Vụ phạt Lệ Quyên: CỤC HÀNG KHÔNG PHẢI THU HỒI QUYẾT ĐỊNH

TS. Lê Hồng Sơn, nguyên Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (BTP)

Vụ bị phạt vì ‘tè vào túi nôn’: 
Cục Hàng không nên thu hồi quyết định


LÊ HỒNG SƠN, nguyên Cục trưởng Cục Kiểm tra 
văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp). 
VIẾT THỊNH ghi 
Pháp luật TP HCM 
Thứ Bảy, ngày 1/8/2015 - 02:55

Việc xử phạt không những trái luật mà còn không phù hợp với logic diễn biến sự việc. Theo tôi, sự việc của gia đình ca sĩ Lệ Quyên trên chuyến bay VN240 (SGN-HAN) cần phải được xử lý nhanh chóng, kịp thời, có lý có tình.

Trước hết cần xác định hành vi có lỗi ở đây là hành vi nào? Theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 24 Nghị định 147/2013 thì hành vi bị xử phạt là vi phạm trật tự, kỷ luật trên tàu bay. Việc mô tả hành vi như vậy là chưa đủ cụ thể, còn rất chung chung, buộc người ta phải suy luận, quy kết thì mới xác định được hành vi và lỗi của người vi phạm.

Ngoài ra, việc đi tè là nhu cầu tự nhiên của cháu bé bốn tuổi. Khi máy bay hạ độ cao chuẩn bị tiếp đất, hành khách được nhắc nhở hạn chế đi nhà vệ sinh vào thời điểm đó. Trong trường hợp như thế các hành khách thường rất sợ đứng ra khỏi ghế, tháo dây an toàn đi lại trong máy bay do sẽ không đảm bảo an toàn tính mạng cho chính họ (bị ngã, va đập).

Vậy tôi hoàn toàn không thấy có sự logic trực tiếp về hành vi vi phạm hành chính được mô tả trong điều khoản trên với hành vi của vợ chồng Lệ Quyên. Việc phân tích nội dung điều khoản để quy lỗi đối với hành vi vợ chồng cô này đưa đến quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoàn toàn không có sức thuyết phục. Thứ nhất, mô tả hành vi chung chung, không rõ. Thứ hai, hành vi của vợ chồng Lệ Quyên cũng không trực tiếp vi phạm quy định đó và không phải là hành vi có lỗi. Cách lý giải để đưa ra quyết định xử phạt đối với vợ chồng Lệ Quyên là một sự suy diễn, thiếu căn cứ, không phù hợp thực tiễn cũng như lỗi của đương sự.

.
Tiếp viên đang phục vụ khách trên một chuyến bay của VNA. 
Ảnh chỉ mang tính minh họa). Ảnh do VNA cung cấp

Nếu công dân có hành vi trực tiếp vi phạm hành chính và phải bị xử phạt vi phạm hành chính thì phải tuân theo những trình tự thủ tục được quy định rõ ràng. Ví dụ biên bản phải được lập ngay tại hiện trường, tức là trên chuyến bay đó vào thời điểm đó, người có thẩm quyền lập biên bản phải là chỉ huy tàu bay. Hồ sơ cho thấy biên bản được lập tại Cảng vụ hàng không miền Nam trong khi chuyến bay lại từ Sài Gòn ra Hà Nội. Như vậy, việc lập biên bản này không đúng với quy định về thời điểm lập, thời gian lập, địa điểm lập và người lập biên bản.

Do đó, cơ sở để ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với vợ chồng cô Lệ Quyên là không đúng thủ tục, trình tự quy định.

Theo tôi, nên xếp việc này lại, không nên xử phạt đương sự, không nên đẩy vấn đề lên làm gì. Còn về phía vợ chồng ca sĩ Lệ Quyên, tôi thấy việc họ ký vào biên bản tại thời điểm sau đó mấy ngày cũng không được, như vậy là hợp thức hóa việc làm sai thủ tục, quy trình của phía xử phạt. Chắc bản thân họ cũng ngại làm lớn chuyện nên ký và nộp phạt cho xong.


Đừng để Lệ Quyên buồn...

Từ những phân tích trên, tôi cho rằng phía hàng không nên rút quyết định xử phạt là hợp lý, hợp tình. Gia đình ca sĩ Lệ Quyên cũng nên rút kinh nghiệm để có cách xử lý tối ưu nhất trong trường hợp tương tự, không nên để sự việc lình xình ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, tiếng tăm của mình. Và chúng ta cũng nên xếp việc này lại tại đây.
LÊ HỒNG SƠN, 
nguyên Cục trưởng Cục Kiểm tra
văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp).
Không đến mức phạt hành chính
Về nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính thì theo điểm c khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, việc xử phạt phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng. Do đó, chỉ xử lý vi phạm hành chính đối với những hành vi đáng phạt thôi. Căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi thì hành vi này không đáng bị xử lý vi phạm hành chính. Theo tôi, đánh giá của tiếp viên trưởng hành vi này không uy hiếp an toàn bay, chưa đến mức ảnh hưởng đến an ninh hàng không nên không lập biên bản là chính xác. Hành vi này chỉ đáng bị nhắc nhở là đủ. Việc xử phạt là không cần thiết, không phù hợp nguyên tắc của việc xử lý vi phạm hành chính.
Điều 31 Nghị định 147/2013 nói rằng người chỉ huy tàu bay cótrách nhiệm tổ chức lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay đang bay hoặc chuyển vụ việc cho cảng vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay của Việt Nam nơi tàu bay hạ cánh để lập biên bản vi phạm hành chính.
Trường hợp này người chỉ huy tàu bay đã nhận định hành vi của cha mẹ cháu bé chưa đến mức phải lập biên bản. Tôi đặt trường hợp giả sửvi phạm này đến mức phải lập biên bản để xử phạt mà người chỉ huy không lập cũng không chuyển giao thì người chỉ huy có thể bị nhắc nhở, lưu ý rút kinh nghiệm. Không thể lập biên bản để xử phạt hành khách trong trường hợp này vì hành trình bay kết thúc, người có thẩm quyền đã không còn thẩm quyền.
ÔngPHẠM CÔNG HÙNG, nguyên thẩm phán TAND Tối cao
PHƯƠNG LOAN ghi
VIẾT THỊNH ghi

TIN LIÊN QUAN
Tôi la ‘sắp… ra quần rồi’, họ mới mở cửa
Vụ 'tè vào túi nôn': 'Tôi không đồng ý phạt !'
‘Tè vào túi nôn’ là gây mất trật tự?
Lệ Quyên: 'Tôi bất đắc dĩ cho con tè vào túi nôn'
Cho con tè vào túi nôn, ca sĩ Lệ Quyên bị phạt 4 triệu đồng
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét