Nhật ký 2011( tuần VII--VIII)

13-2

   Nhiều năm nay, truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp được coi là đầu vị của các số báo tết. Năm nay thì không.
    Trước rằm tháng giêng, cùng với một độc giả SG vốn ngưỡng mộ Thiệp từ xa,  tôi đến thăm tác giả của Thương nhớ đồng quê, những mong chia sẻ cái cảm giác của người không đồng hành với cuộc sống văn học hôm nay, nhưng lại vĩnh viễn là người của cái thời đại lớn chưa biết bao giờ kết thúc này.
    Đến nay vẫn không ai vượt nổi Thiệp trong việc viết về con người VN cũng như nói chung là tình trạng phi nhân văn bi thảm của đất nước sau chiến tranh. Tôi nghĩ sức hút của Thiệp với độc giả nước ngoài là ở chỗ ấy.   



Nguyễn huy Thiệp&V-T-N
   Thiệp lại còn biết đặt cái hiện tại vào chiều sâu của thời gian, đặt cái sự vừa chết lặng vừa nhốn nháo hôm nay trong mòn mỏi của miền quê Bắc bộ nhiều đời ly loạn.
      Vào những ngày này, tin tức trên báo thấy đưa nhiều về các dạng cướp bóc. Tôi thường vừa đọc tin vừa mang máng nhớ lại những trang truyện Nguyễn Huy Thiệp, ở đó chất thơ của cuộc đời len lỏi như được gạn lọc từ cuộc sống đầy bạo lực trong quá khứ.
     Người bạn vừa từ SG ra nói rằng sao nhìn mặt đàn ông Hà Nội người nào cũng ác, đàn bà thì đầy khao khát và cả một thoáng dâm đãng. Tôi không tìm cách bác ngay được. Chỉ nghĩ lại gặp một nạn nhân nữa của Nguyễn Huy Thiệp rồi. Thiệp đã in dấu vào cách nghĩ của nhiều người. 


14-2
TẾT & RÁC
    Phần lớn các bài báo nói về Tết và lễ hội, đều có nói qua tới rác. Báo Tiền phong khái quát hơn, chụp nhiều ảnh để minh họa ngoại thành Hà Nội với bộn bề ngổn ngang những đống rác lớn.
      Nhìn những tấm ảnh, điều thấy gợn lên rõ nhất lại là thái độ thản nhiên của con người khi ném rác. Họ ghê sợ cái thứ họ và gia đình họ vừa thải ra đó, và sung sướng rằng mình thoát được nó. Hết nợ! Còn sống chết mặc bay, từ nay rác đã là của ai chứ không phải là của mình, bao nhiêu bẩn thỉu hôi thối phá hoại môi trường đã có thiên hạ cùng chịu.
     Cái gọi là ý thức của con người hiện nay được khơi gợi chỉ là không vứt rác bừa bãi mà phải” vứt vào nơi quy định”.
     Nhưng tôi tưởng nó còn bao hàm cả cái quan niệm về trách nhiệm của mình và thái độ khi xả rác mà tôi vừa ghi nhận.
     Xa hơn nữa, thử nghĩ lại cái chính là ở đâu?  Chúng ta có một cách sống vụng về luộm thuộm thô thiển, làm được một ít đồ tinh thì tốn không biết bao nhiêu đồ thải, tức sản xuất ra quá nhiều chất độn, bã, rác, để chúng quay lại đầu độc môi trường và chính ta.Trình độ trung cổ hôm qua cộng với những thói quen tiêu dùng hiện đại hôm nay hùa nhau lại làm cho con người quen với việc ngập giữa các loại rác rưởi và chỉ lo đối phó vặt.


18-2
NGƯỜI TẦU CÓ MẶT
     Tiếp tục cái ý lễ hội là đời sống thu nhỏ, tôi đọc được trên mạng một phát hiện: lễ hội đang có  dấu ấn Trung Hoa. Và dấu ấn  này  có mặt khăp nơi.
    Giờ đây ở những lễ hội người ta treo rất nhiều đèn lồng và dựng những đôi nghê - biểu tượng văn hóa phương Bắc mà gần như quên mất lá cờ Phướn và con chó đá canh đền của dân tộc Việt từ ngàn đời nay.
    Trên các sạp hàng quà tặng phục vụ khách thập phương tràn ngập các biểu tượng văn hóa nước ngoài: con Tỳ Hưu thu hút tài, lộc; tượng Quan Vân Trường múa trượng, Khổng Tử đọc sách, Gia Cát Lượng phe phẩy quạt nghĩ mưu... hay các đồ phong thủy...Vì lý do gì mà chúng ta chưa làm quà lưu niệm trên hình mẫu Hai Bà Trưng, Đức Thánh Trần, Lý Thường Kiệt... hay những biểu tượng văn hóa Việt Nam phong phú khác ?
      Phải chăng các nhà đầu tư của chúng ta có xu hướng làm những việc lớn hơn như xây chùa lớn nhất, ngọc Phật lớn nhất mà bỏ qua việc nhỏ như đồ lưu niệm?
       Sự nô dịch văn hóa thường bắt đầu từ cuộc xâm lăng của những tên lính tiền trạm - đó là các biểu tượng văn hóa, rất cụ thể và đời thường, nó lan tỏa từ từ, không rầm rộ nhưng bền bỉ và quyết liệt.
    Chẳng cứ lễ hội, nhìn kỹ thì cái gì của chúng ta chẳng mang dấu ấn người Tầu. Tách ra là chuyện khó. Gỡ ra cho thoát còn gì là thân. Mà cái khao khát được tách lại không bao giờ nguôi ngoai cả, thế mới khổ!
Tự hiểu mình hơn qua lễ hội

17/02/2011 10:17' AM

Ai đọc cổ tích Tấm Cám hẳn nhớ chi tiết mẹ con Cám ghét Tấm, ghen tị với Tấm muốn hành hạ Tấm. Biết Tấm thích đi hội làng, mẹ Cám trộn thóc lẫn với gạo bắt Tấm chọn xong mới được đi. Chi tiết đã quá quen thuộc nhưng chỉ hôm nay tôi mới hiểu. Sức lôi cuốn của lễ hội thật dai dẳng. Có một ma lực nào đó cứ lôi cuốn tôi mặc dù lý trí đã bảo tôi rằng không nên đi tìm ảo ảnh. Mỗi năm mỗi có thêm những lễ hội tổ chức kém, luộm thuộm cẩu thả, nó là tình trạng chung của các hoạt động công cộng hiện nay...


19-12
VĂN CHƯƠNG & LẼ HỘI
     Giá kể có thời gian, nên tìm xem lễ hội được nhắc tới như thế nào trong văn học tiền chiến.
     Lúc này đây, chỉ mới nhớ được Nguyễn Bính.



Đường vào chùa Hương


Chùa Hương xa lắm em ơi
 Đò giang cách trở chịu thôi cô mình
 Câu này anh nói thực tình
  Có đi thì phải cho anh mượn tiền
 Chùa Hương ví độ đường liền
 Anh xin điểm chỉ cả nghìn ngón tay
Để dành tấm áo mẹ may
 Để dành em ạ tới ngày đôi ta...
Về việc bẻ hoa lễ hội Tết Dương lịch

02/01/2009 01:17' PM

Điều này đã từng diễn ra ở Lễ hội Hoa anh đào tháng 4 Hà Nội cùng năm. Những người có văn hóa như bị nghẹn lại, bàng hoàng mà chỉ có thể tức giận run lên trong ý nghĩ:


 
Trong một số TT&VH gần đây, một nhà nghiên cứu nói tới sự bành trướng của tiểu thuyết ba xu.Thời tiền chiến cũng có một dòng như thế. Còn thơ Nguyễn Bính nói ở đây nói nôm na là thơ tán gái. Trước khi lưu truyền, bài thơ  có một địa chỉ cụ thể của nó.


   Tinh thần văn hóa HN hôm nay,  tôi ngờ là cái tinh thần của đám dân buôn bán thời tiền chiến phố cổ và sau này là Hà Nội vùng tạm chiếm. Một tí kinh doanh. Một tí mê tín. Một tí học đòi Tây Tầu. Và một tí lưu luyến những ảnh hình nông thôn chân quê mơ mộng.Lễ, Hội, và Tết

16/02/2007 07:53' PM

Lễ – Hội – Tết lấy tự nhiên, vũ trụ làm trục dọc, và nhân sinh làm trục ngang, hòa hợp cả với trời đất và con người. Và đương nhiên, trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, nhất là cuộc sống hiện đại ngày nay, có những lễ-hội-tết bị làm cho phai mờ đi, và cũng có những lễ-hội-tết được làm cho đậm nét hơn...
Nguyễn Bính sống một phần với đám độc giả đó.


20-2
 VĂN NGHỆ & ĐỜI SỐNG

     Nhân chuyện lạm phát,  thử ghi lại một lối chơi chữ không thuần thục tự nhiên lắm, nhưng vẫn là một cách nói buộc người ta phải chú ý:
       Giá như giá cả phá giá, mà có người phải trả giá, thì chắc chắn cái giá phải trả sẽ rất đáng giá, nếu không sẽ chẳng bao giờ có chuyện xuống giá, kết quả tất yếu là mất giá.


Trung Quốc của George Orwell?

    “ Giả thuyết tại Bắc Kinh là chính quyền cần can thiệp một cách chủ động hơn nữa để đối phó với nạn bất công. Nhưng vấn đề thật sự ở đây là các quan chức chính quyền đang có một vai trò thống trị quá lớn trong việc chỉ định kẻ thắng và người thua trong bất cứ khía cạnh nào của cuộc sống. Việc thiếu trách nhiệm, cùng với thói quen cố hữu là bênh vực gia đình và bạn bè, đã làm lớn thêm cái vòng tuần hoàn ác nghiệt, trong đó quyền thế tạo ra tiền bạc và tiền bạc mua được ảnh hưởng. Theo một thăm dò mới đây của YouGov và Học viện Legatum ở London, 93% doanh nhân Trung Quốc xem mối quan hệ với quan chức chính quyền như là yếu tố quan yếu cho sự thành công của doanh nghiệp.
      Trung Quốc ngày nay cũng giống như Trại Súc Vật của George Orwell, một số súc vật thì bình đẳng hơn những súc vật khác.”      
      Tôi chép lại đoạn này từ một bản tin để xác nhận cho mình một lần nữa rằng có lúc văn chương báo trước sự xuất hiện của các hiện tượng đời sống và có thể dùng các tình tiết trong văn chương để miêu tả đời sống.


CỦA NGƯỜI PHÚC TA
       Không phải người dân không biết là họ hư hỏng, họ đối với nhau tệ bạc, buôn bán theo lối bắt chẹt nhau.
        Nên khi nào muốn chứng tỏ được mình tử tế rộng rãi, người ta chộp ngay lấy, vênh vang vì nó, ra cái điều  mình vẫn sống “có trời có phật” cả đấy.
      Hàng ngày đi chợ, tôi nhận thấy các bà bán hàng ở Hà Nội tỏ vẻ xởi lởi hẳn lên khi cung cấp cho bọn tôi mấy cái túi ny lông.
       Có gì đâu, giá túi rất rẻ, và như vậy chỉ cần một chút chi phí nhỏ mà có ngay cái tiếng tốt. Còn như cái chuyện túi làm hỏng môi trường, người ta không cần biết. Nói cách khác, người ta lấy tài sản nhà nước để chi cho nhau thoải mái. Bảo là của người phúc ta là vậy.
        Nhiều ông cán bộ nhà nước bây giờ cũng thế. Cứ mang đại của nhà nước đi bố thí.


25-2
SỰ CÓ MẶT CỦA CÁC  NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
    Đang trong những ngày chuẩn bị bầu cử Quốc hội. Một vấn đề được nêu là không nên để các nhà hành pháp có mặt qúa nhiều trong cơ quan lập pháp. Trên Tuần VN 23-2, có bài Chủ tịch tỉnh không nên làm Đại biểu Quốc hội, sau đổi là Vừa đá bóng vừa thổi còi. Thấy toát ra một ý chính: phải có các nhà lập pháp để giám sát hoạt động của chính quyền.
      Trong một lần lang thang trong phòng sách Thư viện Khoa học xã hội, tôi tìm thấy cuốn Chế ước quyền lực nhà nước của Nguyễn Đăng Dung do Nhà xuất bản Đà Nẵng cho in 2008.
 Cả phần đầu cuốn sách được viết  với hai ý :
   - Một là sự cần thiết của nhà nước. Nói như Thomas Hobbes trong cuốn Leviathan,  cuộc sống mà không có nhà nước hiệu lực để duy trì trật tự  thì sẽ rất đơn độc, nghèo nàn, đồi bại,  tàn bạo và ngắn ngủi.
   - Hai là khi đã có quyền lực rồi thì sự lạm dụng quyền lực lại rất dễ dàng xảy ra. Bởi vậy phải có sự chế ước.
     Ở trang 55 cuốn sách, tôi đọc được một đoạn dẫn lại ý của Thomas Madison, người thường được mệnh danh là cha đẻ của Hiến pháp Hoa Kỳ, như sau:
      Bản thân chính quyền là gì nếu không phải là sự phản ánh rộng lớn nhất trong mọi phản ánh về bản chất con người.
     Nếu con người là những thiên thần thì sẽ không cần thiết phải có chính quyền.
     Nếu các thiên thần đóng vái trò cai quản thì sẽ không cần phải có sự kiểm soát với chính quyền dù từ bên ngoài hay bên trong.
     Trong việc tạo khuôn khổ cho một chính quyền do con người quản lý con người, điều khó khăn nhất là ở chỗ: trước hết, chính quyền phải có khả năng kiểm soát những người bị quản lý; kế tiếp, chính quyền phải có khả năng tự kiểm soát mình “.    
         Tác giả tập sách là một giáo sư khoa luật.
      Trong lúc những quyển tiểu thuyết xoàng xĩnh cũng được báo chí lăng xê thì những công trình nghiên cứu khoa học có thể trực tiếp tham gia vào các vấn đề đời sống như thế này chỉ được in ở một nhà xuất bản địa phương và gần như không hề được nhắc nhở trên mạng.


27-2
THỜI TA GIỐNG NHƯ THỜI NÀO TRONG QUÁ KHỨ?
Một cách tự phát mà xem ra rất hợp quy luật, các tài liệu lịch sử chính thống thường viết thời ta giống thời các vua Trần đánh quân Nguyên, thời Lê Thánh Tông xây nền thịnh trị, thời Tây Sơn mở đầu cho việc thu giang sơn về một mối. Nhiều người dân thường cũng nghĩ thế.
Tôi thì lại cho rằng thời ta giống với thế kỷ thời vua Lê chúa Trịnh các thế kỷ XVII XVIII hơn cả.  Đọc lại Đào Duy Anh, thấy phần này được ông viết rất kỹ. Hiện lên trên các trang sách là một xã hội phân liệt, các nhà nước Đàng Trong Đàng Ngoài đều quân sự hóa cao độ, sau này có làm kinh tế, mở ngoại thương giao thiệp gì với nước ngoài thì cũng theo tư duy của các người làm quân sự đó mà tiến hành.
  Ở cuối chương XXXV sách  Lịch sử VN từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX  Đào Duy Anh còn “ bỏ nhỏ” một nhận xét: “đây là thời thống nhất bị phá và biên cương bị lấn”
  Gần đây hơn, các tài liệu mà các giáo sĩ và thương nhân vào VN  thời kỳ này viết lại và vừa dược dịch in khá đầy đủ trong bộ sách Ngàn năm Văn hiến cho biết thêm:
Đây là thời mà người phương Tây vào VN nhiều hơn hết và họ đi khắp các xó xỉnh, tiếp kiến với đủ loại từ các quan chức hạng thấp cho tới tận các vị chúa. Nhờ thế con người VN xã hội VN nhìn dưới nhãn quan phương Tây có dịp hiện ra đầy đủ.
Các chúa Trịnh --tính ra đến chín đời tiếp nối—đã sáng tạo ra một hình thức chuyên chế đặc biệt kiểu VN. Chuyên chế bằng cách không đảm nhận vai trò người đứng đầu. Mà nhường cho vua Lê danh nghĩa thiên tử. Nhờ thế càng tự do hành động hơn.
Các giáo sĩ còn cho biết dòng họ Trịnh có nhiều người điên và người cuối cùng là Trịnh Bồng thì bỏ đi tu. 


  QUAY CUỒNG ĐI TÌM BẢN SẮC
 Cái cây đang thẳng đem uốn cho cong đi, hòn đá phẳng đem đẽo gọt cho hốc hác ra …những đồ đạc làm hợp khuôn phép thì biến đổi cho lệch lạc đi, xống áo dùng đã có phép tắc thì cải biến thêm bớt. Tất cả lễ tiết về giao tiếp thù tạc ăn uống cư xử đều bị sửa lại, mỗi ngày mỗi khác đua nhau chuộng lạ. Nếu có người nào không chịu thay đổi  thì lại hùa nhau chê cười.


     Trên đây là một nhận xét Phạm Đình Hổ viết trong Vũ trung tùy bút về văn hóa Kẻ Chợ thế kỷ XVIII. Nó nói với ta về một tình trạng có thực trong thời con người đang đi tìm mình. Trong quá trình này, không thể thiếu vai trò của việc tiếp nhận văn hóa nước ngoài. Nó là cần thiết. Nhưng chúng ta lại không biết làm. Trong khi nhận ra sự kém cỏi của bản địa và ngợp trước các thứ hương xa hoa lạ, đồng thời một tâm lý quay cuồng về bản sắc thức dậy trong con người, như một phương thức tự vệ. Cái còn lại là kỳ dị và bất lực.


Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét