Trích từ chuyên mục
Người
xưa cảnh tỉnh
đã in trên Thể
thao và văn hóa 2005-2007
Các đầu đề nhỏ và chú thích là của người biên soạn
Trong sự dằng xé của những mâu thuẫn
Về đàng trí tuệ và tính tình người Việt
xấu. Đại khái trí tuệ minh mẫn, học
chóng hiểu, khéo chân tay, nhiều người sáng dạ, nhớ lâu lại có tính hiếu học,
trọng sự học thức, quý sự lễ phép, mến điều đạo đức.
Tuy vậy vẫn hay có tính tinh vặt, cũng có
khi quỷ quyệt, và hay bài bác nhạo chế. Thường thì nhút nhát hay khiếp sợ và muốn
sự hoà bình, nhưng mà đã đi trận mạc thì cũng có can đảm, biết giữ kỷ luật.
Tâm địa nông nổi, hay làm liều, không kiên
nhẫn, hay khoe khoang và ưa trang hoàng bề ngoài, hiếu (1) danh vọng, thích
chơi bời, mê cờ bạc. Hay tin ma tin quỷ, sùng (2) sự lễ bái nhưng mà vẫn không
nhiệt tín (3) tôn giáo nào cả. Kiêu ngạo và hay nói khoác nhưng có lòng nhân,
biết thương người và hay nhớ ơn.
(1) ham thích
(2) chuộng, hâm mộ
(3) tin một cách
mãnh liệt
Trần Trọng Kim
Việt nam sử lược,
1925
Cái hay lẫn với cái dở
Về tính chất
tinh thần, thì người Việt
đại khái thông minh, nhưng xưa nay thấy ít người có trí tuệ lỗi lạc phi thường.
Sức ký ức thì phát đạt lắm, mà giàu trí nghệ
thuật hơn trí khoa học, giàu trực giác hơn luận lý (1).
Phần nhiều người có tính ham học, song
thích văn chương phù hoa hơn là thực học, thích thành sáo (2) và hình thức hơn
là tư tưởng hoạt động.
Não tưởng tượng thường bị não thực tiễn
hoà hoãn bớt, cho nên dân tộc Việt
đoán thường có vẻ thiết thực.
Tính khí cũng hơi nông nổi, không bền
chí, hay thất vọng, hay khoe khoang
trang hoàng bề ngoài, ưa hư danh và thích chơi cờ bạc.
Não sáng tác (3) thì ít, nhưng mà bắt chước,
thích ứng, dung hoà thì rất tài.
Người Việt
cũng có não tinh vặt, hay bài bác chế nhạo.
(1) tự nhiên
cảm thấy hơn là do suy luận mà biết
(2) những gì đã trở thành lối mòn
(3) nói theo cách nói hiện thời,
tức “sức sáng tạo “nói chung
Đào Duy Anh
Việt
nam văn hóa sử cương, 1938
Nhiều thói xấu
vặt tạo nên nỗi bất hạnh lớn
Tính thiếu lo xa;
sự đam mê vô độ cờ bạc và lòng tin ngây
thơ vào sự cứu giúp của may rủi và cúng lễ;
những sự kình địch giai cấp nẩy sinh từ
những phân biệt giả tạo;
đầu óc thích kiện cáo làm cho hai kẻ láng
giềng chống lại nhau vì một mảnh đất cỏn con
hoặc vì một phần đồ cúng chia không đều;
các
vụ tranh chấp liên miên vì đất công;
sự thụ động trước những yêu sách quá đáng
của bọn cho vay...
-- đó là những nhân tố làm trầm trọng thêm tình trạng khốn khổ của những
gia đình làm ruộng.
Những hậu quả này – nẩy sinh từ truyền thống
-- ngày xưa còn chịu đựng được nhờ mật độ người ổn định, nay trở thành một gánh
nặng cứ mỗi năm một nặng thêm, do dân số
tăng lên nhanh chóng.
