BUỔI TỌA ĐÀM BỔ ÍCH VÀ LÝ THÚ
Mạc Văn Trang
Chiều nay (1/8/2015) tại 52 Hai Bà Trưng, Hà Nội đã diễn ra một buổi tọa đàm về hai cuốn sách “Văn 6” và “Tiếng Việt 6” của nhóm CÁNH BUỒM vừa “ra lò”, do NXB Tri Thức ấn hành tháng 6/2015. Hai cuốn sách khá dầy dặn, cuốn Văn: 228 trang, cuốn Tiếng Việt: 165 trang, đều khổ 19 x 27cm.
Chiều nay Hà Nội mưa to, vậy mà phòng họp kín chỗ. Khách mời đến dự buổi tọa đàm thật đặc biệt, rất nhiệu vị cao niên, danh tiếng, mình vào loại “tép riu”. Nhà giáo Phạm Toàn 83 tuổi vẫn đích thân ra đón khách, với mỗi người một câu đùa tếu! Vừa đến đã gặp nhà văn Nguyên Ngọc, cũng 83 tuổi, vẫn săn chắc, nhanh nhẹn; nhà nghiên cứu Minh triết, Nguyễn Khắc Mai, 82 tuổi, vẫn minh mẫn; Dịch giả Dương Tường, Nhà Ngôn ngữ học Hoàng Trọng Phiến, cũng cỡ ngoại 80 cả, Nhà nghiên cứu Triết học Phạm Khiêm Ích, GS Phạm Duy Hiển, Chu Hảo… và nhiều nhân vật danh tiếng nữa, mình không nhớ hết. Mình nói đùa với hai ông Nguyên Ngọc và Khắc Mai: Toàn các bô lão bàn chuyện cải cách giáo dục, hay thật! Cả hai ông cùng cười… Tuy nhiên có một người vừa gặp, thấy quen quen, hỏi ra mới biết, đó là Nguyễn Thiện Tống, ông đã viết bài phản biện, dư luận rất quan tâm: “Dự án sân bay Long Thành: “THIẾU NGHIÊM TÚC TỪ ĐẦU”, mà mình đã đem về FB, trong đó có hình của ông. Ông nói, vừa từ Sài gòn ra và đến dự buổi tọa đàm này. Tất nhiên có đông đảo anh chị em nhóm Cánh Buồm và một số nhà báo tham dự.
Chiều nay (1/8/2015) tại 52 Hai Bà Trưng, Hà Nội đã diễn ra một buổi tọa đàm về hai cuốn sách “Văn 6” và “Tiếng Việt 6” của nhóm CÁNH BUỒM vừa “ra lò”, do NXB Tri Thức ấn hành tháng 6/2015. Hai cuốn sách khá dầy dặn, cuốn Văn: 228 trang, cuốn Tiếng Việt: 165 trang, đều khổ 19 x 27cm.
Chiều nay Hà Nội mưa to, vậy mà phòng họp kín chỗ. Khách mời đến dự buổi tọa đàm thật đặc biệt, rất nhiệu vị cao niên, danh tiếng, mình vào loại “tép riu”. Nhà giáo Phạm Toàn 83 tuổi vẫn đích thân ra đón khách, với mỗi người một câu đùa tếu! Vừa đến đã gặp nhà văn Nguyên Ngọc, cũng 83 tuổi, vẫn săn chắc, nhanh nhẹn; nhà nghiên cứu Minh triết, Nguyễn Khắc Mai, 82 tuổi, vẫn minh mẫn; Dịch giả Dương Tường, Nhà Ngôn ngữ học Hoàng Trọng Phiến, cũng cỡ ngoại 80 cả, Nhà nghiên cứu Triết học Phạm Khiêm Ích, GS Phạm Duy Hiển, Chu Hảo… và nhiều nhân vật danh tiếng nữa, mình không nhớ hết. Mình nói đùa với hai ông Nguyên Ngọc và Khắc Mai: Toàn các bô lão bàn chuyện cải cách giáo dục, hay thật! Cả hai ông cùng cười… Tuy nhiên có một người vừa gặp, thấy quen quen, hỏi ra mới biết, đó là Nguyễn Thiện Tống, ông đã viết bài phản biện, dư luận rất quan tâm: “Dự án sân bay Long Thành: “THIẾU NGHIÊM TÚC TỪ ĐẦU”, mà mình đã đem về FB, trong đó có hình của ông. Ông nói, vừa từ Sài gòn ra và đến dự buổi tọa đàm này. Tất nhiên có đông đảo anh chị em nhóm Cánh Buồm và một số nhà báo tham dự.
GS. Phạm Duy Hiển đang phát biểu ý kiến
GS. Phạm Khiêm Ích và GS Chu Hảo (GĐ Nxb Tri Thức)
Từ phải sang: Cụ Nguyễn Khắc Mai, GS Mạc Văn Trang và Nhà văn Nguyên Ngọc
Thời gian có hạn nên chỉ một ít người phát biểu, lần lượt: Phạm Khiêm Ích, Hoàng Trọng Phiến, Nguyễn Khắc Mai, Phạm Duy Hiển, Nguyên Ngọc, Mạc Văn Trang, Chu Hảo và mấy người nữa, mình không nhớ tên! Nhìn chung các ý kiến:
- Khâm phục sự dấn thân, kiên nhẫn của Phạm Toàn và nhóm Cánh Buồm. theo đuổi một sự nghiệp rất đáng làm;
- Hoan nghênh, ủng hộ một tư tưởng mới, cách làm giáo dục mới, táo bạo và nhiều triển vọng…;
- Chia sẻ nhiều điều tâm đắc về nội dung, phương cách dạy học sinh tự học …
- Có một số băn khoăn: Liệu có cao quá, khó quá không? Có khớp với chương trình của Bộ GD không? Một số vấn đề khoa học cần được các nhà chuyên môn phản biện…
Mình phát biểu mấy ý:
- Mới đọc vào sách, thấy nội dung rất cao, mới, khó… như cho đại học, nhưng nếu học sinh học thấy hứng thú, kết quả, không mệt mỏi, căng thẳng thì tốt rồi;
- Sách của Cánh Buồm rất đặc sắc vì “ba trong một”: Nội dung được chọn lựa theo những giá trị đích thực vừa có tính nhân loại phổ quát, vừa đậm tính dân tộc; sách hướng dẫn cho giáo viên cách dạy sao cho phù hợp với học sinh và hiệu quả; sách hướng dẫn học sinh cách tự học, tự tìm tòi, khám phá để lĩnh hội nội dung đối tượng (Bài học, Môn học) một cách thích thú và chắc chắn;
- Làm được như vậy vì Phạm Toàn hiểu Văn và tiếng Việt một cách cơ bản (chắc có nhiều người giỏi hơn, nên ông mời nhiều chuyên gia cộng tác); Phạm Toàn hiểu tâm lý học sinh, ông đã nghiên cứu lý thuyết và gẫn gũi làm việc cùng học sinh nhiều năm; ông đã trực tiếp dạy học từ người lớn đến trẻ em mấy mươi năm và đúc kết ra phương pháp dạy học hiệu quả - hướng dẫn người học biết tự học.
.
- Kết quả dạy thực nghiệm sách Cánh Buồm đã cho ta sự tin tưởng: học sinh, giáo viên, cha mẹ học sinh đều hài lòng. Tôi đã dự một buổi “Hội thảo khoa học” của các em học sinh lớp 5 “Vì sao người ta sáng tác Văn, Thơ”. Các em tự chọn đề tài (trong danh mục các đề tài giáo viên đưa ra), tự tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, tự viết báo cáo và đến Hội thảo tự trình bầy, tranh luận, phản biện… Các hoạt động của các em rất hào hứng, chủ động, tự tin và có chất lượng, theo yêu cầu của lớp 6.
- Sách Cánh Buồm là một thách thức lớn đối với tất cả những ai làm sách giáo khoa hiện nay…
Chiều tối vẫn mưa rả rích. Các cụ ra đợi taxi, bảo nhau: không quý, không thương lão Toàn với nhóm Cánh Buồm, có mời ăn cỗ yến, mưa gió thế này cũng chẳng đi!
1/8/2015
MVT
0 nhận xét:
Đăng nhận xét