Hàng chục đề xuất xin dựng tượng đài Bác
Báo Tiền Phong
06:42 ngày 23 tháng 04 năm 2015
Nhu cầu dựng tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh hiện vẫn rất lớn, ít nhất có thêm 58 đề xuất xin dựng tượng đài Bác trong thời gian tới. Tuy nhiên nhiều người lo ngại làn sóng dựng tượng tràn lan mà lại nhân bản từ một mẫu.
Báo Tiền Phong
06:42 ngày 23 tháng 04 năm 2015
Nhu cầu dựng tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh hiện vẫn rất lớn, ít nhất có thêm 58 đề xuất xin dựng tượng đài Bác trong thời gian tới. Tuy nhiên nhiều người lo ngại làn sóng dựng tượng tràn lan mà lại nhân bản từ một mẫu.
Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Hà Giang thiếu không gian,
vì phía sau sát tường nhà dân. Ảnh: T.Toan.
Nhu cầu lớn
Thứ trưởng Bộ VHTTDL Vương Duy Biên chủ trì hội thảo lấy ý kiến về “Quy hoạch tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đến năm 2030” sáng 22/4 tại Hà Nội.
Từ 2004 trở về trước tượng đài xây dựng không hề có quy hoạch, 6 năm tiếp theo Chính phủ phê duyệt quy hoạch tượng đài đến năm 2010. Tuy nhiên, theo đánh giá của các nhà quản lý, nhu cầu nhân dân các tỉnh thành muốn dựng tượng đài Bác vẫn rất lớn, nên Chính phủ giao Bộ Xây dựng quy hoạch đến năm 2030.
Theo khảo sát, có 103 tượng đài Hồ Chí Minh xây dựng trong khuôn viên trụ sở cơ quan, đơn vị, trong đó có tới 45 tượng Bác với bộ đội Biên phòng, được nhân bản từ một mẫu. Số tượng đài Bác xây tại quảng trường, trung tâm hành chính, chính trị là 31. Nhiều tượng đúng về quy chế nhưng ở vị trí, không gian kiến trúc chưa phù hợp, nên hạn chế về hiệu quả và thẩm mỹ. Một số tượng bằng bê tông xuống cấp.
Bộ tạm đưa ba tiêu chí địa điểm được xây dựng tượng đài Bác Hồ: Những địa phương gắn với các sự kiện lịch sử trọng đại của cách mạng Việt Nam, ghi đậm dấu ấn cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Hồ Chủ tịch gắn với những mốc lịch sử đặc biệt quan trọng. Địa phương là quê hương, nơi Bác đã học tập, đến thăm và làm việc. Một số địa phương có vị trí đặc biệt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đại diện Hội Kiến trúc sư Việt Nam nêu ý kiến, nếu thỏa mãn yêu cầu 64 tỉnh thành thì số lượng rất lớn. “Tôi cho rằng tiêu chí đầu tiên phải là xác lập vị trí đặt tượng. Đô thị nào có vị trí trung tâm phải được ưu tiên số một, cả về mặt hình khối lẫn không gian. Những tượng đặt ở vùng khác không lớn hơn đô thị trung tâm. Phải có thứ bậc, không thể tùy tiện”. PGS.TS. Lương Hồng Quang, Phó Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam nói, không nên duy ý chí về tiêu chí chọn trung tâm đô thị lớn.
Cẩn trọng
Đây mới là hội thảo lấy ý kiến về tiêu chí, tuy nhiên nhiều đại biểu bàn đến nội dung như quy mô, chất lượng tượng đài lãnh tụ bấy lâu. Chúng ta nghĩ vĩ nhân thì tượng phải lớn, có lẽ phải xem lại. Tôi đi nhiều nước châu Âu, Mỹ, nước lân cận thì tượng vĩ nhân họ làm nhỏ thôi. Quan trọng nhất là không gian kết nối. Hồ Chủ tịch là người nhân ái, giản dị, dựng tượng đài hoành tráng quá không khéo trái với con người Bác. PGS.TS Lương Hồng Quang, Phó Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam nói. Theo ông, tượng đài phải là địa chỉ văn hóa, công viên, nơi người dân có thể đến chiêm ngưỡng, sinh hoạt văn hóa.
Đại diện Hội Kiến trúc sư Việt Nam cũng cho rằng, hiện nay nhiều đô thị chạy đua quy mô tượng đài. Giống kiểu xây nhà, nhà sau cao hơn nhà trước vài phân mới chịu. Rồi tỉnh nghèo, miền núi xa xôi cũng đòi to, hoành tráng như thành phố lớn. Nhiều đại biểu góp ý, cần sự linh hoạt khi duyệt tượng đài và thi công. Có tượng đài làm đúng thiết kế, nhưng không đảm bảo về ánh sáng, “ban ngày tối om, chiều tối lại đỏ rực”. Tượng đài làm lớn quá, đứng gần chỉ nhìn thấy chân.
Để mỗi tượng đài Bác có nét riêng là mong mỏi của nhà điêu khắc Lưu Danh Thanh. “Chúng ta toàn làm tượng Bác đứng hết, trừ một, hai tượng đài tạo hình ngồi. Khó mà thay đổi tư duy lãnh đạo địa phương”.
Trong khoảng 15 tượng Bác ở Nga, Chile, Mexico, Argentina, rất nhiều tượng lấy theo mẫu hình sẵn có. “Mẫu hình tượng nên phong phú hơn. Ví dụ ở trung tâm Mexico, có đặt tượng đài Bác Hồ ngồi bên bàn làm việc, nhân dân rất thích. Nhưng đến khi làm bức tượng thứ hai ở vị trí khác, do không tìm được ý tưởng lại quay về tượng bán thân”, bà Nguyễn Thúy Đức, Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh nói.
Nhà điêu khắc Nguyễn Vũ An, tác giả tượng đài Bác Hồ ở Hòa Bình nói thêm, tượng lớn hay nhỏ phải dựa vào không gian kiến trúc. Ông chính là người bảo vệ bằng được để tạo hình Cụ Hồ chỉ tay xuống dòng sông Đà, khi dựng tượng đài Bác ở Hòa Bình. “Không nhất thiết phải là tượng đài địa phương phải theo trung ương, chỉ có điều có làm đẹp hay không”, ông An nói.
Ông Vi Kiến Thành thừa nhận, nhiều khi các nhà chuyên môn không bảo vệ được ý kiến đối với một số tượng đài. Về tượng đài Hồ Chủ tịch chuẩn bị khánh thành ở TPHCM, lãnh đạo Bộ VHTTDL duyệt nhưng dựa trên cả 32 mẫu tượng đứng và giơ tay chào. Thêm nữa, do kinh khí có hạn, nên mẫu tượng bán thân” của Trần Văn Lắm vẫn được nhân bản ở nhiều nơi, kể cả ở nước ngoài. Cùng ngồi bàn chủ trì, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn nêu ý kiến, nên tổ chức các cuộc thi mẫu tượng đài phong phú hơn.
Địa phương kêu khóBà Nguyễn Thị Hoa (Sở VHTTDL Bắc Ninh) nói: Tỉnh có vinh dự đón Bác 18 lần, trong đó một chuyến Bác về làm việc chuẩn bị cho cuộc họp Quốc hội đầu tiên, vậy mà chưa có tượng đài nào. Ông Lê Văn Hóa, Phó Giám đốc Sở VHTTDL Thái Bình nói, tỉnh sắp xong tượng đài Bác Hồ với nông dân Thái Bình, tiến độ phụ thuộc rất lớn vào kinh phí. Đại diện Sở VHTTDL Hải Phòng cũng kêu khó. Hải Phòng muốn dựng tượng Bác vì Người 9 lần về thăm Hải Phòng, nhưng quy hoạch không gian rất khó. Hải Phòng đâu đâu cũng là công trường xây dựng. Chủ trương xã hội hóa là đúng...
Xây tượng đài Bác bằng cả tâm huyếtNgày 20/4, lãnh đạo TPHCM đã cung thỉnh tượng đài Bác Hồ về trước trụ sở HĐND và UBND TPHCM, sẵn sàng cho ngày khánh thành quảng trường đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1).32 mẫu của 24 tác giả và 1 đơn vị dự thi được trưng bày lấy ý kiến người dân, các nhà khoa học, các vị nguyên là cán bộ lãnh đạo trung ương và địa phương từng gần gũi với Bác. TPHCM lập hội đồng nghệ thuật để xét chọn. Qua nhiều vòng xét tuyển, cuối cùng, mẫu tượng đài của họa sĩ, nhà điêu khắc Lâm Quang Nới được chọn.Tượng đài Bác cao 7,2 m, trong đó phần thân cao 4,5 m, phần đế 0,9m và phần bệ tượng 1,8 m do họa sĩ, nhà điêu khắc Lâm Quang Nới thực hiện. Tượng Bác được đúc bằng hợp kim đồng, chân đế tượng đài là khối đá tảng màu đen, được đặt ở vị trí trang trọng, hướng ra cảng Sài Gòn, nơi Người ra đi tìm đường cứu nước.Huy Thịnh
0 nhận xét:
Đăng nhận xét