Nguyễn Văn Huyên
Vấn đề nông dân Việt Nam ở Bắc Kỳ, 1939
Không theo cái gì tới cùng
Tôi tin rằng đất Đại Cồ Việt ta là cái đất
cằn cỗi, những lý thuyết và tư tưởng đâu đâu, tốt đẹp thế nào mặc lòng cũng cứ
đến đây là thành thối nát. Tôi không tin dân An Nam ta lại có nổi một điều tín
ngưỡng nào, một quan điểm chắc chắn gì. Bởi thế con người Âu hoá cực đoan ấy chỉ
Âu hoá được ở cái lỗ mồm mà thôi. Và than ôi! suy một người ra ngàn người, suy
một sự ra vạn sự.
Vũ Trọng Phụng
Từ
lý thuyết tới thực hành (1), Tao
đàn 1939
(1) Đây là tên một
truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng, trong đó kể về một nhân vật nói một đằng làm một
nẻo, tuyên truyền cho một quan niệm mới nhưng sống thì hoàn toàn ngược lại.
Cái gì cũng giả, trừ bọn ăn cướp
Đọc
báo hàng ngày, thỉnh thoảng lại thấy xã hội Việt
mật thám, giả lính đoan, giả làm người của sở nọ sở kia. Hạng người nào cũng có
kẻ giả, trừ ra một bọn ăn cướp.
Có lẽ trong các thực đơn của thế giới, không đâu có nhiều món giả bằng
nước An Nam. Cũng thì một miếng thịt, người ta bầy ra đủ trò: nấu với tiết gọi
là giả trâu, nấu với giềng mẻ gọi là giả cầy, nấu với hành răm gọi là giả chim,
nấu với đậu nghệ gọi là giả ba ba, đốt đi rồi bóp với thính đỗ tương thì lại bảo
là giả dê.
Đồ
ăn là thứ sẽ ăn vào miệng, hễ qua hàm răng thì nó là lợn hay trâu, hay gì gì nữa,
cái lưỡi sẽ biết tức thì, thế mà chúng ta cứ làm giả, thì có khác chi xúi giục
nhau rằng: trên đời không có cái gì mà không giả được? Cái nạn nhiều hạng người
giả từ đấy mà ra
Ngô Tất Tố
Thờì vụ, 1938
Trì trệ bế tắc
Luôn luôn bị áp bức về kinh tế và chính trị,
cuộc sinh hoạt tinh thần của người Việt thường lẩn cả vào trong tâm tưởng nên cảm
giác có vẻ chậm chạp và sức phản ứng của
tình cảm và tư tưởng không mau lẹ.
Tính ưa hư danh – phản ứng của xã hội đẳng
cấp -- là một tật phổ thông của người Việt
trên địa vị hiện tại của mình.
Tật cờ bạc -- kết quả của óc tư hữu tài sản
bị nghẹn lối -- do cuộc sống
chật hẹp gây nên cũng là một tật phổ thông. Cờ bạc vẫn gieo những ảo tưởng
giàu sang vào đám dân chúng rời rạc không còn đủ tin vào sức cố gắng hay tinh
thần chiến đấu của mình mà chống nạn nghèo đói nữa.
Lương Đức
Thiệp
Xã hội Việt Nam, 1944
(… ) Phong trào ở nước ta, bất cứ phong
trào gì, đều có một tính chung là nông nổi, chỉ hời hợt bề ngoài. Cái mà chúng
ta thiếu nhất là sự sâu sắc. Bởi ta không chịu phân tích và suy xét kỹ nên bất
cứ vấn đề gì chúng ta cũng không biết được rõ ràng và chu đáo, biết một cách thấu
suốt.
Chúng ta có cái đời sống bên trong rất nghèo
nàn và rất bạc nhược. Những tính tình phong phú, dồi dào hay mãnh liệt chúng ta
ít có. Chẳng dám yêu cái gì tha thiết và cũng chẳng dám ghét tha thiết, lòng
yêu ghét của chúng ta nhạt nhẽo lắm. Chúng ta đổi lòng tín ngưỡng sâu xa ra một
tín ngưỡng thiển cận và nông nổi, giữ cái vươn cao về đạo giáo của tâm hồn xuống
mực thước sự săn sóc nhỏ bé về ấm no.
Thạch Lam
Theo
dòng, 1941
Qúa thiết thực hóa tầm thường
Người
Việt không quan niệm cái gì thái quá.
Từ
cung điện lăng tẩm của vua chúa đến đền
đài miếu mạo của dân gian, mọi thứ đều khuôn theo sở năng kinh tế và xã hội.
Khuôn khổ chùa Đế Thiên Đế Thích và thành Đồ Bàn đều ra ngoài trí tưởng
tượng.
Về học
thuật cùng tư tưởng không có chủ nghĩa siêu hình nào.
Vật
lộn với cuộc sống quá eo hẹp hàng ngày nơi đồng ruộng hoặc miệt mài vào sách
thánh kinh hiền, người ta ít rảnh thời
giờ theo cuộc suy tưởng triền miên. Cũng vì thiết thực mà người Việt tín ngưỡng
để rút phần lợi ích thiển cận của tôn giáo tại ngay kiếp này nhiều hơn là mong
linh hồn được giải thoát mãi tận kiếp sau.
Lương
Đức Thiệp
Việt Nam tiến hoá sử, 1944
Thụ động, bất lực, buông xuôi
Họ cày ruộng, chân lội trong bùn, có
khi phải ngâm mình trong nước. Có những người đi cả ngày đường chỉ cốt kiếm
một gánh củi khô. Nhưng tình trạng nhân công dư dật thường khiến con người
lười nhác. Họ trở nên vô tâm và hay cãi cọ. Rất nhiều chứng tật khác nhau, những
vụ rắc rối về hành chính, những vụ xung đột vô cớ, được dịp nảy sinh và kết quả
là bất công lại chồng chất thêm.
… Môi
trường làm sa sút sức khoẻ và tác động chẳng kém tới tính chất người Việt. Sức
nóng thường xuyên làm cho thần kinh uể oải và con người dễ buồn ngủ. Không phải
là hoàn toàn vô lý khi bảo rằng nhược điểm lớn nhất của con người nơi đây là lười
biếng, hoặc ít nhất là cái khuynh hướng buông trôi, thây kệ mọi việc.
Nguyễn Văn
Huyên
Vấn đề nông dân Việt
Nam ở Bắc Kỳ, 1939
Cảm tính nặng
hơn lý tính
Nói chung người Việt có chất nghệ sĩ nhiều
hơn chất khoa học. Nhạy cảm hơn là có lý tính. Yêu thích văn học và trang trí.
Đa số chỉ mơ ước nghề làm quan là con đường đã vạch sẵn, không đòi hỏi nhiều cố
gắng độc đáo, mà lại đem đến nhiều vinh hiển
Chẳng có mặt nào của tính cách người Việt lại
không có mặt bù lại, và không gợi ra ngay tức khắc một bằng chứng ngược lại.
Chúng ta đã nói về tính biếng nhác và sự uể oải của người Việt, nhưng người ta
chẳng thấy nơi nào trên thế giới một dân tộc cần cù như vậy, và những người lao
động sẵn sàng làm những công việc nặng nhọc trong khi chỉ nhận được số tiền
công rẻ mạt đến như vậy.
Chúng ta cũng đã nói về tính phóng túng bông
lông và mơ mộng của người Việt. Thế mà chúng ta lại cũng dễ dàng khám phá ở người
dân nơi đây một đầu óc thực tế lạ lùng, nó quyết định chiều hướng tâm hồn người
nông dân và trở nên một vũ khí lợi hại trong tay những người thợ mỹ nghệ.
Nếu tính hay thay đổi là đặc tính của người
Việt thì ta cũng phải ngạc nhiên mà nhận xét rằng trong bọn họ có một số kẻ là
những tay dai dẳng và bám riết người ta khi xin xỏ; là những kẻ sính kiện tụng
không ai địch nổi; là những học sinh sinh viên quyết chí săn đuổi bằng được bằng
cấp.
Nguyễn Văn
Huyên
Văn
minh Việt Nam,1944
Biếng nhác, vô cảm, lẩn tránh
Hiện tượng quá đông dân và thường xuyên thiếu việc làm khiến cho nhiều
người có tâm lý sống ngày nào biết ngày ấy. Ở thôn quê, những kẻ có chút tiền bạc
hoặc có đủ ruộng chỉ còn thích ăn không ngồi rồi.
Xét về phương diện tinh thần, xu hướng biếng nhác này càng trầm trọng
thêm bởi một nền giáo dục cổ lỗ và chưa bao giờ có phương pháp. Thành ra có sự
lười biếng về trí óc, có xu hướng dễ dàng chấp nhận hết thảy và bắt chước hết
thảy.
Sau khi chất đầy trí nhớ các loại kinh
sách, nhà nho xưa kia chẳng còn nghĩ đến chuyện trau dồi trí tuệ nữa. Họ thường
già trước tuổi. Hoặc là họ nhẫn nhục chịu đựng cốt không để ai đó do ganh ghét
mà kiếm chuyện lôi thôi. Hoặc là họ sa vào thói chơi ngông đôi khi cũng tinh tế
đấy, nhưng dễ làm cạn kiệt cái năng lực phát minh cũng như năng lực lập luận
khoa học.
…
Có những nhà quan sát nước ngoài nhận xét người Việt hay trộm cắp và dối trá.
Trong một thời gian dài, người dân nước này chỉ được nhận một nền cai trị kém cỏi,
trong đó thấm sâu chính sách ngu dân. Cá nhân con người luôn luôn bị săn đuổi,
họ buộc phải bao quanh mình một tấm màn bí mật. Làng xã cũng vậy, trong quan hệ
với chính quyền trung ương, họ cố giữ lấy một thái độ nếu không độc lập thì
cũng ương bướng bất phục.
Nguyễn Văn Huyên
Văn minh Việt Nam,
1944
Nền văn hoá của kẻ yếu
Hình như sống dưới cái bóng của cái khối
văn hoá Trung quốc, sừng sững ở bên mình như cả núi Thái Sơn, văn hoá chúng ta
chỉ cố sức để man diên (1) ở trên mặt đất chứ không có cái khuynh hướng trổ vọt
lên trời.
Để sống còn, chúng ta chỉ cốt bám chặt lấy
đất như bám lấy cái nguồn sinh khí. Cho nên chúng ta không có cái vinh dự là có
những tổ tiên chọc trời khuấy nước, làm chấn động thế giới bằng những tư tưởng
hay hành động của mình, nhưng chúng ta lại đã may mắn có được những tổ tiên cần
cù, kiên nhẫn biết sống thiết thực và biết tổ chức cuộc sống một cách thích
đáng để đối phó với vận mệnh khắc nghiệt của mình.
Cái giá trị tranh đấu chúng ta nhận thấy
trong cái tính chất thiết thực ấy lại tuồng như chỉ là tiêu cực.
Ngay trong văn hoá bình dân, cái văn hoá
phát triển ở ngoài phạm vi ảnh hưởng trực tiếp của Hán hoá, tuy có lộ rõ cái
tinh thần chống đối luân lý lễ giáo của nhà nho, thế mà cũng chỉ là sự chống đối
của kẻ yếu.
Có những người sau khi làm tròn phận sự
một người quân tử ở đời thì rũ sạch nợ trần đi tìm nhàn hạ ở nơi thôn dã, hay
có người bất bình với thời thế khiến mình không thể làm tròn phận sự được mà đi
tìm an ủi ở sơn lâm, nhưng thảy đều là những người chỉ cầu tự nhiên cấp cho những
thú thanh cao để di dưỡng tính tình mệt mỏi, chứ không ai dám đem tâm trí mà
tìm tòi mà tra hỏi tự nhiên.
(1) bò
lan như cây cỏ
Đào Duy Anh
Việt
Nam văn hoá sử đại cương, 1950
0 nhận xét:
Đăng nhận xét