Vươn ra thế giới để trở lại phục vụ dân tộc mình tốt hơn!


Tìm hiểu về Việt Nam là nguyện vọng tự
nhiên của bạn bè quốc tế.
Không nên chỉ đặt vấn đề tự
giới thiệu. Mà trước tiên
nên hiểu rằng văn học Việt Nam chưa
được thế giới quan tâm, lý do chính là chúng ta chưa có
những tác phẩm đạt tới cái mà họ quan tâm, hơn thế
nữa
cần cho người ta
buộc người ta phải tìm, phải chú
ý, phải dịch. Khôn ngoan nhất là
hãy lắng nghe tiếng nói chân thành của chính họ. Chỉ
tinh thần đối thoại  mới làm nên khả
năng tiếp xúc lâu dài.  



 Đọc thêm:  Bao giờ VN có giải Nobel văn chương - Nhờ hội nhập,một cuốn sách hay đã trở lại với bạn đọc





Quảng bá mình và đóng
góp cho cái chung  



Ông
đón nhận thông tin về Hội nghị
quốc tế quảng bá văn học Việt Nam thế
nào?  




Rất 
phấn khởi! Bản thân tôi thường tha thiết với vấn đề
hội nhập văn học. Đã là người cầm bút ai mà chả có
mong mỏi có lúc được thấy tác phẩm của mình xuất hiện
dưới một ngôn ngữ khác. Một dấu hiệu làm nên tầm
cỡ của một nhà văn là khả năng họ đến với người
đọc ở những xứ sở xa lạ. Vậy đây là một bước
đi tự nhiên, nền văn học nào tác giả  nào cũng cần
tính tới.




   
Lâu nay ta đã dịch nước ngoài khá nhiều. Nhìn lâu dài 
thì việc đưa các tác phẩm văn học Việt Nam giới thiệu
với bạn bè quốc tế là cách chúng ta, trong chừng mực
nào đó, trả nợ, đóng góp ngược lại cho nhân loại.
Một hội nghị như thế này là để đi dần tới mục tiêu
đó. Đặt tác phẩm của mình trong con mắt phán đoán đánh
giá của bè bạn còn là cơ hội tốt nhất để hiểu thêm
văn học mình, chỗ còn xa cách của văn học mình so với
thế giới,  rồi tìm dần cách nâng mình lên thỏa mãn
cả mình mà cũng là thỏa mãn đòi hỏi của họ. Vươn
ra thế giới để trở lại phục vụ dân tộc mình tốt
hơn. Đây có thể là con đường vòng, nhưng trong tình hình
hiện nay,  không có con đường nào khác.




     
Trong kinh tế, ta đang lo làm hàng xuất khẩu. Để có ngoại
tệ. Để quốc gia giàu có hơn. Song không nên quên một
tác động nữa: việc này giúp cho trình độ sản xuất
của mình ngày một hoàn thiện, và trình độ bộ phận
làm hàng phục vụ nhu cầu trong nước cũng vì thế mà được
nâng lên một bước.  Một quá trình tương tự cũng
sẽ xảy ra trong văn hóa.   




Bước
đường đã qua  




Thực tế,
không phải bây giờ chúng ta mới đặt vấn 
đề quảng bá văn học Việt Nam ra nước ngoài?




     Ngược
lại lịch sử, sẽ thấy từ sau 1945, chúng ta đã lo tới
chuyện quảng bá đối ngoại khá sớm. Tôi xin phép không
nhắc lại những thành tích nhiều người đã nêu, mà chỉ
muốn nhắc một ít kỷ niệm riêng. Một người sớm hiểu
vai trò của việc quảng bá này là Nguyễn Đình Thi. Ngay
từ 1950, tại Đại hội Liên hoan thanh niên, sinh viên thế
giới, ông Thi đã dịch bài thơ Thăm lúa của Trần
Hữu Thung để giới thiệu với bạn bè quốc tế. Bản
thân ông khoảng 1967  từng vui vẻ khoe với anh em viết
trẻ chúng tôi lúc đó rằng tiểu thuyết Mặt trận trên
cao
của ông  được dịch sang tiếng Pháp, xem đó
là cái đích mà lứa sau cũng có ngày phải đạt tới. Xuân
Diệu mỗi khi nói về nghề, rất tự hào lưu ý chúng tôi
là trong 100 bài thơ tình thế giới có bài Thơ
Duyên
của mình.




  
Tuy vậy, phải nhận lâu nay việc quảng bá tác phẩm văn
học Việt Nam tới độc giả nước ngoài không được đặt
ra đúng với quy mô, tầm vóc của nó, thậm chí có lúc
chúng ta còn e dè bảo nhau lảng tránh. Năm 1995, tại một
hội nghị văn học, tôi có tham luận, đặt vấn đề chúng
ta phải hội nhập để tránh tụt hậu, phải hướng tới
bạn đọc nước ngoài, tính xem họ cần cái gì, ta cần
viết sao để họ nghe được hiểu được, muốn chia sẻ
thêm với chúng ta. Lúc đó vấn đề hội nhập chưa đặt
ra, nên nhiều người không đồng tình với tôi, cho rằng
chỉ cần viết cho chúng ta thôi, không viết vì ai cả. Rồi
mọi chuyện cũng cho qua, cho tới hôm nay.




       
Có thể cắt nghĩa sự lảng tránh
đó như thế nào?




      
Vì có một thời gian dài chúng ta yên lòng trong
thế tự cô lập.




      
Tình hình giao lưu trao đổi văn hóa trong xã hội hiện đại
rất nhộn nhịp, thậm chí có những nước, phần văn học
dịch át cả phần tự sáng tác. Họ chỉ lấy tiêu chuẩn
văn học làm trọng, cái gì họ chưa làm được thì lấy
của người khác, một khi nó đã tồn tại dưới dạng
ngôn ngữ nước họ, thì tức là đã trở thành gia sản
của họ, và các dịch giả ở các nước ấy nghiễm nhiên
là những nhà văn sang trọng chứ không phải một thứ “con
nuôi” của nền văn học như ở ta. 




     
Chúng ta  bị chi phối bởi một quan niệm gần như ngược
hẳn lại. Gọi là dịch nhiều , nhưng thật ra chưa phải
đã chọn được những cái đáng dịch nhất. Đáng sợ
hơn là tình hình dịch theo lối đua đòi, thấy người ta
đồn đại thì dịch; cái dở của thiên hạ thì dịch ào
ào, cái hạng nhất của họ chỉ dịch nhỏ giọt hơn nữa
dịch sai, không hiểu cũng cớ dịch bừa. Nhất là không
biết học hỏi những cái đã dịch đó để nâng cao trình
độ sáng tác trong nước.




      
Xuất phát từ nhu cầu phục vụ xã hội những năm chiến
tranh và hậu chiến, ta chỉ lo viết cho ta theo những tiêu
chuẩn riêng ta. Đến lúc thấy cần ra với thế giới thì
đã quá muộn. So với thế giới quá chênh.  Lúc này
có muốn họ dịch, họ cũng không dịch.




     
Do viết kém mà thiếu giao lưu, do thiếu giao lưu nên
viết kém, cứ cái vòng tròn quanh quẩn đó mà kéo. Cũng
do sự thiếu giao lưu mà ở nhiều  người nẩy sinh
tâm lý co lại, tự minh bằng lòng với mình, mẹ hát con
khen hay. Thậm chí có người tuyên bố rằng ta chỉ cần
ta chứ không cần đến ai khác.




      
Việc quảng bá ra thế giới
đã có mang lại lợi ích cụ
thể
?




     
Tôi chỉ nêu một ví dụ. Cùng với truyện ngắn Nguyễn
Huy Thiệp, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh là
một trong những hiện tượng văn học quan trọng nhất của
văn học ta thời hậu chiến. Vậy mà một thời gian dài,
tác phẩm này bị rẻ rúng ghẻ lạnh. May mà nhờ có bạn
bè nước ngoài người ta tìm đọc, người ta đòi hỏi,
rồi dư luận trong nước mới tìm lại đứa con lưu lạc.
Qua đây thấy nhờ ra với thế giới mà chúng ta sẽ hiểu
thêm chính chúng ta hơn.       



Mạnh về 
dân tộc, yếu về nhân loại


   
ý kiến cho rằng sở dĩ  văn học VN không
đến với bạn đọc nước ngoài vì
tiếng Việt quá khó,  ta không  tìm
được người dịch giỏi.



   
Theo tôi không hẳn vậy. Hiện ngành nghiên cứu về tiếng
Việt ở ta chưa tốt, chưa  giúp bạn bè có thêm công
cụ giao tiếp. Nhưng cái đó không phải là lý do chính.
Tôi có một kinh nghiệm là khi viết, có một từ nào không
hiểu, thường là đi tra các từ điển Việt - Hán, Việt
– Pháp, lại thấy có hiệu quả hơn là tra từ điển Việt
– Việt. Nghĩa là theo sự hiểu biết của tôi, hiện có
nhiều người nước ngoài còn hiểu sâu tiếng Việt hơn
cả cá nhân nhiều người chúng ta.




      
Khi cảm thấy người nước ngoài đối xử lạnh nhạt với
tác phẩm của mình—do đó không dịch --, lại có nhà
văn e sợ rằng do mình viết cao sâu quá tinh tế quá, họ
không hiểu nổi. Thực tế ngược lại. Để tôi kể bạn
nghe một chuyện thế này. Khoảng 1986-89 sang Moskva giữ
chân biên tập sách ở nhà xuất bản Raduga, tôi thường
phải làm việc với các đồng nghiệp người Nga, trong đó
có nhiều người rất giỏi tiếng Việt. Năm đó, tờ báo
Việt Nam X. cũng có đại diện ở Nga,  lo việc
in báo mình ra tiếng Nga để quảng bá. Biên tập viên tờ
này nhờ tôi liên hệ với ông bạn người Moskva, nhờ dịch
hộ bài vở các số từ Việt sang Nga, hứa là công xá
khá cao. Anh bạn của tôi từ chối. Đại ý anh bảo chính
các bạn viết tiếng Việt thường quá cẩu thả, tôi nhận
dịch ra tiếng Nga rất mất thì giờ, mà lại còn phải
chỉnh sửa, cho nó nghe được, chứ cứ để như nguyên
bản thì bạn đọc Nga họ “chửi” tôi chết . Tiên
trách kỷ hậu trách nhân
, tôi nghĩ rằng khi ta chưa dược
dịch, thì ta hãy tự trách ta đã.




     
Lại có nhiều người  nói chúng ta
chưa chịu
làm mạnh khâu tự
giới thiệu? Ông nghĩ sao về
vấn đề này.




    
  Phải biết chi mạnh…Và ở chỗ riêng tư, các anh
các chị ấy bảo nhau rằng phải khôn ranh một chút, chịu
khó mời mọc người ta một chút, thì may ra mới có hiệu
quả. Một bạn đọc bình thường cũng có thể thấy ngay
là không phải vậy. Lâu nay nhiều tác giả lớn của nước
ngoài trở thành bạn bầu của mỗi chúng ta, lý do có phải 
là tại họ khéo lấy lòng ta đâu, chẳng qua là vì họ
viết về những vấn đề mà ta quan tâm. Nếu có gì cần
học thì ta hãy lo học ở chỗ đó. Và nên nhớ là văn
học rất sòng phẳng không thứ ranh vặt nào hoặc sự khôn
khéo  nào kéo lại được.  




  
Tóm lại đâu là nguyên nhân khiến cho
đến nay, văn học Việt Nam vẫn chưa 
được thế giới chú  ý?  




 Có lần
tôi đọc một bài viết về văn học Ấn Độ,  thấy
họ nói  sau khi giành được độc lập, một thời gian
dài đó vẫn chỉ là nền văn học viết cho chính mình chứ
chưa phải là nền văn học hướng ra thế giới.
Văn
học Việt Nam cũng thế, vẫn còn mang tính bản địa, những
thứ ta viết giống như là thứ hàng nội địa, chưa đạt
tầm cỡ quốc tế. Xu thế hiện nay buộc  chúng ta phải
vượt qua trình độ đơn sơ đó, biến thành cái có thể
sử dụng rộng rãi trên thế giới.




   
Trong văn học có khái niệm gọi là chất exotic, nghĩa
là chất lạ lùng kỳ cục, hương vị riêng của những
vùng đất xa xôi. Nhiều khi tác phẩm một nền văn học
này  hẫp dẫn người của nền văn học khác, ở cái
hương vị hương xa hoa lạ của nó. Có những nhà văn cố
ý khai thác chất exotic này để chèo kéo bạn đọc.
Theo quan điểm thực dụng, có thể bảo đó là một chiêu
thức khôn ngoan. Nhưng các tác giả lớn không nghĩ thế.
Sôlôkhốp từng viết trong lời tựa bản dịch cuốn
Sông đông êm đềm
ra tiếng Anh “Tôi hơi khó nghĩ về
sự kiện cuốn tiểu thuyết của tôi được đón nhận
như một tác phẩm “hương xa”, tôi sẽ lấy làm sung sướng
nếu đằng sau sự miêu tả đời sống của bọn Côdắc
vùng sông Đông vốn xa lạ với người Âu, độc giả sẽ
tìm ra những điều khác, nào là những biến hóa khổng
lồ diễn ra trong những thói quen, nào là đời sống và
tâm lý con người sau chiến tranh và sau cách mạng”.  




 
Có nghĩa văn học Việt Nam chưa ra
được nước ngoài là vì các tác phẩm chưa
đặt vấn đề nhân loại?  




  Nói
cho to tát ra thì là thế. Như nhà nghiên cứu Phan
Ngọc từng nhận xét: văn học ta mạnh về dân tộc mình
mà yếu về nhân loại chung... Ngoài ra còn những vấn đề
liên quan đến ngôn ngữ, kỹ thuật viết…. Chúng ta có
rất nhiều cái lệch pha với thế giới, không chỉ lạc
hậu mà còn lạc lõng. Có một người nước ngoài từng
nhận xét đọc truyện cười Việt Nam mà chả thấy buồn
cười gì cả. Họ đã nói thật.




     
Thành thử với người trong cuộc chúng ta, lo chuyện
ra với nước ngoài trước tiên là lo tìm ra cái ngôn ngữ
chung với thế giới để nói mà họ hiểu. Đây tôi dùng
ngôn ngữ
với nghĩa rộng là cái phương thức tư duy,
cách quan niệm về đời sống. Trong việc này, trước tiên
cần một sự thành tâm, một sự tỉnh táo.    



Lắng nghe, khơi gợi...
lời chê  


Với 
một hội nghị như thế này, theo
ông, cái cần nhất là gì?  



Tôi hoàn
toàn chia sẻ nguyện vọng của nhiều đồng nghiệp
là muốn nói, muốn giảng giải để giúp cho người ta hiểu
mình. Nhưng nếu biến đây trở thành một thứ hội nghị
mừng công báo công
của các nhà văn hôm nay trước
diễn đàn các bạn bè nước ngoài thì thật là không nên
một tí nào.




  Đứng
về quyền lợi chung của cả nền văn học, tôi cho trước
tiên chúng ta cần coi Hội nghị là một dịp kiểm điểm
lại công việc và hơn thế nữa bước đầu để tìm tới
một quan niệm đúng đắn về hoạt động hội nhập văn
học, bao gồm cả hai hướng ra và vào. Nếu quan niệm sai
thì có làm cả núi công việc cũng vô ích. Còn có quan niệm
đúng thì việc nọ gọi việc kia, dần dần ta sẽ tìm ra
sức lực sẵn có mà trước đó ta không ngờ tới.




    
Việc quan trọng nhất với những người dự hội nghị 
trước tiên theo tôi là …biết lắng nghe. Khách nước
ngoài nhiều, người Việt từ hải ngoại về nhiều. Với
những người đã dịch tác phẩm của Việt Nam, thì tìm
hiểu tại sao họ dịch? Sau khi dịch xong, đưa tác phẩm
của các nhà văn VN tới bạn đọc xứ người, họ gặp
những phản ứng gì ? Có những người chưa dịch, nhưng
hẳn đã nghiên cứu về văn học VN và trong đầu óc không
khỏi có sẵn những ý đồ, những suy nghĩ. Ta cần đón
ngay cả những suy nghĩ mới hé mở của họ . Với các nhà
xuất bản, nên tìm ở họ những gợi ý và kinh nghiệm
của họ trong việc khai thác các nền văn học khác. Đây
là những bước tối thiểu để đi tới một cách hiểu
mới về quá trình quảng bá văn học Việt Nam sau này. Cũng
trong quỹ thời gian ngắn ngủi ấy, một điều quan trọng
không kém là khơi gợi được cả những lời chê của các
bạn, từ đó gỡ rối dần những vấn đề của mình.  




Có 
vẻ như mọi việc không chỉ
gói gọn trong ngày một ngày hai là
xong...  




  Quá
trình này không những lâu dài mà còn rất khó khăn, ta không
quen làm, nó đòi hỏi một sự thành tâm thực sự, nhất
là đòi hỏi sự thay đổi trong chính tư duy của những
người trong cuộc và của cả xã hội. Hội nghị này là
dịp để những người viết tự nâng mình lên, hiểu thế
giới hơn, từ đó trở lại hiểu mình hơn, và dần dần
có được những sáng tác tốt hơn. Tiếp theo, để lo việc
quảng bá văn học theo đúng tầm vóc của nó, cần lo làm
sao có được cơ chế hoạt động thích hợp. Không chỉ
cần những người dịch giỏi theo cái nghĩa là những người
chuyển ngữ, mà còn cần cả một đội ngũ chuyên gia vừa
thông thạo tình hình văn học trong nước vừa hiểu sự
phát triển chung của thế giới và biết tạo ra giữa
ta
người những mối tiếp xúc thường trực. 




 Bài viết có sự cộng tác tích
cực của nhà báo  Nguyên Anh



Đã trích in trên Đại biểu nhân dân số ra 5-1-10

Bản trên đây là 
đầy đủ hơn.







Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét