiết tấu thiên nhiên,
những âm luật huyền bí của tiếng Việt.


   Xưa kia kia chúng ta có những cái sáo rỗng
mượn của Tàu thì bây giờ chúng ta cũng lại có những chữ sáo vô nghĩa dịch của
Tây. Những ngữ điệu bị Pháp hoá chỉ chứng tỏ một cái bệnh về tinh thần. Cái
hình thức kia chỉ là kết quả đương nhiên của sự biến đổi một tâm hồn.





Lưu Trọng Lư


 Một nền văn chương Việt Nam, Sông Hương, 1939








Thực dụng,
tinh vặt, vụ lợi


       Về tính chất tinh thần thì người Việt Nam
phần nhiều là thông minh, song những người có trí tuệ lỗi lạc thì xưa nay vẫn
hiếm. Nhiều khi trí thông minh không có chỗ dùng thuận tiện thường lại biến ra
não tinh vặt.


        Trí nhớ của người Việt Nam rất nẩy nở,
đến não tưởng tượng thì hoàn toàn bị não thực tiễn làm tê liệt.


       
Não thực tiễn này mở nguồn cho nhiều đức tính khác, cho nên người Việt Nam hiếu học
không phải vì khát hiểu biết mà chỉ vì mong một địa vị ưu thắng trong xã hội.
Học đối với người Việt không phải  để
thoả mãn một khát khao trí tuệ, mà chính là để làm kế mưu sinh.


                                                        
                                                    


                                                                                                               
Lương Đức Thiệp


                                                                         
                  
Việt Nam
tiến hoá sử
,1944





Tình cảm nhợt
nhạt


    Trong
quyển  Le Francais par  les 
textes
  (1), tôi đọc được  một đoạn ký ức  của văn sĩ Nga L. Tolstoi,  nhắc lại cái tình  mẹ đối với con và con đối với mẹ trong hồi
còn thơ ấu. Một đoạn văn bình dị mà cảm động vô cùng.


   Rồi tôi
cố tìm lại trong văn thơ ta một đoạn tương tự như vậy. Thì ra cái xứ vẫn nổi
tiếng là hết sức tôn sùng đạo hiếu này lại không hề có một tác phẩm văn chương
ca tụng tình cha con, mẹ con.


   Những
bài ca Nhị thập tứ hiếu chỉ là những bài ca khuyến hiếu (2).Cho đến
quyển Kim Vân Kiều cũng chỉ là một bài ca khuyến hiếu. Ở trong ấy
chỉ có những điều bắt buộc của lễ nghi của luân lý mà không sao tìm thấy cái
tình đối với song thân hồn nhiên, chất phác mà trời đã phú cho con người.


   Vì sao
lại có sự lạ lùng vậy? Hay là cái tình cha con, mẹ con ở xứ mình quá ư bạc
nhược, nên người ta phải mượn luân lý để ràng buộc lại?! 





     (1)Tiếng Pháp qua các
bài khóa


     (2)Khuyên
người ta phải có hiếu


                                                               


   
Hoài Thanh


                           Về văn học xứ ta cũng còn là một đất hoang Sông Hương, 1938

Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét